Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 31)

CHƢƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Nhà văn Marxim Gorki từng quan niệm “Văn học là nhân học”, nghĩa là văn

học chính là khoa học về con người. Nói như vậy để thấy rằng, dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp thì yếu tố con người vẫn là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng. Trong tác phẩm văn học, con người không chỉ được miêu tả là con người tự nhiên hay con người xã hội chung chung mà là những hình tượng cụ thể mang đặc điểm riêng được xây dựng trên quan điểm thẩm mĩ và dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật.

Có thể nói, nhân vật mang dấu ấn cá nhân đậm nét của nhà văn. Nhân vật là nơi biểu hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Qua số phận, tính cách, hành động của nhân vật, nhà văn đã có sự cắt nghĩa, lí giải thông qua tất cả các biểu hiện của nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, người đọc nhận ra tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, về thế giới nhân sinh. Mỗi một giai đoạn lịch sử, kiểu nhân vật cũng được các nhà văn xây dựng theo cách khác nhau.

Trong văn học hiện đại Việt Nam cũng vậy, các kiểu nhân vật được thay đổi theo từng chặng đường phát triển của lịch sử xã hội. Trước cách mạng tháng Tám, nhà văn đi sâu khắc họa sự quẩn quanh, bế tắc của nhân vật. Ở đó, người đọc nhận ra cái Tôi cá nhân của tác giả trong việc thể hiện quan điểm nhân sinh của mình. Trong văn học kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, kiểu nhân vật lại được thay đổi theo chiều hướng phản ánh các vấn đề về chính trị - xã hội. Sau 1975, nhất là ở chặng đường đổi mới đến nay, nhân vật lại hầu hết mang cảm hứng thế sự. Nhà văn đi sâu vào miêu tả những vấn đề khác nhau trong đời sống hằng ngày của con người. Đặc biệt là các nhà văn đã xây dựng được những nhân vật đa tính cách. Điển hình như kiểu nhân vật vừa anh hùng vừa hèn hạ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập, kiểu nhân vật cô đơn đầy cay đắng nhưng cũng giàu nghị lực trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Hay nhân vật vừa đáng ghét vừa đáng thương như trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng.

Khảo sát hệ thống nhân vật của truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh, chúng ta có thể thấy, nhà văn đã xây dựng nên hệ thống nhân vật rất đa dạng. Dù khi viết về nhân vật người phụ nữ, nhân vật trẻ em hay các nhân vật có vai trò trong xã hội thì Hà Thị

Cẩm Anh đều gửi gắm trong đó cái nhìn riêng của mình về một vấn đề nào đó trong xã hội. Từ góc độ đó, nhà văn xây dựng trong trang văn của mình các kiểu nhân vật khác nhau, hành động khác nhau, tính cách và số phận khác nhau. Tuy nhiên, đa số tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh là viết về người phụ nữ. Căn cứ vào các truyện ngắn trong gần 10 đầu sách của nhà văn, chúng tôi đã phân loại và sắp xếp hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn thành các kiểu nhân vật như: nhân vật dị biệt, nhân vật cô đơn, nhân vật tự ý thức, nhân vật tha hóa.

2.2.1 Nhân vật dị biệt

Trong văn học nói chung, kiểu người dị biệt (nhân vật dị biệt) không phải là kiểu nhân vật mới xuất hiện. Trong văn học dân gian, kiểu nhân vật này là phổ biến. Đó là kiểu nhân vật dị hình dị dạng, nửa người nửa thú, nửa thần linh, nửa con người. Điều đặc biệt là trong các truyện cổ dân gian, kiểu nhân vật dị biệt hầu hết có sự tham gia của các yếu tố kì ảo hoặc yếu tố thần linh. Chẳng hạn như hình tượng nhân mã, nửa người nửa thần linh trong các truyện cổ Hi Lạp. Hay người biến hóa thành vật

như nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám,… Hay thần lấy người, người lấy

thần, người hóa thành vật, vật hóa thành người trong nhiều câu chuyện dân gian khác,…

Khác với văn học dân gian, con người dị biệt trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn hiện đại không nhấn mạnh đến yếu tố hoang đường, kì ảo. Đó là những nhân vật có ngoại hình, tính cách khác thường (bất thường) hoặc có một số phận đặc biệt. Sự dị biệt đó có thể thấy từ khi lọt lòng nhưng cũng có thể do quá trình sống, nhân vật bị xã hội làm cho trở nên dị biệt. Đó là những con người sinh ra là người nhưng gặp những chuyện không bình thường mà trở nên dị biệt ở cả ngoại hình lẫn tính

cách. Chẳng hạn như hai nhân vật chính Chí Phèo và Thị Nở trong truyện ngắn Chí

Phèo của Nam Cao, sự dị biệt được bộc lộ ở cả ngoại hình lẫn tính cách, nhân vật

Quaximodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victo Hugo vừa mù vừa dị

hình, dị dạng,… Tuy nhiên, cần phải xác định rõ, nhân vật dị biệt trong các tác phẩm được nhà văn xây dựng hoàn toàn không phải là mặt trái của xã hội mà là một góc khuất, một nạn nhân của xã hội. Do đó, chính những nhân vật này lại chở theo những quan niệm nhân sinh của nhà văn về xã hội, về con người. Mỗi giai đoạn lịch sử, kiểu

nhân vật này cũng được biểu hiện khác nhau. Trong các truyện ngắn trước năm 1945, hình tượng con người dị biệt được các nhà văn xây dựng chủ yếu phản ánh bản chất xã hội đã đẩy con người trở nên dị hình dị dạng, tha hóa, biến chất. Đến văn học giai đoạn 1945-1975, hình tượng nhân vật này ít xuất hiện vì nhiệm vụ của văn học giai đoạn này chủ yếu phản ánh và phục vụ đời sống cách mạng và kháng chiến. Do đó, văn học cần thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội, phản ánh yêu cầu của thời đại. Cho đến văn học giai đoạn sau 1975, nhất là từ sau đổi mới đến nay, kiểu nhân vật dị biệt lại xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn đương đại. Ở đó nhà văn gửi gắm những góc nhìn khác nhau của mình về xã hội và đời sống con người.

Khảo sát các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, chúng tôi thấy rằng, hầu hết ở các truyện ngắn của bà viết về những con người dị biệt đều vì một mục đích phản ánh một vấn đề nào đó của xã hội mà nhà văn muốn khái quát. Trong tập truyện và ký đầu

tay mang tên Người con gái mường Biện (gồm 10 tác phẩm, nhưng chỉ có 4 truyện

ngắn), kiểu nhân vật dị biệt đã xuất hiện. Đó là những đứa trẻ nạn nhân chất độc da

cam đã trở nên dị hình, dị dạng trong truyện ngắn Câu hát xường của mẹ. Đó là đứa

con đẻ của Út Sam sinh ra đã là một quái thai vì chồng đi chiến đấu ở mặt trận phía Nam. Trong một lần về phép, hai người đã có con, sau đó người chồng hi sinh, Út Sam đã sinh nở ra đứa bé này và bị người làng Chiềng đuổi vào rừng sâu. Đứa bé chết vì không có thuốc men, bị người làng ruồng bỏ. Đó là con Cài và thằng Mật, hai đứa trẻ bị bỏ rơi vì sinh ra bất thường về hình dáng. Con Cài bị đẻ rơi thiếu tháng ở rừng sâu khi mẹ đi nương rồi bị bỏ lại vì tưởng đã chết. Thằng Mật thì sinh là không lành lặn, lông mọc đầy người. Cả hai đứa trẻ được Út Sam nhặt được trong rừng. Cô đã đem về chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ đến khi lớn khôn. Dù truyện kết thúc có hậu khi những người có trách nhiệm ở làng Chiềng và dòng họ Bùi đã xin lỗi, Út Sam tha thứ cho những lỗi lầm, thằng Mật được về đi học, con Cài được cha mẹ ruột tìm về,… thì người đọc vẫn bị ám ảnh vô cùng bởi những trang viết thấm đẫm nước mắt về thân phận những đứa trẻ dị biệt so với phần còn lại của xã hội. Khi Út Sam mới

nhặt thằng Mật khi nó bị người ta bỏ trong rừng: “Thằng Mật giống người, nhưng

cũng rất giống con Voọc con lông vàng mà mẹ nó vẫn cõng về sân nhà tôi xin chuối chín. Người thằng Mật rất nhiều lông. Mặt thằng Mật nhăn nhúm như mặt người già.

Mồm nó rộng hoác, lại chìa hỉa một cái răng cửa rất to” [1,tr.130]. Khi thằng Mật

lớn lên, nhà văn viết “Thằng Mật nằm co tròn trên đệm. Cái chăn bông bị thằng Mật

đạp tung ra sàn. Thằng Mật không thích đắp chăn. Nó ngứa. Khắp người thằng Mật, lông mọc vằn vện như lông con hổ rách tai ở rừng Cúc Phương, thỉnh thoảng vẫn sang rừng Ca Gia săn mồi. Sau lưng thằng Mật, có những túm lông dài, đen và cứng như lông lợn rừng. Mẹ thương thằng Mật, đã lấy dao cạo đi một lần, nhưng lông trên lưng thằng Mật lại mọc nhanh hơn. Thằng Mật không đắp được chăn khi nằm ngủ…”

[1,tr.123]. Viết về thằng bé con đẻ của Út Sam, Hà Thị Cẩm Anh đã gây xúc động

cho bao độc giả khi Út Sam sinh con: “Út Sam đẻ con trai. Thằng bé đó có đủ tay, đủ

chân nhưng lại thiếu một con mắt, một bên mũi và nửa cái miệng trên cái mặt dị dạng

của nó” [1,tr.127]. Nhìn thấy đứa bé, người làng Chiềng hoảng loạn, hãi hùng tưởng

đó là ma lang, ma cớt. Bà mẹ chồng Út Sam vì đau buồn vì con trai hi sinh, cháu nội sinh ra thì dị hình dị dạng mà sinh ra ốm chết. Mẹ con Út Sam bị người làng đuổi vào rừng sâu trong thung lũng Mụ Dạ Dần. Cả con Cài nữa cũng bị bỏ rơi vì một người mẹ đẻ thiếu tháng mà bỏ lại. Tất cả những trang viết trong truyện ngắn này đều thấm đẫm chất nhân văn trên ngọn bút của nhà văn khi nói về những đứa trẻ bất hạnh, vì chất độc da cam, vì sự tàn ác của chiến tranh mà chúng trở nên những con người dị biệt về hình hài. Qua các trang viết này, nhà văn đã phê phán sự tàn phá của chiến tranh không chỉ gây ra trong chốc lát, trong thời điểm mà nó dai dẳng qua nhiều thế hệ, làm tổn thương biết bao nhiêu con người. Đồng thời qua đó, nhà văn kêu gọi tình yêu thương con người. Đó chính là điều làm nên chất nhân ái, nhân văn trong mỗi trang viết của Hà Thị Cẩm Anh.

Viết về nhân vật dị biệt về thân xác, hình dạng, hầu hết sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đều viết về những nạn nhân của chiến tranh, của chất độc da cam. Ngoài ba đứa trẻ kể trên còn có nhiều truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh đã viết khá thành công với

một ngòi bút khá sắc sảo về dạng nhân vật này. Trong truyện ngắn Cây cội già tàn tật

đạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo văn nghệ năm 2004-2005 với tên gọi Gốc gội

xù xì, hình tượng nhân vật tôi được miêu tả khá tỉ mỉ về hình dạng dị biệt của mình.

Đó là một đứa trẻ sinh ra bị cả người làng đến người nhà ghẻ lạnh mà không hiểu vì sao. Chỉ đến khi nhìn thấy gương mặt mình trong cái sành đựng nước ở sàn chồ, nhân

vật mới hoảng loạn với chính mình vì nhìn thấy “Con thú không có môi trên, mũi nó chỉ là hai cái lỗ rộng hoác, đen ngòm đục thủng cái khối thịt dày, xám xịt rất ngắn mà người ta quen gọi là mặt, bởi vì, ở phía trên còn có một cái đầu với những sợi tóc

lơ thơ, đỏ như râu quỷ thọt chân của rừng Chuông Cò…”[3,tr.12]. Viết về nạn nhân

của chất độc da cam còn có những đứa con của ông Nênh trong truyện Đêm khua

luống dành cho người chết. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã viết về ông Nênh và

những đứa con: “Ông già rồi! Sáu mươi tuổi rồi! Lại bị nhiễm cái chất độc chết toi,

chết tiệt gì đó? Con ông đứa què đứa câm” [3,tr.76].

Trong các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, chúng tôi nhận thấy, những tác phẩm nhà văn viết khi mới cầm bút trở lại sau khi nghỉ công việc ở văn phòng Hội văn học nghệ thuật tỉnh hầu hết là nạn nhân của chiến tranh, của chất độc da cam, của di chứng để lại với sự dị biệt về hình hài thân thể, méo mó về thể xác là chủ yếu thì các truyện về sau nhà văn quan tâm đến những con người lệch lạc về tinh thần. Đó là những con người không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của xã hội mà trở nên biến chất, lệch lạc, dị biệt về tâm hồn, nhân cách. Điều này sẽ được chúng tôi thể hiện trong mục 2.2.3. Viết về những nhân vật dị biệt, nhà văn đã có cách tiếp cận và phản ánh hiện thực xã hội theo cách riêng của mình. Đó là hãy nhìn vào hiện thực để phản ánh, để nói lên tiếng nói trách nhiệm và nhân văn của người cầm bút trước những số phận bất hạnh.

2.2.2 Nhân vật cô đơn

Xét đến cùng, sự cô đơn cũng chính là một phần của đời sống con người. Vì thế, trong sáng tạo văn học nghệ thuật viết về sự cô đơn cũng chính là cách nhìn, cách phản ánh trung thực về một mảng không thể thiếu được của cuộc sống. Theo cách hiểu thông thường nhất, cô đơn là cảm giác của con người khi rơi vào một trạng thái lạc lõng, xa lạ với thế giới xung quanh không người thân, bạn bè, không sự kết nối,... Ở trạng thái càng cô đơn, con người ta càng khao khát sự nối kết, nhưng cũng có những con người lại thu mình lại. Và vì thế kiểu con người cô đơn xuất hiện. Văn học viết về nhân vật cô đơn là viết về kiểu con người như thế.

Kiểu nhân vật cô đơn được văn học nói đến rất nhiều. Trong văn học dân gian có các bài ca dao - dân ca than thân hầu hết là những bài ca viết về nỗi cô đơn của

con người. VHTĐ cũng có nhiều tác phẩm ám ảnh người đọc bởi nỗi cô đơn của nhân

vật như hình ảnh người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, người chinh phụ trong

Chinh phụ ngâm, những đoạn miêu tả nỗi cô đơn của nàng Kiều, tâm trạng cô đơn

của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,… Đến văn học giai đoạn 1930-1945, kiểu nhân vật cô đơn được nói nhiều kể cả trong thơ lẫn văn xuôi, cả văn học lãng mạn tới văn học hiện thực. Trong văn học thời kì sau đổi mới đến nay, kiểu nhân vật cô đơn lại quay trở lại nhiều bởi nhu cầu phản ánh đời sống hiện thực được nói tới khá cao. Cuộc sống càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước thế giới xung quanh, vì thế văn học viết về nhân vật cô đơn xuất hiện càng nhiều.

Trong hầu hết sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, nhà văn thường viết về những thân phận bất hạnh, khổ cực. Nhà văn qua đó đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ, sự thủy chung trong tình cảm con người, lòng vị tha, bao dung của con người dành cho nhau, ý thức trách nhiệm của con người trước cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, ám ảnh nhất, nhân văn nhất, cảm động nhất vẫn là những trang viết về kiểu nhân vật cô đơn. Có thể nói, trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, nhà văn viết về nỗi cô đơn khá thành công. Ở đó, nhà văn vừa thể hiện được vốn sống, vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của nhà văn trước hiện thực, vừa bộc lộ tài năng miêu tả, phân tích tâm lí, tính cách nhân vật hết sức tài tình.

Trong các trang viết của mình, Hà Thị Cẩm Anh viết khá đa dạng về các nhân vật cô đơn. Đó là những người già cô đơn trước thời cuộc như nhân vật Già Ban trong truyện ngắn Chuyện ông già bên cầu Đại Lạn vợ con chết trong chiến tranh, ông ở vậy, có lúc bị người đời cho là bị điên, bị tâm thần. Đó là những đứa trẻ sinh ra không lành lặn, bị người đời ghẻ lạnh (Câu hát xường của mẹ, Cây cội già tàn tật, Đêm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)