Khái niệm về thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.2 Tổ chức thời gian nghệ thuật

3.2.1 Khái niệm về thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một khái niệm dùng để chỉ yếu tố thời gian được nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Đó là “hình thức quan trọng để thể hiện cuộc sống”

[46;tr.243]. Thời gian nghệ thuật không giống với thời gian thực ngoài đời vì nó không chỉ biểu hiện về thời gian mà còn chứa đựng những quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thời gian.

Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn là một trong những yếu tố rất quan trọng, là tín hiệu nghệ thuật để khám phá tác phẩm. Theo Trần Đình Sử thì thời gian nghệ thuật chính là “những hình thức nghệ thuật quan

trọng để thể hiện cuộc sống”[57,tr.243]. Nó không chỉ đơn giản là quan điểm của tác

giả về thời gian mà còn là hình tượng sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian, ý thức về sự tồn tại của mình. Cũng theo Trần Đình Sử và nhóm tác giả biên soạn cuốn Tự sự học khẳng định, thời gian là “một trong những phương tiện

hữu hiệu để tổ chức nội dung nghệ thuật” [60,tr.63]. Thời gian ảnh hưởng trực tiếp

đến sự phát triển của cốt truyện, tổ chức kết cấu truyện. Sự thể hiện thời gian nghệ thuật thay đổi theo ý đồ sáng tác của nhà văn cùng với bối cảnh ra đời tác phẩm. Trong văn học cổ Việt Nam, thời gian gắn với vòng trầm luân của vũ trụ nên đời người được tính bằng vạn đời, vạn kiếp, nghìn thu,… Đến văn học hiện đại, khái niệm thời gian nghệ thuật được mở rộng, không bó hẹp, công thức mà co duỗi theo quan niệm và ý thức thời gian của tác giả.

Trong văn học cổ điển Việt Nam, do ảnh hưởng của triết học phương Đông mà thời gian được tính theo sự tuần hoàn. Nghĩa là nó gắn với kiếp luân hồi và được lặp lại theo mùa, theo tháng, theo năm. Trong văn học hiện đại, với tư duy văn hóa phương Tây du nhập vào, thời gian trong tác phẩm văn hoạt cũng linh hoạt tùy theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó có thể là một khoảnh khắc, có thể là cả một đời người, có thể là quá khứ, có thể là hiện tại hay mơ tưởng ở tương lai. Ví dụ trong

truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả thời gian nghệ thuật theo cả

quá khứ (Liên hồi tưởng về những ngày ở Hà Nội), hiện tại (khoảnh khắc lặp lại hàng ngày) và tương lai (mơ tưởng).

Cách sắp xếp thời gian trong tác phẩm thể hiện sự sáng tạo và mang phong cách riêng của nhà văn. Thời gian nghệ thuật có thể quay ngược về quá khứ hoặc vượt qua hiện tại để đến tương lai. Thời gian trong truyện có thể dồn nén trong chốc lát và cũng có thể biến khoảnh khắc trong chốc lát thành vô tận, vĩnh viễn. Truyện ngắn là thể loại chi phối, gò bó của điều kiện thời gian bởi truyện ngắn đi vào một khoảnh khắc, một thời điểm của con người, một lát cắt trong cuộc đời con người. Thời gian nghệ thuật chịu sự chi phối bởi thế giới quan nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)