Chương 1 : CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO TỈNH BẮC NINH
2.1. Đời sống văn hóa của người Cônggiáo tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Quan niệm về đời sống văn hóa của người Cônggiáo
2.1.1.1. Văn hoá và đời sống văn hoá * Về văn hoá
Văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với hoạt động của con người. Từ khi con người khẳng định mình thực sự là người thì cũng là lúc bắt đầu của lịch sử văn hóa. Khái niệm “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển ở cả phương Đông và phương Tây với những ý nghĩa khác nhau, từ cụ thể đến trừu tượng. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, số lượng định nghĩa văn hóa không ngừng gia tăng. Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã đưa ra con số hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Dựa vào những hướng tiếp cận, sự gần gũi giữa các định nghĩa, người ta tập hợp chúng thành các nhóm định nghĩa khác nhau với khoảng gần 20 nhóm. Song mỗi nhóm định nghĩa này chỉ chú ý nêu bật một phương diện nào đó của văn hóa. Do đó, việc tập hợp chúng để có cái nhìn toàn diện về văn hóa là một điều có ý nghĩa. Dưới đây, có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu như:
“Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật, văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…). Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội” [60, tr. 656].
hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [69, tr.10].
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hóa”[40, tr. 431].
Như vậy, với các định nghĩa trên, văn hóa được nhìn nhận trên ba nội dung cơ bản đó là:
- Hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được lưu truyền, tích lũy trong lịch sử của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại, chúng hợp thành cái văn hóa khác với tự nhiên.
- Hoạt động lao động của con người, yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của văn hóa.
- Văn hóa là thước đo trình độ phát triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Còn trong mối quan hệ giữa con người với văn hóa thì con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là sản phẩm của văn hóa, đồng thời cũng là đại biểu, mang giá trị văn hóa.
* Về đời sống văn hóa
Ở nước ta, khái niệm “đời sống văn hóa” thường gắn với khái niệm “đời sống văn hóa cơ sở”, khái niệm này được xuất hiện và sử dụng trong văn hóa từ năm 1982.
Theo tác giả Hoàng Vinh, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa. Khi xã hội phát triển
lên cao, từ hai nhu cầu cơ bản trên hình thành nhu cầu văn hóa, thể hiện khía cạnh chất lượng của trình độ đáp ứng nhu cầu. Xã hội càng tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự đáp ứng nhu cầu đó càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người. Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người, đó chính là hoạt động văn hóa. Hoạt động văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa do quá khứ để lại và đương thời tạo ra [70, tr. 263-264].
Theo đó, các sản phẩm văn hóa thường mang tính độc đáo, nó được sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn – lịch sử của nhân loại. Do nhu cầu xã hội cần có sự điều tiết cho phù hợp với từng loại đối tượng, nên sản phẩm của văn hóa phải thông qua các thiết chế văn hóa – xã hội. Như vậy, muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và được vận hành trong đời sống xã hội thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa. Ba yếu tố đó tạo thành cấu trúc của đời sống văn hóa.
Như vậy, nếu tiếp cận từ góc độ diện mạo của các hoạt động văn hóa thì đời sống văn hóa bao gồm: con người văn hóa, các sản phẩm văn hóa của cá nhân và cộng đồng, các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, các giá trị văn hóa. Có thể thấy đời sống văn hóa không phải là cấp số cộng của các sản phẩm văn hóa, các năng lực văn hóa của con người cũng như số cộng của các yếu tố văn hóa trong những nhóm người riêng lẻ. Đời sống văn hóa phải là tổng thể những hoạt động sống của con người cùng với các giá trị văn hóa vận động trong sự tương tác giữa quá khứ và hiện đại, giữa cá nhân và cộng đồng.
Có thể thấy, đời sống văn hóa là tích hợp của nhiều yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, tác động qua lại với nhau thông qua hoạt động của từng cá nhân và gia đình trong môi trường sống, làm việc và nơi công cộng. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, có thể xem xét đời sống văn hóa như một môi trường văn hóa, là không gian thuận lợi để diễn ra quá trình tương tác giữa cá nhân và cộng đồng. Trong thực tế, đời sống văn hóa là tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể
lối sống có cá tính của từng con người, đồng thời cũng hình thành những đặc trưng giao tiếp của từng cộng đồng người riêng biệt.
Tóm lại, đời sống văn hóa tồn tại trong hoạt động sống của con người. Nếu như đời sống vật chất hay đời sống tinh thần là các khái niệm chỉ những hoạt động sống của con người thì đời sống văn hóa như một khái niệm có tính bao trùm để chỉ mặt giá trị của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Thiếu đi ý nghĩa văn hóa, đời sống của con người chỉ là một chuỗi các hoạt động hướng tới những nhu cầu bản năng. Khái niệm đời sống vật chất hay đời sống tinh thần chỉ hàm chứa phương tiện, nội dung sinh hoạt; đó là những phương diện tồn tại cho mình, cho cá nhân. Trong khi đó, khái niệm đời sống văn hóa phản ánh trình độ đáp ứng và xử lý hai loại nhu cầu nói trên, hàm chứa những mối quan hệ xã hội nhiều chiều. Xét về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa hiện thực và các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh.
Trong thực tiễn của đời sống văn hóa nước ta hiện nay, khái niệm “đời sống văn hóa” gắn liền với khái niệm “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”. Mặc dù mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những thay đổi về cơ chế và biện pháp quản lý, song đó vẫn là những nội dung chủ yếu để làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, xây dựng phát triển con người toàn diện – chủ thể của mọi sáng tạo văn hóa. Chính vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hoá vùng đồng bào Công giáo tỉnh Bắc Ninh nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lược. Bởi vì nó không chỉ tạo ra những bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới và con người mới mà còn là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2.1.1.2. Văn hoá Công giáo và đời sống văn hoá của người Công giáo * Về văn hoá Công giáo
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Vào những thế kỷ XVI, XVII, Công giáo là một hiện tượng xã hội, là một hình thức sinh hoạt về đức tin, về tâm linh, đồng thời, nó cũng là một hình thái tư tưởng. Vì vậy, nó là bệ đỡ về mặt tư tưởng của văn minh phương Tây. Có thể nói, Công giáo có ảnh hưởng
khá lớn và sâu sắc đến tất cả các mặt của đời sống văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới. Đạo Công giáo có mặt ở Việt Nam trên dưới 500 năm với những thành tố của một nền “văn hóa Công giáo” đã hình thành và có ảnh hưởng với đời sống văn hóa dân tộc trên nhiều mặt. Tuy nhiên, cho đến nay, từ khái niệm đến ý nghĩa thực tiễn của nhận thức đó vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận. Một số tri thức Công giáo cho rằng không thể có và không cần thiết đặt ra vấn đề “văn hóa Công giáo” ở nước ta vì tính cách phổ quát về tôn giáo và văn hóa của đạo này. Một số tác giả trong một số công trình nghiên cứu thiên về việc sử dụng khái niệm “những dấu ấn văn hóa Công giáo”. Theo GS,TS. Đỗ Quang Hưng thì trong ngôn ngữ văn hóa học nói chung ở nước ta hiện nay, khái niệm “văn hóa Công giáo” cũng chưa phải đã quen thuộc với người đọc thậm chí là người cầm bút.
Mặc dù vậy, từ quan niệm tôn giáo là một thành tố cấu thành văn hóa, theo chúng tôi có thể hiểu khái niệm văn hóa Công giáo như sau:
“Văn hóa Công giáo là một bộ phận của văn hóa nhân loại, bao gồm hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của đạo Công giáo, được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử giáo hội Công giáo và quá trình hoạt động thực tiễn của cộng đồng tín hữu. Các giá trị này được giữ gìn, phát triển qua các giai đoạn lịch sử của giáo hội Công giáo, tạo ra những nét đặc thù và đơn nhất ở cộng đồng Công giáo, đồng thời lan tỏa, thẩm thấu vào những cộng đồng không tôn giáo và các tôn giáo khác” [45, tr.13].
Như vậy, văn hóa Công giáo không đứng ngoài, mà ở bên trong văn hóa nhân loại. Nó không chỉ chứa đựng những cái chung của văn hóa nhân loại mà nó còn mang cả những giá trị đặc thù và đơn nhất của riêng bản thân mình. Mặt khác, văn hóa Công giáo cũng có những chức năng nhất định, để qua đó tác động đến cộng đồng tín hữu Công giáo, đến những cộng đồng không tôn giáo và các tôn giáo khác.
văn hóa nói chung và văn hóa tôn giáo nói riêng. Từ phương diện quan hệ đó, có thể xem văn hóa, văn hóa tôn giáo là cái chung được hiện diện trong một cái riêng - Công giáo, để rồi trở thành văn hóa Công giáo. Vì thế, văn hóa Công giáo khác với văn hóa của các tôn giáo cụ thể khác ở phương diện biểu hiện, giá trị cũng như là vai trò cụ thể của nó.
* Đời sống văn hoá của người Công giáo
Như sự phân tích ở trên chúng ta có thể thấy, đời sống văn hóa được coi là
tổng thể những hoạt động sống của con người cùng với các giá trị văn hóa vận động trong sự tương tác giữa quá khứ và hiện đại, giữa con người và môi trường, giữa cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, theo chúng tôi, có thể hiểu đời sống văn hóa của người Công giáo là “tổng thể những hoạt động sống của đồng bào Công giáo cùng với các giá trị văn hóa vận động trong sự tương tác giữa quá khứ và hiện đại, giữa con người và môi trường, giữa cá nhân và cộng đồng”.
Do tích chất đặc thù và riêng biệt của cộng đồng mình mà đời sống văn hóa của người Công giáo có những nét khác so với cộng đồng không Công giáo. Trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tín đồ công giáo Việt Nam nói chung và các cộng đồng Công giáo ở các xứ, họ đạo, các giáo phận… dần dần hình thành một đời sống đạo và một đời sống xã hội vừa mang những đặc điểm chung do đạo Công giáo quy định, vừa có những đặc thù riêng do lịch sử văn hóa, địa lý nhân văn, phong tục, tập quán ở mỗi vùng quê tạo thành. Do đó, đời sống của họ bao gồm đời sống của người công dân và người có đạo.
Khái niệm sống đạo không phải ngay từ đầu đã có, lúc đầu chỉ có các khái niệm như: sự sống ân sủng (Vie de la grace ), đời sống Kitô hữu (Vie Chrétinne),
đời sống thiêng liêng (Vie sprituelle), đời sống chiêm nghiệm, chỉ đến khi xuất hiện phong trào nổi tiếng Công giáo tiến hành (Action Catholique) người ta mới thấy xuất hiện khái niệm “sống đạo”. Cách hiểu thần học về “sống đạo” ngày nay đã có những điểm khác căn bản đó là, vượt qua lối sống đạo trong bí tích, trong lễ luật sang một lối sống đạo mới là sống đạo giữa đời. Theo GS, TS Đỗ Quang Hưng: “Sống đạo giữa đời bao gồm những nghĩa vụ Chúa trao và nghĩa vụ của
người công dân, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng như một sự liên đới chẳng thể chối từ, chẳng thể bỏ mặc. Người tín hữu Công giáo có bổn phận góp phần làm cho công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngày một thêm phong phú... Sống đạo thiết thực là sống với, sống vì người khác. Cuộc phán xét cuối cùng không phải về tôi mà về người khác” [31, tr. 280].
Đời sống đạo được coi là một phần rất quan trọng trong đời sống của mỗi một giáo dân. Nó là nền tảng vững chắc để người theo đạo sống và làm việc tốt hơn. Bởi trong cuộc sống ai cũng cần có niềm tin của riêng mình vì đó là một trong những động lực giúp mọi người vượt qua những khó khăn, trở ngại. Theo cách hiểu của người Công giáo, đời sống đạo chính là việc thực hiện mười điều răn của Chúa, là thực hiện các giáo lý, giáo luật của Hội thánh. Đối với người Công giáo thì việc thực hiện tốt mười điều răn của Chúa chính là nền tảng, là cơ sở để từ đó các tín hữu đưa ra “lề luật” thực hiện vào cuộc sống của mình. Mười điều răn ấy được đúc kết lại thành hai điều “kính Chúa, yêu người”. Điều đặc biệt, hàng ngày trong các buổi lễ, linh mục thường đọc những lời của Chúa dạy và khuyên con chiên của mình, phân tích cho giáo dân hiểu để suy niệm và áp dụng vào đời sống của mình. Đó là hành vi sống và hành động theo lời chúa.
Như vậy đời sống đạo của người Công giáo không đơn thuần chỉ có niềm tin vào Đức chúa trời, phép màu nhiệm của Chúa… và các hành vi thực hành niềm tin tôn giáo như Thánh lễ, rước lễ (chịu phép Mình thánh), cầu nguyện, đọc kinh, xưng tội, chịu các phép Bí tích… mà cần thấy rằng đó là nền tảng tinh thần, luân lý vững vàng giúp con người sống tốt đẹp, nhân bản và đạo đức hơn. Người công giáo cần hòa mình vào các sinh hoạt xã hội để phục vụ ích lợi của mình và của đất nước.
Về đời sống thế tục của người Công giáo (hay đời sống xã hội). Sau Thư Chung 1980, đời sống đạo của người Công giáo có sự thay đổi theo chiều hướng “thế tục hóa”- tức là có sự kết hợp giữa đạo và đời một cách chặt chẽ. Bởi vậy mà người Công giáo quan niệm rằng “khi Thánh lễ trong nhà thờ kết thúc cũng là lúc
người Công giáo cho rằng họ đã được Đức Kitô ngự vào trong tâm hồn, thì giờ đây