Những vấn đề đặt ra từ nghiên cứu đời sống văn hoá người Cônggiáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the cultural life of catholics in bacninh province (Trang 88 - 92)

Chương 1 : CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO TỈNH BẮC NINH

3.2. Những vấn đề đặt ra và một số đề xuất, kiến nghị

3.2.1. Những vấn đề đặt ra từ nghiên cứu đời sống văn hoá người Cônggiáo

giáo ở Bắc Ninh

Bên cạnh một số chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị tại vùng Công giáo hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập, đặt ra những vấn đề xã hội cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo:

- Một là, kinh tế - xã hội vùng Công giáo phát triển chưa đều, hàng hóa thiếu tính cạnh tranh, mức thu nhập thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh.

Theo số liệu của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị thu nhập trên 1ha trồng trọt hàng năm của tỉnh đạt 41 triệu (năm 2001) đến 46,2 triệu/ha (năm 2007). Song cũng tại thời điểm này, ở các giáo họ toàn tòng ở Lương Tài mới chỉ đạt 41,7 triệu/1h (chưa trừ chi phí đầu tư). Bình quân thu nhập một năm của giáo dân Bắc Ninh chưa vượt 5,5 triệu đồng, trong khi đó mức thu nhập chung của tỉnh trên 7 triệu đồng/ năm/ người.

Hầu hết các xứ, họ đạo chưa có vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất theo thói quen tự sản xuất, tự tiêu nên hàng hóa chưa có tính cạnh tranh, khó tiêu thụ, giá trị hàng hóa còn thấp.

Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong đồng bào Công giáo tỷ trọng còn rất thấp, thiếu điều kiện để phát triển. Cả thôn Ngô Khê có 3 giáo dân làm chủ doanh nghiệp giấy thì cả 3 cơ sở đều gặp khó khăn trong sản xuất, khó có khả năng trụ vững, hoạt động dịch vụ mang tính buôn bán nhỏ không đáp ứng yêu cầu chung.

Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị tại vùng Công giáo Bắc Ninh hiện nay trước hết do điều kiện nội tại trong đồng bào Công giáo. Đó là xuất phát điểm thấp về kinh tế, văn hóa, giác ngộ chính trị, là nơi thường có khó khăn về giao thông, tiếp cận thông tin chậm, tâm lý mặc cảm của giáo dân còn nặng nề. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo còn chưa đầy đủ, thiếu hiệu quả.

- Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thời cơ chế thị trường.

Người Công giáo bản chất rất cần cù, tiết kiệm, song sức ỳ lớn, ngại có sự thay đổi về cách sống, nếp nghĩ, phương thức lao động; mang nặng ý muốn cầu toàn, chưa thực sự dám nghĩ, dám làm, dám áp dụng cái mới; co cụm, khép kín trong vùng giáo nên khó khăn trong đổi mới tư duy kinh tế; trình độ chất lượng lao động thấp (trên 80% chưa qua đào tạo) bất cập với yêu cầu hiện nay. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, họ chậm chuyển dịch cơ cấu, vẫn còn nhiều hộ giáo dân độc canh cây lúa; thời gian nhàn rỗi nhiều nhưng chưa biết cách khai thác phát huy để làm kinh tế. Bộ phận giáo dân ở các vùng gần thành phố, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp bước đầu cũng mở nghề phụ, làm dịch vụ, song thiếu sự liên kết, kinh doanh nhỏ lẻ nên thu nhập không cao, nhiều người chưa dám làm doanh nghiệp, dịch vụ.

- Ba là, trình độ học vấn, văn hóa thấp, nhận thức xã hội của một số bộ phận không nhỏ giáo dân còn hạn chế.

Tuy những năm qua, các xứ, họ đạo đã quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, song thực tế vẫn còn nhiều hộ giáo dân với những lý do khác nhau, chưa có con em học lên cao. Thực tế cho thấy, trong số gần 1600 giáo dân trong độ tuổi học PTTH chỉ có 497 em đang học các trường PTTH, chiếm 31,56% (tỷ lệ chung của tỉnh là 47,21%), số đang học Cao đẳng, Đại học có 117 em, chiếm 0,89% giáo dân (tỷ lệ trung bình của tỉnh là 1,83%), số có trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Đại học chỉ có 260 người, chiếm 2,24% (tỷ lệ chung của tỉnh 8,5%).

Trình độ học vấn, văn hóa thấp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hiểu biết về chính trị, xã hội còn hạn chế, gây khó khăn cho việc tiếp thu cái mới, cái tiên tiến, tiếp thu khoa học công nghệ, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Công Giáo.

- Bốn là, xuất hiện những bất đồng mới trong vùng Công giáo, khối đại đoàn kết ở đây tiềm ẩn sự thiếu vững chắc.

Nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc đào tạo cho con người tính năng động trong cuộc sống, nhưng cũng tạo ra những xích mích, tranh chấp, va chạm mới trong các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào Công giáo. Các bất đồng, xích mích, va chạm hầu hết là về lợi ích, quyền lợi của cá nhân, chưa thấy có dấu hiệu bất đồng về quan điểm tư tưởng chính trị.

Sự mặc cảm của giáo dân với các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên không chỉ còn là mặc cảm về lịch sử truyền giáo của Giáo hội mà đã chứa đựng những yếu tố mới. Đó là việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân, trong đó có đồng bào Công giáo (38,17% phiếu khảo sát trả lời cán bộ địa phương chưa đối xử công bằng đối với đồng bào Công giáo).

Một số người chưa tuân thủ pháp luật, công tác tôn giáo thiếu đồng bộ, tạo điều kiện nảy sinh phức tạp trong đồng bào Công giáo, mất cân đối nghiêm trọng giữa số giáo dân tham gia hội đoàn tôn giáo chiếm 60% giáo dân, với việc giáo dân

tham gia sinh hoạt các đoàn thể nhân dân còn rất thấp, nhất là thanh niên (chưa đạt 20%).

- Năm là, công tác đoàn thể nhân dân vùng Công giáo ở Bắc Ninh đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới.

Trong những năm gần đây, các giáo xứ tăng cường củng cố cơ sở vật chất, phương tiện, như sửa sang, xây cất nơi thờ phụng, in ấn kinh sách, xây dựng lực lượng, phát triển tổ chức và tín đồ, mở rộng địa bàn truyền đạo, chú trọng phát triển tín đồ trong thanh niên. Đổi mới hình thức sinh hoạt, mở rộng các hoạt động lễ nghi và phát huy ảnh hưởng trong xã hội, đặc biệt là tổ chức các hoạt động từ thiện với hình thức phong phú có tác dụng thiết thực nhất định đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đây là hoạt động phù hợp với tư tưởng đạo đức tôn giáo, vừa tranh thủ được cảm tình, tăng thêm uy tín đối với quần chúng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận tín đồ do nhận thức hạn chế, bị lôi kéo của phần tử cực đoan nên còn mặc cảm với chính quyền, các hoạt động tôn giáo ở một vài nơi có lúc không bình thường, diễn biến phức tạp, hoạt động của một số chức sắc còn có những vi phạm trong hoạt động tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của địa phương, bọn phản động và phần tử xấu lợi dụng tôn giáo trong nước nối với bọn phản động nước ngoài tiếp tục chống đối ta.

Trong khi đó mặt trái của nền kinh tế thị trường và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đã tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận hội viên thanh niên tín đồ. Vì vậy, công tác phối hợp tuyên truyền vận động đoàn kết tập hợp hội viên, thanh niên tín đồ của Đoàn, Hội gặp khó khăn, tỷ lệ tập hợp hội viên, thanh niên vào tổ chức Hội, Đoàn chưa cao. Hình thức tập hợp hội viên, thanh niên tín đồ của Đoàn, Hội chưa thật sự đổi mới, chưa nắm chắc diễn biến tư tưởng và nhu cầu nguyện vọng của hội viên, thanh thiếu niên Công giáo, một số phong trào chưa được đẩy mạnh; số cơ sở Đoàn, Hội chủ yếu tập trung nhiều ở vùng Công giáo.

Do đặc thù sinh hoạt nghi lễ Công giáo có ảnh hưởng rất lớn đến tín đồ, do đó có nơi cán bộ Đoàn, Hội là người Công giáo, đặc biệt ở chi đoàn, chi hội còn chịu tác động của một số thế lực của nhà thờ, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội. Cá biệt, có người có tư tưởng sợ không dám vào Đảng. Tỷ lệ tập hợp vào trong tổ chức so với tổng số hội viên, thanh niên trong độ tuổi Đoàn, Hội còn chưa cao ở hội Phụ nữ là 69,7%, Đoàn Thanh niên là 47,7 %; Hội LHTN là 45,7%. Như vậy, tỷ lệ ngoài tổ chức Đoàn, Hội còn rất nhiều: Hội Phụ nữ là 30,3%; Đoàn Thanh Niên 52,3%; Hội LHTN 54,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the cultural life of catholics in bacninh province (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)