Cốt truyện kết thúc có hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 79)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.3 Tổ chức tình huống truyện và cốt truyện

3.3.2.1. Cốt truyện kết thúc có hậu

Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại thì kiểu cốt truyện truyền thống - miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, lối kết thúc có hậu là tương đối phổ biến. Nhưng trong toàn bộ sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, khi khảo sát chúng tôi nhận thấy chỉ có 3/41 truyện ngắn của nhà văn là sử dụng cốt truyện theo dòng thời gia tuyến tính, còn phần lớn là kiểu cốt truyện hiện đại: miêu tả gấp khúc, đảo lộn thời gian và lối kết thúc mở .

Trong truyện ngắn Ngược chiều cửa mở tác giả kể lại với một trình tự hợp lí và miêu tả sự đổi thay của bản làng trước công cuộc đô thị hóa với tốc độ mau chóng ở thời mở cửa - đã lôi cuốn hai mẹ con vào cơn lốc thị trường. Nhà văn đã miêu tả cuộc

sống của người dân mường Chiềng nghèo đói “quanh năm suốt tháng làng buồn hiu

hắt”. Trước khi chưa có chuyện “mở cửa” làng nghèo nhưng yên ả, đến khi có công

cuộc “mở cửa” thì cuộc sống của người dân ở đây có khấm khá hơn: “Người mường

Chiềng đã biết bán, biết mua. Biết trao đổi những thứ làm ra từ vườn, từ chuồng để

đem về nhà những thứ giá trị hơn cho cuộc sống hằng ngày” [10,tr.353]. Cuộc sống

hàng tỉnh ùa vào mường Chiềng, rồi việc đóng cửa rừng như mẹ tôi nói đã hiện rõ hình hài” [7,tr.353]. Sự thay đổi của xứ Mường được nhà văn miêu tả rất cu ̣ thể và theo trình tự thời gian trước sau. Ngày xưa những cánh đồng chật hẹp của mường Chiềng chỉ cấy được một vụ thì giờ đã cấy thêm được vụ nữa. Những khu đồi, khu rừng trước đây mạnh ai người nấy phá, khỏe ai người nấy trồng thì bây giờ đã thành những khu rừng tái sinh. Người dân được vay vốn trồng rừng. Sự thay đổi này kéo theo cơ chế thị trường ùa vào mường Chiềng với nhiều ngóc nghách. Bắt đầu bằng việc Cả Sún - Văn Sướng ôm về mường Chiềng một đôi loa cỡ đại, bán vé chiếu phim chưởng Hồng Kông sự kiện ấy

giống như bị nhiễm phải căn “dịch bệnh” khát tiền: “Cả làng, cả mường bếp nào cũng

chỉ nghe bàn đến mỗi chuyện tiền” [10,tr.357]. Vì đua nhau kiếm tiền nên từ việc trồng rừng tái sinh thì bây giờ lại lao vào phá rừng, chặt trộm gỗ bán cho lâm tặc. Có kẻ thì dẫn thân vào bãi vàng tìm kiếm may rủi. Ngay cả hai mẹ con, (mẹ và con gái) - những người phụ nữ Mường - thành trì cuối cùng để bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa quê hương - cũng mau chóng "hòa nhập" với cuộc sống hiện đại, đối mặt với thách thức, hiểm nguy, cùng sự khốc liệt của cơ chế thị trường. Người mẹ bán căn nhà sàn cổ, bán cả 5 héc ta rừng đã khép tán... để dựng quán bán hàng tạp hóa và “bán cả cơm khi có người đặt ăn nữa”. Rồi người mẹ trở nên khéo léo, lẳng lơ mời chào, chèo kéo khách... Rồi cũng "để tiện" và có cơ hội cho chuyện làm ăn, buôn bán người mẹ đã quan hệ "bồ bịch" với Cả Sún - Văn Sướng - thằng con trai của chủ tịch xã chỉ đáng tuổi con mình. Nhà văn miêu tả sự đổi thay nhanh chóng qua từng ngày của người mường Chiềng nói chung, của những người phụ nữ Mường nói riêng - theo xu hướng lợi ít, hại nhiều.

Một điểm đáng chú ý là trong rất nhiều truyện ngắn của nữ nhà văn có lối kết

thúc có hậu chiếm gần một nửa. Ví dụ như các truyện: Cha mẹ và tôi...và, Mưa bụi,

Bài xường ru từ núi, Quả còn, Giải vía, Mẹ tôi, Gốc gội xù xì, Bình minh xanh...

Những truyện ngắn có kết thúc có hậu đã chứng tỏ tinh thần lạc quan và nghị lực sống của người Mường nên họ đã chiến thắng tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Lối kết thúc có hậu trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng thể hiện rõ sự ảnh hưởng của lối kết thúc của truyện cổ dân gian. Trong các câu chuyện ấy mang hơi thở của những triết lí dân gian như “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”... Đọc truyện ngắn Cha mẹ và tôi...và - ta thấy số phận của nhân vật giống như những nhân vật

trong các câu chuyện cổ tích. Nhân vật người mẹ trẻ trải qua bao khó khăn, đau khổ, bị người làng khinh rẻ, xua đuổi, chịu oan ức suốt 30 năm, chị sống trong sự sỉ nhục của dân làng, trong nỗi đau không cất được thành lời nên đã bị “câm bặt” không nói năng và giao tiếp với ai; nhưng cuối cùng chị cũng được hưởng hạnh phúc thật sự. Lời khẳng định của người chồng sau 30 năm gặp lại khiến chị vỡ oà trong niềm vui

bất tận: “Anh biết. Anh biết mà. Chúng ta sẽ bắt đầu làm lại từ đầu. Con bé đã có cả

cha lẫn mẹ rồi. Nó sẽ đi học chữ. Nó sẽ có người thân và bạn bè” [10, tr.304]. Đọc

Bài xường ru từ núi, ta thấy quy luật nhân quả được nhà văn chiêm nghiệm qua số phận của Lâm và mẹ anh ta. Chỉ vì trước đây mẹ Lâm đã chê cô Cầm là “người nhà gác” nên đã tìm mọi cách không cho hai người lấy nhau. Và sau này chính bà gặp lại Cầm mà không biết nên đã kể lại câu chuyện với chị. Quy luật “nhân quả báo ứng” thể hiện rõ khi con trai bà phụ bạc tình xưa lấy phải người vợ chẳng ra gì. Lâm đã bị cô ta bày mưu lừa lấy hết tiền của rồi tống anh vào nhà thương điên. Còn cuộc đời mẹ Lâm thì khổ sở, nghèo khó. Bà lão bán hàng nước, chắt bóp chi tiêu cũng chỉ đủ tiền vào viện thăm con. Ngược lại, Cầm là người phụ nữ Mường đảm đang tháo vát và giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh nên cô vừa nuôi con khôn lớn lại vừa có tiền có của. Đó là một kết thúc có hậu với những người tốt như Cầm và là bài học để đời cho những người sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không biết đến nỗi đau đớn bất hạnh của người khác. Đến với Cây gội già tàn tật, Quả còn, Giải vía ta ngỡ như mình đang lạc vào thế giới cổ tích. Bởi kết thúc các truyện ngắn này đều có hậu và nhuốm

màu hồng của thế giới cổ tích đầy huyền diệu. Truyện Cây gội già tàn tật có môtip

quen thuộc của truyện cổ tích, đó là những người xấu xí nhưng có phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn được hạnh phúc mỉm cười. Cô gái có khuôn mặt xấu xí, dị dạng cũng đã từng khao khát hạnh phúc nhưng không bao giờ cô dám nghĩ là mình có thể với tới hạnh phúc. Dường như có một phép màu kì lạ của bà tiên trong thế giới cổ tích, một ngày kia cô đã được một anh cán bộ tốt bụng, hào hiệp thương yêu, nâng đỡ và lấy làm vợ vì đã phát hiện ra bao cái đẹp ẩn sau khuôn mặt xấu xí của cô. Giấc mơ hạnh phúc của cô đã trở thành hiện thực khi cô có một gia đình yên ấm thực sự với người chồng và một cô con gái rất xinh đẹp. Cô đã được học chữ, được chồng dạy cho bơi lội và đã đoạt giải A trong cuộc thi vượt sông Mã của huyện Si Dồ. Như vậy, câu

chuyện Cây cội già tàn tật đã truyền đến cho người đọc ánh sáng của niềm lạc quan để con người luôn tin vào chính mình, tin rằng với những con người tốt, cùng lòng

nhân ái thì không gì là không thể trở thành hiện thực. Trong truyện ngắn Giải vía

cũng như vậy. Nhân vật người phụ nữ Mường đẹp người, đẹp nết nhưng lại bị chồng rời bỏ, lìa xa chị suốt 20 năm vì không cùng “chí hướng” với anh ta (một kẻ chuyên săn bắn, giết chóc thú rừng làm niềm vui). Chị phải sống trong cô đơn, lạnh

lẽo, “chị lại cảm thấy ngôi nhà gác của chị sao rộng thế? Sao mà lạnh lẽo, vắng vẻ,

và chông chênh đến thế? Chị ứa nước mắt” [10,tr.524]. Nhưng rồi hạnh phúc cũng

đến với chị, chị đã có đôi có lứa khi còn một người đàn ông tốt bụng, thuỷ chung

yêu chị: “Tết này anh sẽ giải vía cho em. Người đàn bà cô đơn ngước mắt nhìn lên.

Chị bước qua số phận mình giữa lúc giao thừa” [10,tr.526]. Tình yêu “đích thực”

đủ sức mạnh “giải vía”, cởi trói cho trái tim người phụ nữ đã bị giam cầm trong suốt 20 năm qua. Chất nhân văn thấm đẫm trong những câu chuyện “cổ tích” đời thường đó của Hà Thị Cẩm Anh.

3.3.2.2. Cốt truyện gấp khúc

“Cốt truyện theo thời gian gấp khúc là cốt truyện không theo trình tự biên niên mà có sự đảo lộn, đan xen giữa quá khứ và hiê ̣n tại”[33,tr174]. Đọc truyện ngắn của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, ta bắt gặp rất nhiều cốt truyện được sắp xếp theo kiểu thời gian đảo ngược và gấp khúc. Cốt truyện được tổ chức theo kiểu này chiếm số lượng lớn trong số đó những truyện viết về cuộc đời, thân phận người Mường chiếm một số lượng khá lớn. Việc tổ chức cốt truyện theo kiểu thời gian gấp khúc, đảo ngược vừa khiến câu chuyện biến động liên tục (như cuộc sống vốn có), vừa là sự phản chiếu số

phận của nhân vật ở những quãng thời gian khác nhau. Những truyện ngắn Suối lạnh,

Cha mẹ và tôi...và, Đêm tháng tám, Mưa bụi, Bài xường ru từ núi, Mẹ tôi, Gốc gội xù

xì, Cuộc đời bị đánh cắp... đều mở đầu bằng những trang đời hiện tại của cuộc đời

nhân vật rồi lật ngược về quá khứ để đi tìm nguyên nhân, lí giải nguồn cội của nó. Kiểu kết cấu này thường gây hấp dẫn và kích thích trí tò mò của người đọc. Nó như một lực hút khiến người đọc muốn tìm đến những dòng kể tiếp theo để hiểu rõ hơn về số phận của từng nhân vật. Dường như kiểu kết cấu đảo ngược này rất phù hợp để nhà văn phản ánh về những số phận của người phụ nữ Mường chịu nhiều oan khuất,

bất hạnh, éo le, trắc trở trong cuộc đời nhưng vẫn giữ được những tính cách và phẩm

chất tốt đẹp. Mở đầu truyện ngắn Suối lạnh là sự trở về đột ngột của người cha khiến

cho nhân vật mế choáng váng, đổ sụp xuống rồi ngất đi. Và sau khi tỉnh lại dòng hồi ức trong quá khứ đau buồn lần lượt hiện về trong lời kể của “tôi” và theo tâm trạng của nhân vật. Người đọc chăm chú dõi theo câu chuyện cuộc đời của nhân vật mế luôn có sự đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Hiện tại mở ra bằng hình ảnh:

“Bà quỳ xuống giữa dòng nước chảy xiết. Quỳ thật lâu, và cứ thế ngửa mặt lên trời. Bà khóc rồi lại cười. Bà cười ngây ngô như một đứa trẻ bị mắc lỗi. Cuối đông, trời mù mịt mây. Những giọt mưa lâm thâm, nhẹ như sương mù đỉnh núi nhưng lạnh buốt da, buốt thịt cứ phả đều đều. Rét căm căm. Mặt mế tôi tím ngắt, ướt đẫm nước mưa

lẫn nước mắt” [10,tr104]. Từ thời gian hiện tại ấy dõi theo nhân vật trở về với thời

gian của thời chiến, theo dòng thời gian ấy cuộc đời, số phận của nhân vật dần dần được hé mở. Càng dõi theo ta càng thấy được những tình tiết đầy sự éo le, đau khổ, của một người phụ nữ thuỷ chung, son sắt hết lòng chăm sóc con và bố chồng suốt 30 năm qua. Nhân vật mế đã nhận thấy một hiện thực phũ phàng khi cô hết lòng yêu thương, trao thân gửi phận và có quyền xem mình là một người vợ, luôn tin tưởng vào phẩm chất cao quý của người cha dành cho con gái mình - thì giờ đây trong cuộc sống hiện tại cô nhận thấy mình là người không còn gì, đã mất hết tất cả khi “người

đó” trở về với một hình hài khác, một tâm hồn khác: “Ta đã khóc kiệt khô sức lực vì

người đó! Ta đã khổ sở biết bao? Thế mà... Thế mà bây giờ người đó trở về đuổi ta ra khỏi nhà mình, ngôi nhà của ta! Vườn đào của ta! Ta sẽ bị mất hết thật hay sao?”

[10,tr105]. Cuộc đời hiện tại đau khổ bao nhiêu thì ký ức của quá khứ càng dội về rõ rệt bấy nhiêu. Sau ba mươi năm tưởng rằng nỗi đau đã nguôi ngoai nhưng khi có sự trở về của người xưa lại sống lại trong cô một quá khứ dữ dội, đau xót. Hiện tại xen lẫn với quá khứ, giữa cái đang ở trước mặt và cái đã thành kỉ niệm xưa in dấu trong cuộc đời nhân vật mế mà đã khiến cho mế luôn cảm thấy day dứt và ân hận. Những dòng hồi tưởng về quá khứ toàn những khổ đau bất hạnh, éo le trong cuộc sống nhưng người phụ nữ đó vẫn rất đỗi mạnh mẽ, nghị lực và kiên cường sống tiếp. Khi xây dựng cốt truyện theo dòng thời gian gấp khúc đảo ngược trong tác phẩm, nhà văn đã miêu tả lại cuộc đời, số phận cùng nỗi đau của nhân vật, điều này khiến trái tim

người đọc như xót xa, cảm thông cho cảnh đời đầy sự trớ trêu, éo le và bất hạnh của

nhân vật mế. Trong Chuyện xưa nhà văn mở đầu câu chuyện bằng cuộc nói chuyện

của nhân vật Nam và “tôi” ở nhà của trưởng bản Hà Văn Giác. Cuộc đời của nhân vật vạ Cát được tái hiện qua lời kể của Nam và nhân vật “tôi”. Nam kể về cuộc sống hiện tại của vạ Cát còn “tôi” người biết rõ sự tình về cuộc sống đầy vất vả và nỗi oan mà vạ Cát phải chịu đựng theo suốt cuộc đời được dấu chặt trong bóng tối đầy sự bất công. Theo mạch đối thoại của nhân vật “tôi” cuộc đời quá khứ của vạ Cát được hiện lên với bao đau khổ, bất công ngang trái. Bắt đầu từ việc vạ xin đi Thanh niên xung phong nhưng không được nhận vì đã có chồng; sau đó vạ được chọn vào Trung đội trực chiến, trực tiếp bắn may bay Mỹ. Nhưng có một ngã rẽ trong cuộc đời của vạ Cát khi cô là người chứng kiến việc chồng mình khai nhận bắn rơi máy bay Mỹ không phải là sự thật - vì chiếc máy bay đã bị bắn cháy trước khi rơi xuống nơi trận địa pháo của người chồng vạ. Nhưng vì là người thẳng thắn nên vạ đã nói rõ chuyện này cho Bí thư Đảng uỷ xã biết. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh thật tinh tế, khéo léo khi đặt nhân

vật của mình rơi vào bi kịch của cuộc đời bất công đó là việc vạ Cát bị: “Quân dân

bắt tại nhà vì tội danh “chỉ điểm”. Vạ bị bắt giam ba ngày trong kho chứa phân đạm

của hợp tác xã” [10,tr143], nhưng đỉnh cao nhất của nỗi bất hạnh trong cuộc đời của

vạ lại chính là việc vạ bị vu cho là “ngoại tình”. Lời kể của nhân vật “tôi” về cuộc đời quá khứ của vạ Cát thật bùi ngùi, xót xa, thương cảm. Từ lời kể quá khứ ngược về

cuộc sống hiện tại của vạ Cát càng đáng thương hơn: “Không còn người thân, không

còn nhà, không còn đất ở làng Cốc Vàn” [10,tr132]. Vạ đã chết trong sự cô đơn, nghèo khổ trong cái bè rách nát của một đêm đông sương buốt giá. Sự đan xen các sự kiện thuộc hai thời điểm khác nhau (quá khứ, hiện tại) trong truyện ngắn này đã phản ánh được sinh động về những mảnh ghép của cuộc đời một người phụ nữ Mường xinh đẹp, khoẻ mạnh, chân thực, thẳng thắn nhưng phải hứng chịu nhiều oan khuất, thiệt thòi trong cuộc sống vốn đầy sự phức tạp, sự bất trắc và phản bội từ chính những người thương yêu nhất.

Truyện ngắn Mưa bụi cũng mở đầu bằng thời gian hiện tại khi nhân vật Đán quay trở về bến sông hoa cải vào ngày mưa bụi lây rây. Và bao kỷ niệm đẹp về tình

về phía những bãi rau cải vàng rực hoa. Ông đi ngược với dòng chảy của con sông... Những kỷ niệm của một thời trai trẻ trên bãi sông này cứ xối xả tràn về, khiến cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)