Không gian địa lí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.1 Tổ chức không gian nghệ thuật

3.1.2.1 Không gian địa lí

Mỗi nhà văn đều gắn bó với một mảnh đất, một miền quê cụ thể. Bởi vậy, trong các sáng tác của họ ít nhiều đều phảng phất những nét riêng của văn hoá, phong tục, tập quán truyền thống của mảnh đất đã sinh thành ra họ. Đọc các sáng tác của Cao Duy Sơn, Vi Hồng, Triều Ân…ta đã hiểu được phần nào vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Đó là tập quán săn bắn, là phiên chợ tình hay tục tảo mộ của người Tày được thể hiện đậm nét trong các sáng tác của Cao Duy Sơn. Cũng như những nhà văn DTTS khác, Hà Thị Cẩm Anh sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Mường Thanh Hoá nên từ lâu văn hoá Mường đã ngấm sâu vào tâm hồn nhà văn. Mỗi trang viết của bà đều đau đáu một tình yêu và thái độ trân trọng trước đất Mường. Nhà văn không chỉ tái hiện lại những giá trị văn hoá truyền thống mà còn thổi vào đó linh hồn, sức sống thiêng liêng của dân tộc mình. Ta thấy sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đã lưu đậm dấu ấn về miền đất và con người xứ Mường.

Lần theo từng trang sách, điều làm ta xúc động là tâm hồn bản mường, đeo bám lấy từng nhân vật, làng mạc, cây rừng, núi non, sông ngòi… trong tác phẩm của chị. Cùng với những trang văn của bà, người đọc được sống với hai trải nghiệm. Hoặc là được sống với thiên nhiên núi rừng tuyệt đẹp, con người và văn hóa mường thú vị trong ký ức, hoặc hồn mường đang bị khuất lấp, bị mai một, bị tàn phá trong hiện tại. Đặc biệt trong tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh, con người và thiên nhiên hòa làm một, rất có hồn.

Nhà văn nhập thân vào thiên nhiên để nói lời, cùng sự sống bất tử, nhớ nhung quê hương, bản quán, có khi là là lời cảnh tỉnh trước hủy hoại của lòng tham, sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức, nhân phẩm của con người… Nông thôn mới, với những lợi ích, cũng không ít điều bất cập. Nhất là sự can dự của con người vào thiên nhiên không đúng cách đã làm chúng bị tổn thương, hủy hoại mất đi vẻ đẹp kỳ vĩ. Thiên nhiên là niềm yêu say đắm mà đọc văn Hà Thị Cẩm Anh ta cảm nhận được. Con người tốt đẹp hay không có phần thể hiện rõ ở sự ứng xử với thiên nhiên. Đó cũng là một nét đẹp tâm hồn con người nói chung và nổi bật ở người Mường. Nét riêng đó thấm vào con người nhà văn, từ khi còn là một đứa trẻ đã rất nhạy cảm. Vì

thế tình yêu quê nhà đã là hành trang theo bà về phố thị. Hình như nhà văn chẳng thay đổi gì, dù đã rời quê lâu. Trang viết của bà vẫn lấp lánh nỗi nhớ tiếng suối chảy, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhớ nhà sàn, nhớ tiếng mõ trâu, nhớ điệu xường mường Ai, thung lũng Si Dồ…nôn nao. Không có những âm thanh quen thuộc đó hẳn đã không nuôi lớn được tâm hồn văn chương ở nhà văn. Và từ những hoài niệm đó đã dắt dẫn nhà văn về với xứ Mường. Ngược lại, xứ Mường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn cũng mộc mạc, tự nhiên như chính hơi thở của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)