Tình huống truyện bất ngờ, kịch tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.3 Tổ chức tình huống truyện và cốt truyện

3.3.1.1. Tình huống truyện bất ngờ, kịch tính

Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh có thể thấy, nhà văn như dành sẵn bao tấm lòng ưu ái, yêu thương của mình cho biết bao mảnh đời, những thân phận về con người. Mà viết về họ thì có bao nhiêu là câu chuyện đau lòng, nhất là trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cuộc sống nghèo khó, túng quẫn ở thung lũng Si Dồ. Mỗi một câu chuyện được viết ra từ xúc cảm trào dâng của tác giả, và tình huống truyện xuất hiện hợp lí, thậm chí như một điều tất yếu của hiện thực. Trong truyện ngắn

Cha mẹ và tôi...và… tác giả tạo dựng một tình huống độc đáo làm nên sức hấp dẫn

không cưỡng được ở người đọc khi tiếp xúc với câu chuyện thấm đẫm tình người này được kể qua lời của nhân vật “tôi”. Người đọc từng bước dõi theo lời kể của nhân vật tôi khi nói về tình huống nhà có khách đến thăm. Cuộc viếng thăm của vị khách này cùng với thái độ ngạc nhiên “trời ơi! Giống quá.” Cùng những câu hỏi liên tiếp của nhân vật “tôi” mà vị khách không trả lời. Đã gợi lên hình ảnh về người mế. Một người mẹ trẻ xinh đẹp, giỏi giang bị oan uổng suốt mấy chục năm trời vì

cái tội “chồng đi bộ đội, chiêu hồi, đầu hàng giặc”. Người mẹ sống trong sự khinh

bỉ của bản mường, chịu khổ đau, uất ức, bế tắc tột cùng nên bị “câm bặt”. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống nghặt nghèo, một hoàn cảnh sống có vấn đề. Nhưng với chi tiết vừa nhìn thấy người khách, người mế bao lâu nay câm lặng không nói thì nay đã cất tiếng hỏi: “Mình ơi! Sao bây giờ anh mới về?”

[10,tr.303]. Một câu nói ngắn gọn nhưng đã lý giải một cách đầy đủ, ý nhị và sâu sắc tình cảm bền chặt của nhân vật mế, dù trải qua biết bao nhiêu biến đổi của thời

cuộc. Bà vẫn luôn gửi gắm, giữ vững niềm tin vào người chồng của mình: “Con à!

khiến cho kết thúc truyện trở nên thật ý nghĩa, hấp dẫn. Truyện ngắn Quả còn đã ghi lại tình huống gặp gỡ của cô gái Mường xinh đẹp với người chiến sĩ trẻ gặp trên

đường hành quân. Hai người cùng đối đáp hát xường nhưng :“Lệnh hành quân đã

phát xuống. Chị chỉ kịp dúi vào tay người lính hát xường quả còn lúc nào chị cũng cất trong người. Anh cầm quả còn rồi ngoái đầu nhìn chị. Em à! Hết giặc rồi anh sẽ

về Mường tìm gặp lại em!” [10,tr.279]. Chính tình cảm đó cùng với quả còn là chất

xúc tác dẫn đến tình huống gặp gỡ sau này của hai người. Câu chuyện kết thúc với một hạnh phúc ngọt ngào và viên mãn.

Cuộc sống khắc nghiệt thường dành những thiệt thòi, bất công cho những người phụ nữ bất hạnh. Tình huống truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đa phần hướng đến việc khắc sâu lòng nhân ái, bao dung, khơi tìm những phẩm chất tốt đẹp tưởng như có thể bị vùi lấp ở họ vì những nỗi lo toan cho cuộc sống gia đình. Ngòi bút Hà Thị Cẩm Anh còn đặc biệt chú ý xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người phụ nữ Mường giàu nghĩa tình thủy chung, sống trong hòa bình vẫn không quên những năm tháng cam go ác liệt của di chứng chiến tranh để lại. Trong truyện Mẹ tôi tình thế đặc biệt của truyện được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt đó là việc nàng Sam sinh ra một đứa con quái thai vì bị di chứng của chất độc da cam nên cô bị dân làng đuổi vào

rừng trong tình trạng tay không tấc sắt, không một hạt gạo, hạt muối “với đứa con bị

dị dạng còn đỏ hỏn trên tay”. Khi xây dựng tình thế này trong truyện ngắn của mình

nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ rõ nét tính cách, phẩm chất của một người phụ nữ Mường. Dù gặp phải cuộc sống khó khăn, vất vả, cực nhọc nhưng họ luôn giàu nghị lực sống, có niềm tin vào cuộc sống, sống bao dung bằng tình thương yêu đối với mọi người và đặc biệt là bản năng của một người mẹ với tình thương yêu dành cho hai đứa con nuôi cũng bị vứt bỏ trong rừng. Một nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh khi viết về thân phân, cảnh ngộ của người phụ nữ Mường. Điều này cũng được thể hiện qua truyện ngắn Cuộc đời bị

đánh cắp đó là tình huống truyện được nhà văn dẫn dắt một cách tự nhiên như chính

bản thân cuộc sống. Những chi tiết, tình tiết, sự kiện góp phần làm nên sức thu hút của tình huống truyện đã được nhà văn khéo léo chọn lọc từ những trải nghiệm của đời sống, đặc biệt là đời sống chiến trường. Ở đó, những sự ngang trái, bất thường, hi

hữu của đời sống đều có thể xảy ra. Khi cô thanh niên xung phong trên đường về tổng đội lĩnh thuốc cho trạm xá dã chiến, tình cờ cô gặp một sản phụ đang chuẩn bị sinh con. Vì tình thương cô đã giúp đỡ đẻ cho người thiếu phụ trong hang đá. Nhưng nhà văn thật khéo léo khi đưa vào một chi tiết tạo kịch tính cho câu chuyện. Sau một đêm chăm sóc ôm con cho người thiếu phụ ngủ, tỉnh dậy cô sững sờ hốt hoảng khi biết:

“Không thấy ba lô tư trang, quân trang, thuốc men đâu nữa. Toàn bộ giấy tờ, thẻ đảng viên, giấy chứng nhận thương tích của mấy lần bị thương phải điều trị đâu cả”

[10,tr.491]. Qua chi tiết này ta thấy cuộc đời nhân vật gặp nhiều bất hạnh: Bị mất tên tuổi, mất danh dự, không nơi nương tựa và bị hàm oan suốt cuộc đời. Nhưng tình tiết bất ngờ của câu chuyện chính là ở phần cuối tác phẩm khi nhà văn để cho nhân vật

của mình ra đi trong đau đớn tuyệt vọng: “Mẹ ngất đi không bao giờ tỉnh lại được

nữa” [10,tr.506]. Và người giúp trả lại tên thật cho bà (Bùi Thị Cúc - Nữ thanh niên

xung phong, là đảng viên), thực hiện ước nguyện của bà trước khi chết chính là cô con dâu tốt bụng, thấu hiểu được tình cảnh của người mẹ chồng với nỗi niềm đau đáu

hướng về quê hương. Truyện ngắn Một nửa của người đàn bà nhà văn đã khéo léo

xây dựng một tình huống truyện đầy kịch tính và bất ngờ. Tình huống truyện này gây được sự chú ý và kích thích trí tò mò của người đọc phải theo dõi hết câu chuyện mới biết được kết quả cuối cùng như thế nào. Câu chuyện xảy ra trong tình huống éo le của một người phụ nữ Mường xinh đẹp khi cô bị chính người chồng của mình lừa lọc, lợi dụng để hắn được tiến thân trên con đường sự nghiệp. Hắn đã lừa cô ngủ với một gã mà hắn giới thiệu là bạn học của hắn. Rồi lấy nó làm điều kiện ép buộc người

đàn ông kia để hắn ngồi vào “Cái ghế chủ tịch huyện Mường Dồ”. Trước tình cảnh

ấy cô cảm thấy ghê sợ hắn và quyết định đoạn tuyệt, cắt đứt mọi mối quan hệ “Chị

với hắn coi như đã tuyệt tình”. Truyện được xây dựng từ những chi tiết, sự kiện miêu

tả hành trình của nhân vật người chị qua lời kể của cô em gái. Rất nhiều chi tiết, tình tiết đã đan xen, gắn bó nhau để làm nên câu chuyện và làm bật ra tình huống truyện đầy sức hấp dẫn khi câu chuyện bắt đầu bằng việc đứa con gái của người chị cứ gặng hỏi bố mình là ai. Rồi đến tình tiết người chị kể lại câu chuyện đau lòng cô phải giấu

kín suốt những năm qua. Khiến cho người em gái phải thốt lên: “Chị tài thật! Chuyện

nói là sức chịu đựng của chị thật phi thường” [10,tr.481]. Lời nói ấy không chỉ cho thấy nhân cách cao đẹp của người phụ nữ Mường ở chị, mà còn cho thấy cách xử lí tài tình của nhà văn khi xây dựng tình huống hiếm gặp trong cuộc sống. Điều đó càng gợi cho người đọc sự tò mò muốn đọc hết câu chuyện xem cái nửa kia của chị và bố con Đậu là ai. Nhưng điều mà người đọc hoàn toàn không ngờ đến là nhà văn đặt

nhân vật vào trong tình huống truyện éo le, kịch tính đến bất ngờ hoá ra: cái nửa kia

của người đàn bà ở hai chị em chỉ là một người. Đứa con gái duy nhất của chị chính

là con của chồng người em.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)