Ảnh hưởng đến văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the cultural life of catholics in bacninh province (Trang 70 - 77)

Chương 1 : CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO TỈNH BẮC NINH

2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa người Cônggiáo ở Bắc Ninh đến đến đờ

2.2.3. Ảnh hưởng đến văn hóa giáo dục

Trong quá trình tồn tại và phát triển, đời sống văn hoá người Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc và rộng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội, đế tâm lý, đạo đức,

lối sống, phong tục tập quán của dân tộc. Nhìn chung, nội dung giáo lý Công giáo không khác nhiều với tiêu chí đạo đức luân lý truyền thống của người Việt Nam. Văn hóa Công giáo không đi ngược lại truyền thống dân tộc mà còn tạo ra cho giáo dân một lối sống phù hợp với truyền thống dân tộc, đúng như tinh thần Thư Chung năm 1980 của Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Người Công giáo Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng luôn hướng về tổ tiên, cội nguồn, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành. Giáo hội Công giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, dạy dỗ tín hữu phải biết thảo kính cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh ghi nhớ những người có công với dân, với nước. Tất cả tạo nên một nếp sống in rõ chất Đạo – Đạo làm người – Đạo hiếu của cộng đồng giáo dân nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, văn hóa Công giáo không chỉ hoàn toàn có tác động tích cực tới đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Trong “Bài giảng trên núi”, Chúa Giêsu khuyên tín đồ của mình “... hãy thương yêu kẻ thù địch của anh em, hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc phúc cho kẻ nguyền rủa anh em và hãy cầu nguyện cho các kẻ vu vạ cho anh em. Ai vả má bên này, anh em hãy giơ má bên kia cho họ nữa. Và ai cướp áo ngoài của anh em thi đừng cản họ lấy áo trong nữa” [4, tr.1903]. Trong chừng mực nào đó, những tư tưởng trên có giá trị nhất định. Song, nhìn chung những tư tưởng này thể hiện thái độ cực đoan, nó thủ tiêu tinh thần đấu tranh, khuyên con người chịu đựng điều kiện thực tại bằng tất cứ giá nào. Do vậy, trong thực tế cuộc sống, các tín đồ Công giáo thường làm ngơ trước những việc làm sai trái, không có ý thức đấu tranh, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Điều đó làm cho tín đồ có tâm lý an phận, làm cho họ quên đi khả năng sáng tạo hiện thực của mình, làm nhụt ý chí vươn lên của con người trong quá trình xây dựng và cải tạo cuộc sống.

Việt Nam là nước đang phát triển, còn nhiều vấn đề xã hội cần giải phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là sự bùng nổ dân số. Mặc dù Đảng, chính quyền

hoạch hóa gia đình, nhưng trên thực tế hiện nay ở vùng đồng bào có đạo nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng tỉ lệ tăng dân số vẫn cao. Thực tế này bắt nguồn từ những ảnh hưởng bởi quan niệm đạo đức trong giáo lý, giáo luật.

Năm 1995, tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh là 1,22% thì làng giáo Xuân Hòa (Quế Võ) vẫn có tỷ lệ phát triển dân số là 2,1 % (gấp 1,7 lần tỷ lệ tăng dân số trên toàn tỉnh), ở Tân Lãng (Lương Tài) trước năm 1990 có tỷ lệ tăng dân số là 2,1% đặc biệt, họ giáo Đồng Nhân (huyện Yên Phong) mức tăng dân số trong những năm trước 1990 là 2,9 %. Nhìn chung, tỷ lệ tăng dân số ở các xứ, họ đạo vùng nông thôn cao hơn thành thị. Nhiều cặp vợ chồng trẻ lúc này đã có 3-4 con. Cá biệt những cặp vợ chồng 50-51 tuổi mà có tới 6-7 con. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng dân số là do nhận thức xã hội của một bộ phận giáo dân trong các xứ họ đạo còn thấp. Ngoài ra còn bắt nguồn từ chính niềm tin tôn giáo của giáo dân. Hơn nữa, do trình độ dân trí thấp, kinh tế chưa phát triển, nên các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển, công tác kế hoạch hóa gia đình ở vùng giáo thực sự không dễ thực hiện.

Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng Công giáo Bắc Ninh đã giảm đáng kể xuống còn 1,2%. Nhiều xứ họ những năm gần đây không có người sinh con thứ 3. Điều đó cho thấy công tác tuyên truyền đã được chú trọng, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được phổ biến sâu rộng. Số người được sự tác động này khá nhiều. Do đó mà kết quả đạt được có ảnh hưởng tốt đối với đời sống xã hội nói chung, và về mặt nào đó nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào Công giáo Bắc Ninh nói riêng.

Những năm gần đây, nền kinh tế trong tỉnh nói chung và nhất là các xứ họ đạo nói riêng ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu ăn, mặc, nhu cầu vui chơi giải trí được chú trọng. Hiện nay, có 17/40 xứ, họ đạo trong tỉnh có nhà văn hóa. Tập trung ở các thôn Công giáo toàn tòng: Xuân Hòa, Tử Nê, Nghĩa La, Thọ Ninh,.. Nhà văn hóa thôn là nơi tổ chức các hoạt động xã hội của thôn. Ngoài ra, đối với các xứ họ đạo lẻ hoặc sống xen kẽ thì sinh hoạt chung tại nhà văn hóa của thôn

không biệt về tôn giáo. Điều đó thể hiện sự phát triển mọi mặt xã hội trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh nhà văn hóa thôn, một số xứ, họ đạo trrong tỉnh đã xây dựng hoặc đầu tư hạ tầng cơ sở cho việc phục vụ nhu cầu thể thao trong nhân dân: sân cầu lông, sân bóng chuyền, sân bóng đá,... tùy thuộc vào quỹ đất công của địa phương cũng như phong trào thể thao của bà con giáo dân mà được xây dựng một cách hợp lý. Với số lượng “16 sân cầu lông trên 48 làng Công giáo trong tỉnh, 5/10 sân bóng đá, 8/48 sân bóng chuyền” [32, tr.105] không phải là lớn nhưng đã thể hiện được sự chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con giáo dân các xứ, họ đạo trong tỉnh.

Cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hướng dẫn của Ủy ban đoàn kết công giáo tỉnh, bên cạnh việc của các xứ họ đạo xây dựng các tủ sách pháp luật, các chương trình thi đua của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp làm phong phú thêm nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ trong các xứ họ đạo. Hiện nay, các xứ họ đạo đều có các đội văn nghệ không chuyên. Với các tiết mục văn nghệ có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân, các đội văn nghệ đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ cho bà con giáo dân, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và quy ước làng. Đặc biệt hiện nay, nhiều làn điệu dân ca quan họ đã được đưa vào trong các sinh hoạt tôn giáo như trong các bài ca dâng hoa, dâng hạt trong các nhà thờ theo mùa vụ, làm phong phú hơn hình thức sinh hoạt tôn giáo.

Bên cạnh sinh hoạt văn hóa của địa phương, hàng năm trung bình mỗi xứ, họ đạo tổ chức được 02 buổi văn nghệ, 01- 02 buổi chiếu phim và một số loại hình nghệ thuật khác phục vụ bà con giáo dân nhân dịp lễ tết, hội hè. Theo kế quả khảo sát của Ban Tôn giáo tỉnh năm 2007, hàng năm có 36 buổi văn nghệ, 12 buổi chiếu phim được bà con các xứ họ đạo thuộc huyện Lương Tài, Tiên Du, thực hiện ở các xứ họ đạo cách xa trung tâm của tỉnh, huyện [32, tr.107].

Từ năm 2000 đến nay, công tác giáo dục phổ thông vùng Công giáo đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến 10/2007, tại các vùng Công giáo có 1.210 học sinh tiểu học (trong đó tỷ lệ lên lớp đạt 100%, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi tăng); cấp trung học phát triển mạnh mẽ; cấp phổ thông trung học có 1.081 học sinh (với 582 nam, 499 nữ). Công tác xã hội hóa giáo dục ở các vùng Công giáo đã tập trung triển khai mạnh như: đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển mạnh dân lập mầm non. Do đó, bên cạnh trường mầm non của Nhà nước, các tổ chức tôn giáo cũng thành lập các lớp mầm non như xứ, họ Tử Nê, Thọ Ninh (Lương Tài), Xuân Hòa (Quế Võ), Cẩm Giàng (Từ Sơn)...

Công tác xã hội hóa có sự tác động lớn tới sự nghiệp giáo dục vùng Công giáo nhất là công tác khuyến học. Ở tất cả các xứ, họ đạo đều xây dựng được quy khuyến học. Hội khuyến học được xây dựng từ tỉnh, huyện đến xã, thôn. Công tác khuyến học đã đóng góp tích cực vào kết quả rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa của học sinh vùng giáo. Hiện nay, các xứ họ đạo Công giáo Bắc ninh có tổng số 1.217 hội viên tham gia hội khuyến học. Những hội viên này đã vận động giáo dân, các nhà tài trợ đóng góp tiền của, công sức cho quỹ khuyến học của Hội. (Ông Bùi Quang Tề - TS ngành thủy sản – đã giúp các em nghèo trong xứ đạo Lai Tê 30 triệu đồng).

Có thể nói, với chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục của Đảng nhiều gia đình Công giáo ở Bắc Ninh đã quan tâm đến việc học hành của con em mình với trách nhiệm cao. Nếu trước đây ở nhiều vùng Công giáo có tỷ lệ trẻ đến trường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội thì nay người Công giáo đã thực sự chăm lo đến việc học hành cho con em mình bằng nhiều hình thức khuyến khích: tặng vở, đồ dùng học tập vào dịp khai giảng, phát phần thưởng cho các em đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc, các em đỗ đại học. Bên cạnh hội khuyến học của thôn, tổ chức tôn giáo cũng có quan tâm đến công tác khuyến học. Nhiều linh mục tham gia khuyến học và có các phần thưởng lớn cho các học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng.

Trình độ dân trí người dân vùng Công giáo đã được nâng lên đáng kể. Nếu như trước đây ở nhiều vùng Công giáo tỷ lệ trẻ đến trường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, thì nay, người Công giáo đã thực sự chăm lo đến việc học hành cho con em mình bằng nhiều hình thức khuyến khích. Những em đỗ đại học, học sinh giỏi đều được sự khích lệ bằng tiền hoặc sách vở, đồ dùng học tập của giám mục địa phận, các linh mục giáo xứ của Ban giáo dục cơ sở. Những học sinh nghèo cũng được công đồng hoặc cá nhân giúp đỡ (ông Bùi Quang Tề đã giúp các em học sinh nghèo trong xứ đạo Lai Tê 30 triệu đồng). Tổng số có trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp là 260 người, trong đó đang công tác tại các cơ quan của Nhà nước, các doanh nghiệp 185 người trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, hành chính sự nghiệp...

Các xứ họ đạo đã xây dựng các tủ sách, mua báo cùng với tài liệu về chủ chương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình thi đua của cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp làm nội dung sinh hoạt câu lạc bộ trong các xứ họ đạo hiện nay. Các xứ họ đạo đều có đội văn nghệ không chuyên, tham gia các hội thi của huyện, của Tỉnh nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ cho giáo dân đã có tác dụng nâng cao nhận thức cho hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy ước ở địa phương. Nếu như trước đây cuộc vận động thực hiện chương trình dân số ở vùng Công giáo khó khăn, thì nay các bậc ông, bà, cha, mẹ và hàng giáo sỹ đã nhận thức tốt cuộc vận động này, tôn trọng biện pháp ngừa thai phù hợp với sức khỏe và tuổi tác đã góp phần hạ tỉ lệ sinh xuống 1,2 %, có nơi 0,8 %.

Trong việc cưới, việc tang, cấp ủy, chính quyền, Ban Mặt trận và BHG phối hợp tổ chức theo quy ước của địa phương và truyền thống Công giáo, việc cưới loại bỏ các lễ nghi, tập tục lạc hậu, ngày cưới được tổ chức vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, không mê tín dị đoan. Việc tang không làm cỗ ăn uống linh đình, bỏ thuốc lá trong ngày tang, nghĩa địa được vệ sinh, không cải táng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

yêu và nước và yêu chủ nghĩa xã hội đã được phát huy và nổi bật. Đó chính là điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khhu dân cư” và phong trào xây dựng nông thôn mới.

Như vậy chúng ta có thể thấy tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào Công giáo Bắc Ninh trong những năm gần đây có sự phát triển chưa từng có, tình hình sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi nhiều. Điều đó làm thay đổi bộ mặt đời sống văn hóa của đồng bào Công giáo và góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân Bắc Ninh nói chung. Những đổi mới đó đều nhờ có sự tác động của Đảng và Nhà nước ta.

Chương 3

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the cultural life of catholics in bacninh province (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)