2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con ngƣời
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.1. Giọng sử thi huyền thoại
Là một nhà văn đã đƣợc r n luyện, trƣởng thành từ kháng chiến, những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng mặc dù đƣợc viết chủ yếu sau chiến tranh nhƣng vẫn tiếp tục dòng chảy của văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, do đó âm hƣởng của anh hùng ca vẫn còn đậm nét trong sáng tác của ông. Đọc ký, nhất là bút ký của ông viết về chiến tranh và cuộc sống lao động sau chiến tranh của nhân dân miền Nam, ngƣời đọc có thể nhận ra giọng điệu nổi bật ở đây là giọng sử thi huyền thoại.
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã tái hiện lại không khí dữ dội, quyết liệt của chiến tranh và khí thế hào hùng của quân dân trong cuộc chiến đấu sinh tử giành độc lập, thống nhất hai miền Tổ quốc. Với điểm nhìn hiện tại mà chiến tranh đã lùi xa trong quá khứ, ông có cơ hội để thể hiện sự khâm phục và lòng tự hào về nhân dân anh hùng, Tổ quốc anh hùng, cũng nhƣ những suy nghĩ, đánh giá sâu sắc về những gì đã qua. Quá khứ đƣợc ông dựng lại nhƣ một bức tranh kỳ vĩ, vừa phản ánh sự thật, lại vừa mang vẻ đẹp ảo hóa do cái nhìn lãng mạn, đầy chất thơ của nhà văn thổi vào
hình ảnh của quân dân trong cuộc đối chọi với kẻ thù. Và ở những trang ký viết về cuộc sống lao động khôi phục, dựng xây quê hƣơng, đất nƣớc sau chiến tranh, một lần nữa, nhà văn lại có cơ hội thể hiện lòng tự hào và cái nhìn lạc quan, bay bổng của mình. Nhà văn đã thổi bùng ngọn lửa tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời bằng giọng điệu ngợi ca chân thành lịch sử và những con ngƣời lịch sử: “Có một thời kỳ lạ như vậy, Tổ quốc đã tạo ra nhân cách lớn lao cho những đứa con của mình ngang tầm với những vị thánh”; “Cồn Cỏ là như vậy, trần thân trên điểm cao không ẩn nấp, không ngụy trang, không một tấc đất để lùi chân”, với “một cách đánh duy nhất là tồn tại hay không tồn tại”, “như một ý thức quyết chiến trường cửu, n m thẳng vào trán kẻ thù cái nhìn sắc nhọn và điềm tĩnh qua suốt một nghìn trận đánh, không chớp mắt” [93, tr.420].
Nhà văn viết về lịch sử với những chiến công và cả những giọt mồ hôi, nƣớc mắt và cả máu. Trang ký của ông có khi gây ám ảnh bởi những sự kiện, dữ liệu chân thật, có khi gây ấn tƣợng mạnh mẽ bởi cái nhìn huyền thoại hóa và đậm chất suy tƣởng về những kì tích mà Tổ quốc và nhân dân đã làm đƣợc. Và vì thế, giọng điệu có khi trầm hùng, có khi âm vang mạnh mẽ, huyễn hoặc với vẻ đẹp lung linh nhƣ huyền thoại, nhƣ khi nhà văn viết về trụ cầu Hiền Lƣơng giữa dòng Bến Hải – ngăn cách hai miền đất nƣớc: “Đất nước hai gian lao đã in dấu trên trụ cầu bằng bao nhiêu lớp vỏ hàu nham nhở, giống như vết bùn lấm nhọc nhằn chân ngựa đá mà vua Trần đã nhìn thấy ngày đuổi giặc khỏi Thăng Long hơn bảy trăm năm trước. Tôi cũng là người lính Việt, chân đất nón dấu, cầm lấy ngọn giáo của nhân dân, đêm ngày quỳ hôn chân ngựa đá…” [90, tr.162 + 163]. Lịch sử đất nƣớc đƣợc nhà văn hình dung qua hình ảnh chân ngựa đá – một hình ảnh mang tính biểu tƣợng, gợi về huyền thoại xa xƣa, qua đó thể hiện niềm tự hào và tình yêu vô cùng của tác giả với quê hƣơng, xứ sở. Về với vùng châu thổ sông Hồng nơi lƣu dấu ấn của nƣớc Việt bốn nghìn năm tuổi, nhà văn có những liên tƣởng thật thú vị, sâu xa. Hình ảnh những dấu chân trên châu thổ sông Hồng đƣợc chuyển tải tới ngƣời đọc với giọng điệu sử thi pha huyền thoại: “Những dấu chân bình thường in mỏng manh trên mặt
cát đó, thế thôi. Nhưng tự nhiên tôi vẫn thấy lạ lùng như thể có những con người từ thượng cổ đã đi qua đó, những dấu chân có hai ngón cái chếch vào nhau của người Giao Chỉ đã đi suốt triền sông này, từ lúc nó mới bồi nên những lớp phù sa đầu tiên, Và dù bao nhiêu mưa lũ, nước triều, bao nhiêu kẻ xâm lược muốn vùi xóa nó đi, những dấu chân nọ vẫn còn đấy, y nguyên tự tại trên mặt đất châu thổ, như một dấu ấn của vĩnh viễn. Và trên mặt đất bao la ấy, giữa hai con đê giống như hai cánh tay châu thổ duỗi dài ra tận biển vững chắc và đáng tin cậy, con sông Hồng hăm hở trôi đi trong cuộc hành trình vô tận không ngừng nghỉ, không thay dòng đi tới một cửa bể mênh mông không thấy bờ, chỉ còn tiếng sóng vỗ ầm ào năm tháng, và những đàn hải âu tung cánh trên một mặt biển đỏ ngầu mịt mùng bụi nước [87, tr.36]. Trong câu văn có vẻ đẹp thăm thẳm của năm tháng lịch sử, bề dày của văn hóa và sự rộng mở của tƣơng lai tƣơi sáng qua những dấu chân trên mặt cát và dòng chảy miên man của dòng sông, nó cho thấy cái nhìn rất thi vị nhƣng cũng đầy triết lý, chiêm nghiệm của nhà văn. Hay mê hoặc lòng ngƣời là cảnh tƣợng của đêm hát thanh bình kỳ lạ giữa quân giải phóng và quân ngụy năm xƣa ở Cửa Việt: “Nhiều năm sau trở về Cửa Việt, tôi vẫn thấy tái hiện cảnh tượng lạ lùng của đêm hát “Dệt gấm”, trai trẻ khắp miền k o về đông vui, giống như những đêm hát phường vải thanh bình thủa xưa. Tái hiện như một lưu ảnh huyền ảo của thời gian không xóa nhòa trên cát. Vài cánh chim muôn trùng ngoài chân mây khẽ động trong tôi một chút gì thật bâng khuâng, giống như nỗi nhớ tiên trong câu thơ Tản Đà: “Cái hạc bay lên vút tận trời” [90, tr.146]. Khi nhìn lại những chiến công và mất mát nhà văn lại sử dụng giọng điệu trầm tƣởng bi hùng: “Vâng, làm sao quên nổi điều ấy, rằng từ dải đất bờ bên kia, những năm tiếp máu cho Cồn Cỏ đã có những con thuyền ra khơi lúc chiều tối để sáng hôm sau không trở về bến. Nhưng mà cứ đúng giờ thì mỗi gia đình lại vẫn tiếp tục xuống thuyền cho đủ quân số; anh chết thì em đi, em Ba, em Tư, sau cùng là bố già; chỉ cất lên một câu hò từ tạ rồi nắm lấy tay ch o, khẳng khái ra đi như đất nước thời cổ” [93, tr.439]. Trong Chế ngự cát, cuộc “ra trận” của thanh niên vùng cát Hải Lăng trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt
để đắp đê cát hiện lên hào hùng, căng tràn nhựa sống và đẹp đến kỳ lạ qua giọng điệu suy tƣởng đầy huyền thoại của nhà văn: “Giống như một binh đoàn du mục thời cổ, mấy trăm căn lều, toàn làm bằng những tấm chăn chiên đỏ, chen chúc giữa một rừng cờ lộng gió, rừng rực trong nắng tháng tư, gợi ấn tượng một đám lửa lớn đang bốc cháy trên mặt đất, đẹp không thể tả. Buổi chiều, người về tắm giặt, con trai con gái đàn hát chung quanh những lều trại nhả khói ung dung trên bầu trời xanh thẳm của vùng biển; tất cả bỗng gợi lại những bãi biển nhiệt đới tràn trề sức sống đâu đó trong tranh của Gô-ganh. Đến khi đêm xuống, hàng nghìn ánh lửa đ n dầu mọc lên trong bóng tối bát ngát, giữa những đám người xúm xít dưới những túp lều hình mái nhà, đứng trên đê nhìn xuống trông lại giống hệt một khu làng kinh tế mới” [87, tr.99].
Giọng điệu sử thi huyền thoại của nhà văn ở giai đoạn đầu thƣờng thiên về âm hƣởng ngợi ca, hào hùng, càng về sau càng nhuốm màu của suy tƣởng, chiêm nghiệm và triết lý. Đến những tác phẩm viết về cuộc sống và con ngƣời đƣơng đại, về thiên nhiên, văn hóa lịch sử, về những nhân vật nổi tiếng…, giọng điệu trần thuật của nhà văn lại có những thay đổi rõ rệt, thiên về nội cảm nhiều hơn.
3.2.2. Giọng trữ tình suy ng m tr m tư thấm đậm triết lý
Ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là ngòi bút thiên về nội cảm nhiều hơn hƣớng ngoại. Là một con ngƣời có tâm hồn nhạy cảm, khí chất thâm trầm, sâu lắng lại có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và vốn kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng viết ký một phần nhiều là để giãi bày cảm xúc, tâm trạng. Những gì ông viết là những gì ông đã trải qua, đã rung động, đã chiêm nghiệm và lắng kết lại. Chính vì thế, giọng điệu trần thuật chủ đạo trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ, thấm đậm triết lý.
Đọc những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, ngƣời đọc có thể nhận thấy chất trữ tình thấm đậm trong từng dòng văn. Ở đó có hình ảnh của tuổi ấu thơ với những nỗi niềm chân thật của một con ngƣời luôn luyến tiếc, hoài nhớ “thiên đƣờng đã mất” với chú dế m n trong những bao diêm, cánh chuồn chuồn óng ả, những con
gà đất hay xóm Mộ xa xƣa. Những cụm từ nhƣ “tôi không sao quên được”, “tôi quên thế nào được”, “suốt đời không quên nổi”, “tôi nhớ”, “tôi nhớ hoài” (Thời thơ ấu xanh biếc Rừng tuổi dại Con gà đất của tôi) nhƣ lời tâm sự da diết, bộc bạch nỗi lòng thẳm sâu của nhà văn về “một nỗi hoài niệm âu yếm dành cho cái thiên đường kia, thế giới tuổi dại mà tôi đã chắt chiu xây nên bằng từng kinh nghiệm nhỏ nhoi nhặt được dọc theo những con đường tôi đã đi qua, và không bao giờ còn được đi thêm một lần nữa” [90, tr.80]. Có hình ảnh một thời trai trẻ đầy nhiệt huyết và lý tƣởng giữa giông bão của thời đại qua giọng điệu nuối tiếc xót xa:
“Tình hoa vẫn ấp ủ giùm tôi trong hương phấn riêng, ôi những năm tháng sống say mê và âm ỉ mộng đầy trời” [90, tr.20]. Có hình ảnh rất thực về cuộc sống của nhà văn với văn phòng tứ bảo của riêng ông qua giọng thổ lộ chân thành: “Văn phòng tứ bảo quả là những người bạn thân thiết nhất của linh hồn tôi, những người bạn dâu bể nhất trong đời tôi bao nhiêu năm, kiên định như đá cũ không hề thay đổi” [97, tr.103]. Những ký ức chiến tranh, vui có, buồn có qua giọng kể chuyện tâm tình, sâu lắng, đôi khi pha một chút dí dỏm khiến ngƣời đọc không khỏi xao xuyến, nhƣ câu chuyện về Rừng cƣời của tác giả: “tôi cũng có Rừng cười của riêng tôi, ở đó chúng tôi đã sống những tháng năm trang nghiêm nhất của đời người trong tiếng cười hả hê no bụng…” [90, tr.65]; hay hình ảnh ngƣời con gái gặp gỡ phút chốc trong chiến tranh: “Lúc này, hình ảnh em chợt hiện ra tràn đầy trong tôi, như một con chim anh vũ cắn hạt giữa mùa trái chín chói lọi cả khung trời. Tôi ngậm ngùi…” [90, tr.115].
Theo mỗi bƣớc xê dịch của nhà văn, cảnh vật, thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời gắn chặt với lịch sử, văn hóa đƣợc tái hiện lại trên trang viết bằng giọng kể chuyện chậm rãi, trầm tƣ, chất chứa những suy ngẫm. Những trang viết về thiên nhiên có thể nói là những trang văn giàu chất thơ, thấm đƣợm ý vị trữ tình nhất của nhà văn. Nhiều khi cảm xúc chảy tràn trong giọng điệu trữ tình bay bổng, say mê:
“Ôi! Tôi muốn làm Liệt Tử cưỡi gió mà đi khắp nơi trên thành phố kinh xưa của tôi, thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ” [97, tr.11]. Giữa bầu không khí an lành của vƣờn An
Hiên, giọng điệu của nhà văn nhƣ chùng lại, điềm tĩnh, nhẹ nhàng: “Từ ngôi nhà bước ra, bao nhiêu ham muốn vật chất đã lắng xuống trong tôi, khiến tôi nhẹ thênh như biến thành một chiếc lá ngô đồng” [97, tr.33]. Về với Côn Sơn, lắng nghe tiếng gió, tiếng rừng thông rì rào, ngẫm nghĩ về cách sống đạt đạo của các bậc tiên hiền, nhà văn lại bộc bạch bằng một giọng điệu tâm tình, nhấn nhá, phảng phất hơi thở thiền tông: “Tôi lên Côn Sơn chỉ để nhìn cho đã th m một màu trời xanh, xanh như một thoáng hiện của vô hạn thấp thoáng đâu đó trên trán tôi” [90, tr.21]. Viết về sông Hƣơng, nhà văn lại sử dụng giọng trò chuyện khi ngọt ngào, đằm thắm, khi say mê, bay bổng, khi lại da diết xoáy sâu vào lòng ngƣời: “Rồi bỗng nhiên, tôi nhìn thấy tôi trở lại rừng cũ, nằm dài giữa cái lòng hẻm đã khô trên sườn ngọn A Lu, th lưỡi đón từng giọt nước đầu nguồn Sông A Pàng mới rỉ ra từ vỏ trái đất. Giống như con tắc k khô h o được ban cho những giọt sương… Tôi sục sạo khắp rừng… Tôi quỳ hôn..” [89, tr.249].
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng trò chuyện với ngƣời đọc chủ yếu bằng giọng tâm sự trầm tƣ, trữ tình, không đao to búa lớn nhƣng lại “sâu sắc nƣớc đời”. Không chỉ bộc bạch cảm xúc, ông còn gửi vào đấy rất nhiều những suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời, con ngƣời, về lịch sử, văn hóa, về sự sống – cái chết, hữu hạn – vô hạn, vô thƣờng. Vì thế, ngƣời đọc bắt gặp trong ký của ông hòa vào giọng điệu trầm tƣ, trữ tình là giọng chất chứa suy nghiệm và triết lý. Gửi lòng mình say mê cùng thiên nhiên, cây cỏ, nhà văn vẫn bằng chất giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh nhƣng sắc sảo hơn trong lời đúc kết từ việc chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa con ngƣời và cây cỏ: “Hình như cỏ cây cũng có một linh hồn để biết trở giấc nửa chừng đêm. Cái gì đánh bạn lâu dài với con người cũng hóa nên có linh tính, cây gì sống lâu trăm tuổi cũng có dược tính” [97, tr.31]. Đứng trƣớc sự hoang phế của ngọn núi Bạch Mã, nhà văn sử dụng giọng triết lý đầy xót xa: “Với tôi vẫn là thế, những phế tích luôn luôn mang trong mình một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp đau đớn của những thánh tích còn lưu lại trên tro tàn của những gì mà con người từng xây dựng nên và tưởng rằng sẽ tồn tại mãi mãi” [90, tr.233]. Câu chuyện trên dòng sông Bến Hải năm xƣa trong
Hành lang của người và gió đƣợc chuyển tải bằng giọng kể chuyện trầm tƣ pha triết lý thâm trầm, sâu sắc: “Tôi cảm nhận được cả da thịt ấm nóng của Vĩnh Linh – một nửa quê nhà tôi ở bên kia – trong cái bắt tay níu chặt dòng sông đêm ấy. Lịch sử vẫn lóe sáng trong tâm thức mỗi con người, nhiều khi bằng những động chạm rất khẽ, giống như những người già trên núi lấy lửa từ trong đá” [90, tr.169]. Hay có khi giọng điệu triết lý lại trầm tĩnh, bình thản trong lời kết cho Sử thi buồn: “con người rồi ai cũng như ai, phải đi hết buồn vui của cuộc đời, chỉ khác nhau có một chữ thôi, chữ Hoài” [95, tr.165].
Trữ tình và triết lý là hai yếu tố đã tạo nên chất thơ lãng mạn và chiều sâu tƣ tƣởng của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Nhà văn đã trên cái nền của trữ tình để triết luận. Vì thế, giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ và thấm đậm triết lý là kết quả của sự hòa quyện giữa chất trữ tình và triết lý trong cách trần thuật của nhà văn. Cái cách ông chuyển tải nội dung tác phẩm đến ngƣời đọc bằng giọng điệu đặc biệt đó đã tạo nên sức ám ảnh, cuốn hút mạnh mẽ của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng.
3.2.3. Giọng chính luận mang màu sắc báo chí
Bên cạnh hai giọng điệu chủ đạo là giọng sử thi huyền thoại và giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ, một giọng điệu khác góp phần tạo nên phong cách độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đƣợc ông sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm nhàn đàm là giọng chính luận mang màu sắc báo chí.
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là nhà văn luôn bám sát từng hơi thở của cuộc sống, ngay cả khi phải nằm trên giƣờng bệnh ông vẫn không thôi lắng nghe “những vang động” của đời. Ngòi bút của ông tỉnh tảo và sắc sảo trong ghi nhận, phản ánh hiện thực xung quanh, bắt nhạy với cả những vấn đề “nóng” của thời cuộc. Có lẽ vì thế, nhiều tác phẩm ký của ông mang đậm màu sắc báo chí, đặc biệt ở những tác phẩm