2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con ngƣời
2.1.3.3. Thiên nhiê n đối thoại và dự cảm
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng luôn nhìn nhận thiên nhiên trong sự gắn bó và giao cảm với con ngƣời. Điều đặc biệt, ông không chỉ quan sát và chiêm nghiệm về thiên nhiên, ông còn “đối thoại với cây cỏ”. Trong văn học, con ngƣời trò chuyện, thổ lộ tâm sự với cây cỏ là chuyện thƣờng gặp, nhƣng trò chuyện theo kiểu đối thoại thì lại rất hiếm. Miêu tả một loài cỏ lạ với những bông hoa đỏ nhƣ màu máu, mọc hoang trên đá, nhà văn đã làm một cuộc đối thoại ngắn:
“- Hỡi những bông hoa nhỏ! Hãy cho ta biết, ngươi ước vọng gì trong cuộc sống vô ưu của ngươi
- Chỉ cần một ngày nắng đẹp để nở hoa, thế thôi. Tôi có một trái tim hồng ngọc chỉ để sống và chết một lần với trái tim của tôi…” [95, tr.146].
Ở đây, dƣờng nhƣ nhà văn đã đạt tới trạng thái giao cảm kì diệu với vạn vật. Nó cũng bộc bạch cái tâm trong trẻo, minh triết của ông trƣớc đất trời, cây cỏ. Nhà văn thƣờng thông qua đối thoại với cỏ cây để chuyển tải những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc. Ở cuộc đối thoại với cây hoa cỏ trên, bật lên một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh: hãy sống và sống hết mình cho hiện tại. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là một ngƣời biết “lễ độ” với thiên nhiên, cƣ xử với thiên nhiên theo tinh thần bình đẳng, dân chủ. Ông trò chuyện với thiên nhiên không chỉ để thổ lộ tâm sự mà còn để lắng nghe tiếng nói “vô ngôn” của cây cỏ. Ông đã lắng nghe cỏ cây bằng sự tinh nhạy của giác quan và tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. Ông ngắm bóng cây mai lay động bên thềm nhƣ bóng dáng của con ngƣời, nhận ra “có lẽ hoa mai có một linh hồn” [90, tr.54]. Ngắm những chùm hoa tim tím, thơm mùi hƣơng rất sâu để nhận thấy “trái tim vui trở lại” [90, tr.54] của cây sầu đông hay nhìn những lộc biếc chồi lên chi chít để thấy “linh hồn rất trẻ” [90, tr.67] trên thân thể đại lão của cây bàng mỗi độ xuân về. Đối thoại và lắng nghe thiên nhiên, cây cỏ đã giúp ông tri nhận đƣợc nhiều điều về thế giới và mở rộng lòng mình để đón nhận những xúc cảm thẩm mỹ. Thiên nhiên nhƣ là một “cứu cánh” cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh và niềm say mê cho nhà văn với cuộc đời.
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng yêu và tôn trọng thiên nhiên. Tình yêu đó đƣợc thể hiện bằng những hành động cụ thể với những dự cảm sâu sắc về môi trƣờng. Ông tự hào về ý thức môi trƣờng và những gì ông cha đã làm để bảo vệ môi trƣờng sống. Đó là câu chuyện về vua Minh Mạng chủ trƣơng che chở sân chim Hà Tiên, trồng thông trên núi Ngự Bình, trồng mít trên đ o Hải Vân. Ngƣời dân Cà Mau dựng nhà trên sông nƣớc, sống cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Ngƣời dân bản Quan, xứ Lạng yêu cây hồi, bảo vệ rừng hồi nhƣ chính mạng sống của mình... Thông qua những câu chuyện ấy để khơi gợi ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng sống trong con ngƣời hiện đại. Ông cũng nhìn thấy và lo sợ những nguy cơ đe dọa phá hủy
thiên nhiên, gióng lên những hồi chuông cảnh báo: sông Hƣơng “bị biến dạng một cách nhanh chóng và nghiêm trọng” đến nỗi “đang đổi thành một dòng sông khác”
[94, tr.77]; núi Kim Phụng thì “chỉ còn là một trái núi đã trơ trụi, chỉ độc nhất một cây đa cổ thụ còn sống sót trên tận chóp núi” [94, tr.81]; thành phố Huế thì vắng bóng tiếng chim, bị “ô nhiễm âm thanh” - một thứ âm thanh xô bồ, hỗn loạn “đến Mozart cũng phải bỏ đi” [95, tr.130]. Cái giá không chỉ là hủy hoại môi trƣờng sống của con ngƣời, mà còn hủy hoại cả những giá trị văn hóa, lịch sử trƣờng tồn bao đời nay ở thành phố Huế. Ông cũng đƣa ra những biện pháp và kêu gọi mọi ngƣời chung tay để cứu vãn môi trƣờng để đi lên, đi tới tƣơng lai bằng “bước đi nhẹ nhàng và thông minh của trí tuệ, để không phá vỡ tâm linh sâu thẳm của nó là văn hóa” [95, tr.85]. Những dự cảm và lời kêu gọi mà nhà văn đƣa ra cho thấy tính nhân văn sâu sắc trong ký của ông.
Sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con ngƣời, mối giao cảm đặc biệt của nhà văn với cỏ cây, đất trời, những chiêm nghiệm suy tƣ của nhà văn gửi gắm vào thiên nhiên, những lo âu trƣớc môi trƣờng bị tàn phá… tất cả đã tạo nên một mảng màu đầy ý nghĩa trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Ông đã mang đến cho ngƣời đọc
“những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên” [7].