Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.3 Tổ chức tình huống truyện và cốt truyện

3.3.2.3. Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo

Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo chính là kiểu cốt

truyện hậu hiện đại: Truyện lồng trong truyện, cắt dán, xáo trộn (không có mở đầu và kết thúc)” [64,tr.175]. Qua việc tìm hiểu các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh chúng tôi thấy kiểu cốt truyện này chiếm số lượng không nhiều trong sáng tác của bà, nhưng cũng đã xuất hiện kiểu cốt truyện này. Điều đó tạo cảm giác mới lạ, tò mò, hấp dẫn người đọc. Đó là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, xen lẫn cuộc sống sinh hoạt của con người. Cảnh vừa như thực, vừa như mơ, thực thực, ảo ảo. Tất cả như vẽ ra trước mắt người đọc những bức tranh được dán chồng lên nhau, khó nhận biết. Với

truyện ngắn Quả còn, nhân vật người con gái xinh đẹp ở mường Bi phải sống cô đơn

suốt 40 năm trời cô chỉ biết làm bạn với khu rừng thân thuộc của mình mỗi khi buồn

bã, cô đơn: “Chị có một khoảng rừng, một vùng đất yên ổn cho riêng chị. Khoảng trời

thần tiên giữa rừng xanh với những thiên thần nhỏ bé là những chú khỉ lông vàng,

những con chim và đàn bướm trắng” [10,tr.285]. Thiên nhiên muông thú như những

người bạn hiền, chia sẻ vui buồn với chị trong suốt bấy nhiêu năm. Không gian đượm màu cổ tích. Truyện ngắn Giải vía thì không gian hiện thực lại được đan xen với những

tình tiết của câu chuyện đã xảy ra cách đây vừa tròn chẵn trăm năm: “Người con dâu

họ Bùi này đúng là nàng mường Ai đi cớt luân hồi. Tính tình y chang như thế: Xinh đẹp, thích một mình dạo chơi trong rừng, nhìn thấy con thú nào của rừng xanh cũng thật đáng quý, đáng yêu! Ai mà biết cách đấy một trăm năm thật giả thế nào?”

[10,tr.520]. Đến nay cũng chỉ vì chị luôn yêu thương, cứu và che chở những con thú đáng thương, khuyên can chồng không nên giết hại thú rừng - một thú vui của tay thợ săn lão luyện - mà anh ta đã bỏ rơi chị. Nhà văn đã tạo dựng yếu tố hiện thực xem lẫn yếu tố huyền ảo trong câu chuyện khiến người đọc thêm tò mò và cứ muốn dõi theo câu truyện và số phận của nhân vật.

Còn trong truyện ngắn Gốc gội xù xì nhà văn đã xây dựng những chiết hiện thực trong câu chuyện được đan xen với những chi tiết huyền ảo tạo nên một cốt truyện hấp dẫn với người đọc. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời, số phận của một cô gái sinh ra bị tật nguyệt không được hưởng hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Thậm chí ngay cả người mẹ sinh ra cô khi bế ẵm và cho con bú là một cực hình đối với bà.

Đứa con luôn làm cho bà khiếp sợ và đau đớn vì hình hài, gương mặt dị dạng, xấu xí. Và khi lớn lên cô gái ấy không tin vào mắt mình khi soi vào ang nước nhìn thấy

khuôn mặt xấu xí của cô: “Tôi chỉ còn là một con thú. Một con vật lạ hình người đi

được bằng hai chi sau” vì thế cô đã bỏ vào rừng sống, nhưng chính nơi này cô lại tìm

được sự đồng cảm của cây gội già tàn tật. Tiếng của cây gội thì thầm và rất ấm nói

với cô: “Ai bảo là con tàn phế? Không đúng đâu con à?...Con chỉ bị tật thôi mà! Con

bị tật, nhưng miễn sao trong lòng con không bị tật. Con phải sống thật đẹp, thật vui thì lòng con mới thanh thản được. Đúng không con? Lòng con thanh thản tức là con

đã chữa lành những dị tật trên cơ thể của con rồi” [10,tr.381]. Và lá của cây gội như

bàn tay nhăn nheo của bà ngoại: “Bàn tay yếu ớt của người già đã nhiều lần xoa dịu

nỗi đau trên da thịt đứa cháu yêu” [10,380]. Cây gội che chở, bao bọc trở thành ngôi

nhà của của cô, tiếp thêm cho cô nghị lực và sức sống để cô đến được với hạnh phúc đích thực của đời mình đó là được sống trong tình yêu của một chàng trai Mường tốt bụng có một gia đình hạnh phúc. Trong câu chuyện ta thấy yếu tố huyền ảo đã tạo nên nét hấp dẫn qua không gian, cảnh sắc của khu rừng yên ả, với gốc gội già nua xấu xí tuy nó đã ngàn năm tuổi nhưng nó vẫn bao dung với con người biết bao. Cây gội là ngôi nhà, nơi che nắng, che mưa, nơi bao bọc cho cô gái có số phận không may mắn,

nơi loài thú hoang dã và quý hiếm tìm về. “Con người. Loài thú hoang dã. Rừng già

dựa vào nhau, nương tựa vào nhau mà sống một cuộc sống bình yên và phẳng lặng”.

Không gian ấy đã khiến cho bao nhiêu muộn phiền nơi miền núi, những khó khăn nhọc nhằn những tưởng chẳng thể nào vơi đi, nhưng ở đây, chỉ cần nhìn cảnh vật ấy, khung cảnh ấy thì hình như bao nhiêu muộn phiền đều được giảm đi, nỗi buồn như được xóa tan đi bởi cảnh vật nên thơ huyền ảo.

Với cách miêu tả vừa hiện thực vừa huyền ảo, mỗi trang viết trong truyện của mình, Hà Thị Cẩm Anh đã tạo nên một sức hút kì diệu, lôi cuốn người đọc tìm hiểu, khám phá. Điều này không chỉ bộc lộ đặc điểm riêng trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn mà còn là một đóng góp của Hà Thị Cẩm Anh trong nghệ thuật viết truyện ngắn trong văn học các DTTS nói riêng, trong văn học Việt Nam đương đại nói chung. Điều đó cũng tạo nên vị trí, diện mạo của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại viết về đề tài DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)