Chương 1 : CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO TỈNH BẮC NINH
2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa người Cônggiáo ở Bắc Ninh đến đến đờ
2.2.1. Ảnh hưởng đến đời sống chính trị
Tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội, một lực lượng xã hội, với hệ thống tổ chức giáo lý, giáo luật và hoạt động của nó sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân dân, đến quyền lực chính trị của giai cấp lãnh đạo. Sau khi thẩm thấu vào nền văn hóa, các tôn giáo đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chính trị và xã hội. Về mặt tích cực, văn hoá tôn giáo nói chung và văn hoá Công giáo nói riêng (đặc biệt là những giá trị đạo đức và lễ nghi ứng xử) đã góp phần một cách hiệu quả, tạo ra một thế ổn định kéo dài, là tấm gương sáng về ý thức độc lập dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo. Về mặt tiêu cực, văn hoá tôn giáo nói chung và văn hoá Công giáo nói riêng bị các thế lực thù địch lợi dụng làm mất ổn định chính trị, làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên của tín đồ. Đồng thời, nó cũng là tác nhân gây nên sự chia rẽ, phá vỡ sự ổn định, cấu kết cộng đồng xã hội.
Sự tác động của văn hoá người Công giáo đến đời sống chính trị ở Bắc Ninh trong lịch sử cũng như hiện tại diễn ra sôi động. Trước năm 1954, do bị các thế lực đế quốc, thực dân lợi dụng, chi phối nên hầu hết cộng đồng Công giáo ở Bắc Ninh đều bị phân hóa, chia rẽ. Trong đó, có một bộ phận tín đồ, chức sắc Công giáo bị lợi dụng, lôi kéo đứng về phía ngoại bang xâm lược đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, song tuyệt đại bộ phận tín đồ, chức sắc Công giáo ở Bắc Ninh vẫn đứng về phía dân tộc chống ngoại xâm. Chỉ từ sau năm 1980, thì đồng bào Công giáo, chức sắc Công giáo trong tỉnh mới thực sự được tự do đóng góp công sức của mình cho quê
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các chức sắc Công giáo bằng nhiều nội dung thiết thực, cụ thể, tổ chức tuyên truyền vận động tín đồ, nhằm nâng cao giác ngộ quần chúng, phân biệt rõ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với lợi dụng tôn giáo đi ngược lợi ích dân tộc, phát huy lòng yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Lịch sử ghi nhận tinh thần yêu nước của người Công giáo không ngừng được vun đắp, lớn mạnh qua các thời kỳ cách mạng. Trong quá khứ gặp muôn vàn khó khăn, người Công giáo tỉnh Bắc Ninh đã kiên trì phấn đấu làm sáng tỏ lòng yêu nước của mình. Nhiều tu sĩ, giáo dân sớm giác ngộ đã trở thành những cán bộ tiền khởi nghĩa như cụ: Nguyễn Văn Thành họ đạo Đồng Lạng (huyện Tiên Du), cụ Nguyễn Ngọc Hoàng xứ đạo Lai Tê là Ủy viên Bắc Bộ Phủ, cụ Đinh Thế Vinh xứ đạo Tử Nê, cụ Nguyễn Văn Thứ (liệt sĩ), cụ Nguyễn Văn Thăng (liệt sĩ) họ đạo Phượng Giáo, cụ Chu Quang Quỳ (liệt sĩ) họ đạo Thọ Ninh (huyện Lương Tài) đã tham gia lãnh đạo quần chúng giáo dân cùng với các tâng lớp nhân dân trong huyện đi giành chính quyền tháng 8 năm 1945.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều giáo sỹ, giáo dân của tỉnh Bắc Ninh đã hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh. Đầu năm 1949 hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Việt Minh, Linh mục Nguyễn Khắc Mẫn – Tổng Trưởng giáo phận và nhiều linh mục trong giáo phận đã tán thành, lập “Hội giáo dân kháng chiến”, địa phận Bắc Ninh do Linh mục Ngô Văn Yên - Ủy viên UBHC tỉnh Bắc Ninh làm trưởng BCH của hội. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước đã có 1052 thanh niên người Công giáo lên đường bảo vệ tổ quốc. Trong số đi chiến đấu có 67 người đã hy sinh, 46 người là thương binh, bệnh binh. Một bà mẹ Việt Nam anh hùng (Đoàn Thị Sắc ở họ đạo Nghĩa La – huyện Lương Tài) thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều xứ họ đạo thuộc huyện Lương Tài là địa điểm an toàn cho cán bộ hoạt động như: Xứ đạo Tử Nê, xứ đạo Lai Tê, họ đạo Nghĩa La, họ đạo Thọ Ninh... Tổng kết hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước có 263 người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến các
loại, 67 gia đình được tặng bằng tổ quốc ghi công, 39 bảng vàng danh dự. Xứ đạo Lai Tê được thưởng huân chương kháng chiến chống thực dân Pháp hạng hai. Những năm tháng chiến tranh những thanh niên Công giáo tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, một số đã hy sinh, những người lính cụ Hồ hoàn thành nhiệm vụ trở về, một số người bị thương tích, song họ đều thanh thản sống với cộng đồng làng xóm, bắt tay vào xây dựng quê hương trên nền đạo lý “kính chúa, yêu nước” phấn đấu để các xứ họ sống “ tốt đời, đẹp đạo”.
Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, giáo phận Bắc Ninh cũng như Công giáo tỉnh Bắc Ninh sinh hoạt theo giới, theo các hội đoàn. Cơ quan Ủy ban ĐKCG tỉnh và nhiều linh mục tham gia vào thành viên Mặt trận tổ quốc tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Về cơ bản, đường hướng của người Bắc Ninh hiện nay là: “Xây dựng niêm tin trong sáng”- “Cập nhật hóa Tin Mừng yêu thương” vào nếp sống văn hóa dân tộc, nhằm phục vụ cho con người nâng cao cuộc sống. Chú trọng tham gia các hoạt động xã hội, tham gia sinh hoạt từ thiện, cứu tế... Những cơ sở vật chất do đồng bào Công giáo tỉnh có công đóng góp cho xã hội rất có ý nghĩa như: nhà mẫu giáo, nhà tình thương và khám bệnh, phát thuốc miễn phí.
Thông qua các phong trào hành động cụ thể của tín đồ Công giáo, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm xây dựng phát triển lực lượng cách mạng. Nhìn chung, nhận thức của bà con giáo dân với công tác xây dựng cơ sở chính trị, ngày càng có nhiều tích cực. Khóa Hội đồng nhân dân 2004- 2009 có 39 giáo dân tham gia, trong đó 3 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, 1 đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh, 23 người giữ chức chủ chốt, trưởng phó ngành xã, thị trấn, 13 người giữ chức trưởng thôn, có 112 người là cán bộ công chức, viên chức trong đó có 1 thạc sĩ, 1 tiến sĩ, 15 người là bác sĩ, 4 nguời là chủ các doanh nghiệp [63, tr. 7].
Trong không khí cởi mở, dân chủ và thực hiện theo đúng đường hướng của HĐGM Việt Nam “Đồng hành cùng dân tộc”. Ngày càng có nhiều giáo dân tham gia công tác xã hội. Cơ sở chính trị ở các khu dân cư công giáo ngày càng được
cư Công giáo được coi là nhiệm vụ chính trong công tác xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tiêu biểu như xứ họ đạo Xuân Hòa “từ năm 2000 đến nay đã phát triển thêm được 6 đảng viên, bổ sung kịp thời cho công tác lãnh đạo ở xứ họ đạo. Từ năm 2005 đến nay xứ đạo Phượng Giáo phát triển thêm được 2 Đảng viên, xứ đạo Tử Nê phát triển thêm 1 đảng viên, họ đạo Nghĩa La được 1 đảng viên, họ đạo Thị đáp Cầu phát triển được 1 đảng viên...) [63, tr. 7], số người tham gia các tổ chức đoàn thể ở địa phương ngày càng đông như Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...
Có thể thấy, nhận thức của bà con giáo dân ở các xứ họ đạo với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã có nhiều thay đổi tích cực. Từ đó tình hình an ninh, chính trị ở các khu dân cư Công giáo luôn ổn định, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xứ họ đạo tiên tiến.
Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực của tôn giáo tới tư tưởng chính trị của nhân dân tỉnh, đến này xuất hiện một số vấn đề đáng chú ý:
Trong những năm gần đây, các giáo sỹ Công giáo luôn chú trọng quan tâm khôi phục lại các xứ, họ đạo mà năm 1954 giáo dân đã di cư vào Nam, nên vấn đề đòi lại đất đai, nơi thờ tự rất được các giáo sỹ quan tâm. Tuy họ không đứng tên trong đơn đòi lại đất đai nhưng họ đứng đằng sau chỉ đạo giáo dân đứng đơn, hay nhân những buổi gặp mặt với chính quyền họ thường đưa vấn đề đất đai ra đề nghị giải quyết. Cụ thể như vụ đòi lại đất của 17 hộ phố nhà Chung, khu nhà in Chân Phúc Cẩm, khu vực trường Vinh Sơn Liêm là trường Tiểu học Ninh xá hiện nay (thuộc nhà xứ Bắc Ninh, đất họ đạo Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành; họ Nguyệt Cầu, xã Tam Giang, huyện Yên Phong... Các trường hợp trên, mặc dù đã được các cơ quan chức năng giải thích rõ chính sách của Nhà nước quy định về đất đai của cơ sở thừa tự tôn giáo, song các giáo sỹ, giáo dân vẫn không nhất trí với giải thích đó và họ tiếp tục có đơn gửi các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa các cơ sở thừa tự với các hộ gia đình, cá nhân vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Ngoài ra, sự mặc cảm của giáo dân với các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên không chỉ còn là mặc cảm về lịch sử truyền giáo của Giáo hội mà đã chứa đựng những yếu tố mới. Đó là việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, làm suy giảm niềm tin của nhân dân, trong đó có đồng bào Công giáo (38,17 % phiếu khảo sát trả lời cán bộ địa phương chưa đối xử công bằng với đồng bào Công giáo) [32, tr.171].
Một số người chưa tuân thủ pháp luật, công tác tôn giáo thiếu đồng bộ, tạo điều kiện nảy sinh phức tạp trong đồng bào Công giáo, mất cân đối nghiêm trọng giữa giáo dân tham gia hội đoàn tôn giáo (chiếm 60%) với việc giáo dân tham gia sinh hoạt các đoàn thể nhân dân còn rất thấp, nhất là thanh niên (chưa đạt 20%) [32, tr1.71].