Tổ chức văn bản ngôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 90 - 101)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.4 Tổ chức văn bản ngôn từ

Bằng góc nhìn và tư duy nghệ thuật mới về hình ảnh con người thời hiện đại các nhà văn đã hướng ngòi bút của mình tìm hiểu thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy u uẩn bên trong mỗi con người. Hà Thị Cẩm Anh với nỗi lòng tha thiết quan tâm đến số phận, cuộc đời của những người dân Mường, bà đã hướng ngòi bút của mình vào việc miêu tả khám phá, lí giải hành động và tâm lí để sáng tỏ thế giới nội tâm của nhân vật. Truyện ngắn của bà thấm đượm chất trữ tình và chủ yếu là kiểu cốt truyện tâm lí, thường khó tóm tắt nội dung câu chuyện, và đôi khi chỉ là những cảm giác, cảm xúc tinh tế đan dệt trong tâm hồn nhân vật. Nhà văn thường không hay đặt nhân vật vào những xung đột mạnh mẽ để nhân vật có hành động bứt phá, vượt thoát, mà ở đó họ thường được đặt vào trong những hoàn cảnh éo le, ngang trái để từ đó thể hiện được những tính cách phẩm chất tốt đẹp của họ. Là một cây bút nữ chuyên viết về thân phận con người trong cộng đồng Mường, Hà Thị Cẩm Anh đã thể hiện được khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật với những trạng thái, cung bậc tình cảm phức tạp khác nhau trong tâm hồn và trái tim của nhân vật. Nhà văn đã khéo léo tạo ra những tình tiết, hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật bộc lộ nội tâm một cách rõ nét, sâu sắc và chân thực nhất.

Chỉ với một hoặc vài chi tiết trong truyện nhà văn đã khắc họa thành công những suy nghĩ, những cảm xúc phức tạp của nhân vật. Hoàn cảnh và môi trường sống miền núi đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người ở nơi đấy. Rừng núi ngút ngàn, nương rẫy bao la, cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên đã tạo nên nét tính cách hồn nhiên, mộc mạc, trong trẻo nhưng chân thật của họ. Nhà văn đã miêu tả nội tâm của nhân vật với lời độc thoại thể hiện suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở, suy tư ...cùng các trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật. Đó là nỗi đau, sự ân

hận, day dứt khôn nguôi trong lòng của nhân vật người mế (Suối lạnh) khi biết được

sự thật về người yêu - kẻ bộ đội đào ngũ ấy chưa chết, đột ngột trở về khiến cô rơi

vào trạng thái choáng váng, mê sảng nói lảm nhảm như một người điên: “Ta đã sai.

Ta trở thành người đàn bà mù cả hai mắt vì yêu. Ba mươi năm qua ta cứ tưởng người đó vì cứu ta, cứu con mình mà chết. Nhưng hoá ra không phải anh ta! Thế thì

loạt câu hỏi được đặt ra diễn tả tâm trang đau đớn, xót xa vì sự cả tin, sự hi sinh vô nghĩa của cô cho hắn. Bằng những lời độc thoại nội tâm của nhân vật mế trong lúc nửa tỉnh, nửa mê khiến người đọc xót xa, thương cảm cho nỗi đau của bà khi bà luôn cảm thấy như là mình có tội khi bị kẻ gian lấy mất hài cốt của người yêu vì chúng

tưởng là của quí khi bà cứ khư khư ôm chặt ở trên tàu: “Nhưng thật không ngờ ta lại

đau hơn. Ta lại gây thêm tội lỗi mới. Tội lỗi này mới thực sự nhấn ta chìm tận đáy vực Mổ Bông đen ngòm. Vì chuyện này mà ta không thể đi bước nữa để tìm kiếm

hạnh phúc cho mình. Ta đã nguyền rủa, đã sỉ vả mình suốt bao nhiêu năm” [10,tr.

114]. Bao nhiêu năm nỗi đau không thể nguôi ngoai, không biết san sẻ cùng ai ? Đây là những lời đô ̣c thoa ̣i bằng lời nói trực tiếp của nhân vật . Kiểu lời độc thoại ấy cũng xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật Cầm (Bài xường ru từ núi) với lời trăn trở , lo lắng trong lòng khi cô nghĩ về thâ n phâ ̣n và đứa con của mình : “Mình phải làm sao để khi thằng Sáng lớn lên cuộc đời của nó nhàn nhã hơn? Thằng Sáng nhất định phải được ăn no, phải được mặc ấm và nhất là phải được học hành đến nơi, đến

chốn để nên người” [10,tr.256]. Người phụ nữ Mường ấy lúc nào cũng chỉ biết làm

việc cật lực, chăm sóc hết lòng; chỉ biết sống vì con dù cho hoàn cảnh có khốn khổ đến đâu, họ vẫn cố sức chịu đựng, và sẵn sàng hi sinh tất cả cho đứa con yêu quý của mình. Nỗi lòng xót xa, những lời tâm sự đẫm nước mắt của người mẹ nghĩ về đứa con khi sinh ra trên đời đã không có cha được thể hiện thật cảm động qua những

lời độc thoại của nhân vật. Còn là nỗi lòng của cô gái trẻ (Quả còn) cùng với những

lời độc thoại diễn tả nỗi khát khao, sự chờ đợi mòi mòn về tình yêu thật mong manh

nhưng cũng thật tha thiết, đắm say: “Bây giờ anh đang ở đâu? Người con trai ấy

của lòng chị bây giờ ở đâu? Sao anh không trở về như đã hứa mà tung quả còn qua cái vòng tròn duyên số có gián giấy hồng điều trên ngọn cây cao cho von ấy cho chị? Không biêt bây giờ quả còn - trái tim của chị tặng anh có còn bên anh hay mất

rồi?” [10,tr.282]. Hay nỗi đau đớn cùng cực của người em gái (Một nửa của người

đàn bà) khi cô phát hiện ra một sự thật bất ngờ, phũ phàng khiến cho cô không cất

nên lời: “ Một cái tên và một chữ ký làm tôi choáng váng. Tôi chỉ kịp vài giây nhận

ra chữ ký của chồng mình rồi toàn thân tôi lạnh toát. Hàm cứng lại. Tôi ngất đi.”

Khi miêu tả nhân vật, Hà Thị Cẩm Anh không chỉ sử dụng những lời độc thoại để miêu tả nội tâm nhân vật mà còn hay sử dụng kiểu độc thoại bằng lời nửa trực tiếp. Độc thoại bằng lời nửa trực tiếp là nhà văn trực tiếp miêu tả phân tích tâm lí nhân vật trong sự hòa quyện lời tác giả vào lời của nhân vật khiến ta khó phân đi ̣nh rõ ràng, rạch ròi đâu là lời nhân vật , đâu là lời tác giả. Miêu tả nhân vâ ̣t qua lời đô ̣c thoa ̣i nửa trực tiếp là mô ̣t thủ pháp nghê ̣ thuâ ̣t thường gặp trong truyê ̣n ngắn của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh . Hầu hết các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh được viết dưới dạng người kể chuyện xưng “tôi”. Với hình thức này người kể chuyện tham gia vào câu chuyện như một nhân chứng, cũng là cách làm tăng độ tin cậy của bạn đọc đối với tác phẩm. Nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự, suy tư, cảm xúc của mình. Đứng ở điểm nhìn trần thuật này nhiều trường hợp giọng điệu tác giả và giọng điệu nhân vật hoà vào làm một.

Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tác giả đã diễn đạt những giằng xé, dằn vặt của nhân vật trước biến cố cuộc đời, tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu lắng. Với những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật bằng lời nửa trực tiếp, nhà văn đã thâm nhập

vào ý thức của nhân vật để diễn tả những cảm xúc xác thực của nhân vật tôi: “Tôi thì

không làm được như thế. Tôi không phải là một cô gái bình thường. Tôi không thể có ước mơ thông thường nhất là được yêu đương, được làm vợ, làm mẹ như bất cứ một cô gái nào ở mường Vang. Tôi phải tách mình ra khỏi bầy đàn mới mong tồn tại

được. Muốn tồn tại tôi phải tìm cho mình một cuộc sống riêng” [10,tr.384]. Có những

câu chuyê ̣n người đo ̣c dường như khó có thể phân biê ̣t đâu là gio ̣ng nhà văn đâu là giọng nhân vật . Nhà văn và nh ân vâ ̣t dường như nhâ ̣p làm mô ̣t: “Đàn bà thì lúc nào chả phải chịu thiệt thòi. Mường này, đất nước này thiếu gì những kẻ bị mắc tiếng oan như tôi. “Phúc đức tại mẫu mà!”, cái gì tốt đẹp thì người đàn bà được hưởng không đáng là bao. Những cái gì không tốt đẹp thì họ cứ oằn lưng ra mà gánh. Người đời cho rằng: Một người mẹ độc ác thì đứa con phải gánh tội thay. Tôi nghĩ mãi cũng không ra là mình đã ăn ở độc ác như thế nào để con tôi nó phải chết oan uổng như thế? Tôi đã điuh nó ra vào rừng voà rẫy. Nó bị phơi sương, phơi nắng cả ngày rồi còn bị muỗi độc, muỗi đót đốt. Thằng bé bị suốt cao co giật. Thương con đứt từng khúc ruột, tôi dành phải liều thân bế nó chạy về làng. Người già xua duổi mẹ con tôi

đã đành,những kẻ mặc áo trắng được mang danh là mẹ hiền ở cái trạm xá mường Ca Da kia cũng quay mặt làm ngơ, tôi biết còn kêu ai được nữa? Con tôi có tội gì đâu?”

[10,tr.339]. Ta thấy được tiếng lòng của người phụ nữ, người mẹ qua những lời thoại nửa trực tiếp, nhà văn sử dụng lớp từ đặc tả những khoảnh khắc của tâm trạng, bộc lộ lối cảm nhận trực giác tạo nên sức ám ảnh đối với người đọc. Qua từ “tôi nghĩ”, “tôi biết”, “tôi phải”... thật sự làm người đọc xúc động khi đọc những đoạn độc thoại nửa trực tiếp này của nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh.

Tóm lại, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã mô tả thành công tâm lý nhân vật qua

độc thoại nội tâm bằng thứ ngôn ngữ đầy tính trực giác và linh cảm. Cây bút truyện ngắn này cũng đã bộc lộ khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi của tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn của người dân xứ Mường. Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, người đọc cảm nhận đó như là tiếng lòng của người phụ nữ viết nên từ những trải nghiệm thực tế của bản thân. Dù là lời lẽ sắc sảo, góc cạnh hay những từ mộc mạc mang tính khẩu ngữ đời thường hay thứ ngôn ngữ mang tính biểu cảm đầy nữ tính, thì ẩn sau những câu chữ đó vẫn luôn là những tiếng lòng, là những dự cảm

xót xa về thân phận con người được viết ra từ trái tim của một người phụ nữ luôn

muốn hướng ngòi bút của mình vào hiện thực muôn mặt của cuộc sống - trong đó có số phận của những người DTTS nói chung, người Mường nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Khảo sát hệ thống truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh có thể thấy rõ các phương thức tổ chức thế giới nghệ thuật của bà hết sức thành công. Từ tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật đến tổ chức tình huống truyện và cốt truyện đến tổ chức văn bản ngôn từ đều thành công, tạo nên sức hấp dẫn riêng, độc đáo cho truyện ngắn của bà. Đây cũng là một đóng góp của Hà Thị Cẩm Anh trong nghệ thuật viết truyện ở bộ phận văn xuôi các DTTS Việt Nam đương đại.

Trong việc tổ chức không gian nghệ thuật, Hà Thị Cẩm Anh đã đưa người đọc đi vào khám phá thế giới nghệ thuật ở cả hai khía cạnh là không gian địa lí và không gian văn hóa. Trong không gian địa lí, chúng ta nhận ra không gian sống với bức

tranh thiên nhiên rộng lớn của đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Trong không gian văn hóa, chúng ta được hòa mình trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân xứ Mường với đầy đủ các lễ hội, các phong tục tập quán của người Mường xưa và nay. Nhà văn cũng rất thành công trong việc tổ chức thời gian nghệ thuật ở cả quá khứ, hiện tại và đan cài hai chiều thời gian trong quá trình tổ chức tác phẩm. Khi xây dựng tác phẩm, nhà văn cũng chú trọng vào việc tổ chức tình huống truyện và cốt truyện. Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh luôn hấp dẫn người đọc bởi những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn, tình huống li kì, kịch tính. Bản tính nhân văn đã giúp nhà văn xây dựng các cốt truyện kết thúc có hậu; hay xây dựng cốt truyện gấp khúc, vừa hiện thực vừa huyền ảo cùng với việc tổ chức tốt văn bản ngôn từ để tạo nên sức hấp dẫn riêng.

Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, người đọc cảm nhận đó như là tiếng lòng của người phụ nữ viết nên từ những trải nghiệm thực tế của bản thân. Dù là lời lẽ sắc sảo, góc cạnh hay những từ mộc mạc mang tính khẩu ngữ đời thường hay thứ ngôn ngữ mang tính biểu cảm đầy nữ tính, thì ẩn sau những câu chữ đó vẫn luôn là

những tiếng lòng, là những dự cảm xót xa về thân phận con người được viết ra từ trái

tim của một người phụ nữ luôn muốn hướng ngòi bút của mình vào hiện thực muôn mặt của cuộc sống ở xã hội nông thôn miền núi và đời sống của người DTTS Việt Nam ngày hôm nay. Đó không còn dừng lại ở đam mê viết của một cây bút mà còn là ý thức trách nhiệm của một nhà văn có trái tim nhân hậu.

KẾT LUẬN

Trong đời sống văn xuôi Việt Nam hiện đại thì bộ phận văn xuôi DTTS đã có những đóng góp đáng trân trọng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, giàu màu sắc cho thể loại văn học quan trọng này của dân tộc. Kể từ những năm 60 (thế kỷ XX) cho tới nay, đã có nhiều thế hệ tác giả văn xuôi DTTS nối tiếp nhau tích cực sáng tác và đã khẳng định được sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà. Trong đó các nhà văn dân tộc Tày chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó là dân tộc Thái, tiếp đến là dân tộc Mường với các tên tuổi tác giả qua các thời kỳ như: Vương Anh, Quách Ngọc Thiên, Hà Lý, Bùi Minh Chức, Hà Thị Cẩm Anh Bùi Thị Tuyết Mai, Hoàng Thanh Hương... Trong đó nữ nhà văn Hà Thị Cẩm Anh là một đại diện tiêu biểu, xuất sắc của các nhà văn Mường nói riêng, của các nữ nhà văn DTTS ở Việt Nam nói chung. Các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh luôn thể hiện niềm yêu thương chan chứa, sự cảm thông chia sẻ và nỗi trăn trở, xót xa với mảnh đất xứ Mường, với những thân phận con người ở vùng núi miền Trung đầy nắng, gió và các điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt này.

Hà Thị Cẩm Anh là một nữ nhà văn DTTS tiêu biểu thời kỳ văn học đương đại. Những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh tập trung viết về con người, về phong tục, tập quán, về thiên nhiên nơi xứ Mường. Đặc biệt là nhà văn đã giành nhiều tâm huyết và tài năng vào việc xây dựng thế giới nhân vật trong cuộc sống của cộng đồng Mường qua các chặng đường lịch sử. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đã được hiện lên với vẻ đẹp về ngoại hình, vẻ đẹp về tâm hồn, về trái tim và tấm lòng giàu đức hi sinh của họ. Họ thường được đặt trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt, đầy khó khăn và thách thức, nhưng dù họ có bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa thì trong họ vẫn luôn le lói, ấp ủ những ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, một hạnh phúc đời thường với một sức sống mãnh liệt, một niềm tin sắt đá.

Với cái nhìn đa chiều về cuộc sống và con người miền núi thời kỳ hiện đại, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã đi sâu vào khai thác những cuộc đời, những số phận khác nhau của những người miền núi với bao niềm vui, tự hào, cũng như bao nỗi buồn, nỗi cay đắng, nỗi oan ức thiệt thòi của họ. Họ là niềm tự hào của quê hương miền núi,

nhưng họ cũng là nạn nhân đau khổ của những hủ tục nặng nề nơi xứ Mường xa xôi; là nạn nhân của niềm tin, của tình yêu bị đánh cắp bởi những kẻ ích kỷ, thủ đoạn, độc ác, bạc tình, bạc nghĩa; là nạn nhân của mặt trái xã hội trong cơ chế thị trường thời mở cửa... Là một người con của xứ Mường với những trải nghiệm đầy xót xa, với những sự quan sát tinh tế và với tấm lòng cảm thông, yêu thương, chia sẻ của mình,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)