Thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.2 Tổ chức thời gian nghệ thuật

3.2.2.1 Thời gian quá khứ

Truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh hầu hết là những tác phẩm viết về những chiêm nghiệm cuộc đời của bà, là hình ảnh phản chiếu cuộc đời nhà văn. Cho nên, nhiều tác phẩm mang đậm đặc các yếu tố văn hóa, tâm linh cũng như kí ức tuổi thơ, tuổi trẻ của Hà Thị Cẩm Anh. Những tác phẩm ấy sẽ đưa ta về với thời gian của quá khứ ngập tràn trong dòng kỉ niệm buồn có, vui có của tác giả về quá khứ ở xứ Mường trong hồi ức của nhà văn. Trong dòng hồi ức ấy, chúng ta dễ nhận ra các yếu tố văn hóa Mường không dễ gì tìm thấy trong xã hội hôm nay.

Trong tác phẩm của mình, một cách để tái hiện lại không khí xưa, Hà Thị Cẩm Anh đã khá khéo léo đưa vào những tín hiệu văn hóa. Trong mỗi tác phẩm của nhà văn ít nhiều đều phảng phất những nét riêng của văn hoá, phong tục, tập quán truyền thống của mảnh đất xứ Mường yêu dấu. Đó là hình ảnh ngững mái nhà sàn truyền thống; tục ăn hỏi, ở rể, cưới xin, cúng ma, giải vía; lễ hội mùa xuân; âm thanh tiếng cồng chiêng… Tất cả hiện lên trong tác phẩm như những dòng hồi ức đưa ta trở về với xứ Mường thuở xưa chỉ có trong thời gian quá khứ mà nhiều khi rất khó tìm trong cuộc sống hôm nay.

Nhà văn đã dẫn dòng hồi ức trở về thời gian quá khứ trong chiến tranh với hình ảnh cô gái Mường trong trang phục dân tộc mình với bộ váy cóm và những chiếc thắt lưng có thêu hoạ tiết cây, cỏ đã làm mê đắm những anh bộ đội trong chiến tranh.

Trước vẻ đẹp của Niên, Đán không khỏi rung động và đắm say: “Đôi mắt đen sáng

ngời ngợi của thiếu nữ Mường cụp xuống, hai má đỏ lựng. Đán cười vì từ đầu đến chân, bộ váy, cóm, chiếc thắt lưng bằng lụa sồi màu xanh lá mạ, chiếc khăn đội đầu bằng thổ cẩm của cô ta dính đầy những cánh hoa cải vàng nên trông giống hệt một con ong” [6,tr.57].

Người ta thấy trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh còn có những lễ hội cồng chiêng Mường tràn ngập trong sắc điệu văn hóa. Đó là không khí lễ hội của những

ngày xuân, khắp đất trời đều tưng bừng, rộn rã âm thanh “tiếng cồng, tiếng chiêng,

tiếng hát xường, đối đi, đáp lại của đám con gái, con trai, rồi tiếng nói, tiếng cười,

tiếng reo hò ầm ĩ từ trong làng theo gió chập chờn vọng đến” [6,tr.55]. Cùng với lễ

hội thì âm thanh tiếng cồng, tiếng chiêng cũng thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá của dân tộc Mường. Mỗi khi có đám hội, âm thanh huyền bí của tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên làm thổn thức trái tim của bao chàng trai và cô gái. Không những vậy, tiếng chiêng ấy còn là tiếng gọi, là sợi dây nối chặt tinh thần đoàn kết của cộng đồng Mường. Trước nỗi buồn đau, con người có thể đánh lên tiếng chiêng để nó ngân vang, xua tan nỗi cô đơn, u ám. Tiếng chiêng ấy chính là tiếng nói tâm hồn chứa chan tình yêu thương và tinh thần cộng đồng của người Mường. Thứ âm thanh đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người Mường còn có thể sẻ chia, cảm thông với mọi nỗi buồn đau của con người.

Đọc những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta hiểu hơn về thế giới tâm linh trong văn hóa của người Mường xưa, hiểu thêm về tục lệ ngày Tết, cưới hỏi, tục lệ buộc vía cho đôi lứa, tục lệ mo Mường cho người mất…Người Mường cũng có cây nêu, có tục lệ ném còn của đám thanh niên, có bánh chưng xanh được gói bằng gạo nếp nương trong ngày Tết. Thời gian quá khứ trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đưa ta về với không khí tết xưa của người Mường: “Người già thì trồng cây nêu. Thanh niên làng Chiềng Đông thì trồng cây đu ở trước cửa đền Rồng. Chôn cọc còn ngoài bãi Mổ.... Bọn con gái thì kín đáo hơn, tụm năm tụm ba với nhau sửa lại những tua còn bị đứt từ hội xuân năm ngoái và may thêm những chiếc còn mới, có rất nhiều tua rua xanh, đỏ để thi đấu với hội còn làng khác của Mường Yến. Đàn bà thì đem lá dong, đem hông gỗ, niếng đồng xuống bến tắm của làng ở suối Rạc Trong mà cọ rửa. Tối đến, khắp cả làng Chiềng Đông, gầm sàn nhà ai cũng thậm thịch tiếng chày giã gạo đến khuya. Bếp nào cũng muốn giã cho xong những mẻ gạo nếp nương thơm

nhất để kịp gói bánh chưng vào chiều hai mươi chín Tết” [3,tr.78].

Trong văn hóa Mường xưa, còn có các tục lệ ăn hỏi của người Mường, là những áng mo Mường. Mo Mường chính là một trong những nghi lễ quan trọng của hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Mường đã được lưu giữ từ lâu đời. Bởi vậy, trong tâm linh của đồng bào Mường thì mo Mường dẫn đường cho cho con nguời trở

về với cội nguồn tổ tiên: “Mo Mường hay lắm, càng nghe càng muốn nghe thêm. Có

nghe mo Mường mới biết cội nguồn, ông cha người Mường ta. Không nghe Mo Mường không quen được mụ Dạ Dần. Không quen được Lang Cun Cần. Không biết được cây chu đá, lá cây chu đồng đâu !” [1, tr.15]. Trong đời sống tinh thần của người Mường thì ông Mo là người có vai trò rất quan trọng. Đối với từng cá nhân thì ông mo là người thực hiện toàn bộ những nghi lễ cần có trong một đời người. Ông mo là người sống chân thành, luôn dành tình cảm yêu thương cho mọi người trong thân tộc hay cộng đồng người Mường nói chung, là người kết nối thế giới mường

Trần với thế giới mường Ma. Ông ậu ở mường Dồ trong Làng tôi có chú Đỏ Khờ

một người luôn đi mo để cầu phúc chữa bệnh cứu người. Ông say sưa những câu mo

Mường đến nỗi quên cả lấy vợ, đẻ con“Ông mo Mường rất giỏi, những câu mo do ông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)