Nhân vật anh hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 67)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con ngƣời

2.2. Thế giới nhân vật

2.2.1.1. Nhân vật anh hùng

Với những tác phẩm ký viết về chiến tranh và cuộc sống lao động dựng xây đất nƣớc sau chiến tranh, ông thƣờng lựa chọn để phản ánh những gƣơng mặt nổi bật ở những khía cạnh nổi bật trong những hoàn cảnh đặc biệt. Đó thƣờng là những gƣơng chiến đấu anh hùng trong chiến tranh nhƣ: những ngƣời mẹ anh hùng, những ngƣời cán bộ cách mạng kiên trung, anh dũng, những ngƣời lính giải phóng quân sẵn sàng xông lên tuyến đầu… Ông biết cách tập trung vào những yếu tố, những phẩm chất nổi trội của họ để minh họa sống động cho nội dung mà ông muốn hƣớng tới. Đồng thời, đó cũng là những nét tính cách thu hút và gây ấn tƣợng, xúc động mạnh của nhân vật đối với ngƣời đọc. Tính cách những nhân vật đó của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng mang đậm dấu ấn của chất anh hùng ca, chân thật nhƣng khơi gợi niềm tự hào đối với những con ngƣời đã làm nên lịch sử. Chính vì thế, khi nói đến thế giới nhân vật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, có thể nói đến một kiểu nhân vật: nhân vật anh hùng.

Nổi bật trong kiểu nhân vật anh hùng là hình tƣợng ngƣời Mẹ, ngƣời phụ nữ anh hùng. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã dành nhiều trang viết để tôn vinh họ nhƣ: Tại sao Tổ quốc lại là mẹ Miếng tr u đỏ ánh giặc trên hàng rào điện tử Vành đai trong lửa… Nhà văn đã dựng lên bức chân dung về họ bằng những nét chấm phá nhƣng rất sinh động và sâu sắc. Nhận xét về cách miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Nguyên Ngọc cho rằng: “phải chăm chú lắm, và quan trọng hơn nữa, phải trân trọng lắm mới mô tả được cái động tác này ở mẹ Cửu Trấu, xóm Đông Quan: khi nói chuyện mẹ “hơi nghểnh hàm lên để giữ nước trầu trong miệng” [91, tr.12]. Quả thật, chỉ một chi tiết nhỏ nhƣng đủ để gợi lên hình ảnh một ngƣời mẹ chân chất, thật thà, giản dị và đời thƣờng vô cùng. Ấy thế nhƣng, đó cũng là con ngƣời đã làm nên những điều thật đáng nể: suốt bao năm chiến tranh ác liệt, bất chấp đạn pháo và các cuộc tấn công quét phá càn trắng hủy diệt của địch, mẹ vẫn đứng vững trên mảnh đất Đông Quan để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Mẹ Cộng trƣớc sự tra tấn dã man của kẻ thù vẫn cắn răng để gìn giữ kho vàng của Đảng giao mẹ giữ, mẹ bơi

trong sóng gió, không tiếc thân mình để bảo vệ. Mẹ là ngọn đ n không bao giờ tắt của cách mạng nhƣ ánh sáng ngọn đ n dầu mẹ vẫn thắp đêm đêm làm tín hiệu cho cán bộ cách mạng qua sông. Mẹ Phi thì nổi danh là “một kiện tướng đánh hơn trăm trận” [91, tr.21]. Hình ảnh mẹ hiện lên dƣới ngòi bút của nhà văn nhƣ một tƣợng đài bất khuất: “tóc bạc phơ, chít khăn trắng, cầm roi đứng trước mũi xe tăng, sau lưng bà là một tuyến đường sắt, lòng đất chi chít những hầm bí mật bao giờ cũng đầy người” [91, tr.21]. Mẹ Sâm lại khiến ngƣời ta ngỡ ngàng bởi “tổng hợp được trong sức sống kỳ lạ của bà sức gánh vác trăm bề của mảnh đất đứng đầu sóng gió” [91, tr.23]. Một mình mẹ - một ngƣời đàn bà nông dân không biết chữ chỉ huy cả một mạng lƣới tình báo, biệt động trong thành phố. Cách vận động quần chúng của mẹ cũng thật bình dị nhƣng hiệu quả “vừa bắt chí, vừa vá áo, vừa giảng cách mạng” [91, tr.24]. Chỉ qua mấy mẩu đối thoại ngắn nhƣng đầy thú vị giữa mẹ Duyến và Ủy ban Quốc tế, nhà văn đã cho thấy sự dũng cảm, mƣu trí, dí dỏm và đầy tự tin của mẹ - ngƣời vẫn đêm đêm ch o đò trên sông Bến Hải đƣa cán bộ qua sông, ngày làm liên lạc bí mật. Hay có những hình ảnh ngƣời mẹ, ngƣời chị dù chỉ thoáng qua trên trang sách cũng khiến ngƣời đọc khâm phục bởi sự can trƣờng, mạnh mẽ của họ, nhƣ: cô du kích Giáng La uống nƣớc giải, ăn nõn chuối hoang, nằm hầm, quyết không chiêu hồi giặc; chị Sƣơng nhảy cầu hi sinh trƣớc sự tra tấn, đe dọa của địch; những tấm gƣơng hi sinh của chị Tính, chị Hai Phiến, chị Sáu… trong Vành đai trong lửa. Những phụ nữ, ngƣời mẹ anh hùng ấy chính là hình ảnh của nhân dân vô danh và vô địch, là hình ảnh của Tổ quốc trong khói lửa đạn bom. Chính nhà văn đã phải thốt lên: “Người Mẹ Việt Nam kỳ diệu, nhìn bà là thấy được lịch sử” [91, tr.24]. Chính những con ngƣời ấy đã làm nên lịch sử.

Bên cạnh hình ảnh ngƣời mẹ, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cũng viết nhiều về hình ảnh ngƣời chiến sỹ cách mạng, đó là những ngƣời cán bộ cách mạng chịu đựng gian khổ, ở rừng, nằm hầm… vẫn giữ vững lập trƣờng và niềm tin sắt đá vào tƣơng lai của cách mạng; là những anh lính giải phóng quân can trƣờng, dũng cảm trong cuộc đối chọi với địch; là những thiếu niên “biệt động nội thành” gan dạ, mƣu trí…

Trong tác phẩm Bản di chúc cỏ lau, nhà văn đã viết về câu chuyện của những ngƣời cộng sản nhƣ Bình, Hoàng ở trại Cây Thị trong những ngày đầu gian khổ của chiến tranh. Đây là một tác phẩm truyện ký nên đã “cho phép” ông dễ dàng “phóng bút” hơn trong xây dựng nhân vật. Tác giả đã cho ngƣời đọc một bức chân dung khá đầy đủ về hình thức và nội tâm, cũng nhƣ những nét tiêu biểu về số phận, tính cách của nhân vật chính. Hoàng từ một anh chàng thƣ sinh mặt trắng qua gian khổ của chiến tranh đã lột xác trở thành một ngƣời lính thực sự, một ngƣời cộng sản trung kiên. Ở Hoàng, ngƣời ta bắt gặp sự điềm tĩnh, thâm trầm và thẳng thắn, khác hẳn sự sôi nổi, mạnh bạo và linh hoạt ở Bình. Hoàng nói chuyện với dân làng về lòng thƣơng dân thƣơng nƣớc của Bác Hồ, về tƣơng lai nhất định thắng của cách mạng và kêu gọi mọi ngƣời hãy tự mình bền bỉ giúp nƣớc bằng “tất cả tâm huyết của một người yêu nước” [88, tr.29], anh chặt ống giang đầy nƣớc để trao cho từng ngƣời dân thay chén rƣợu thề. Trong khi đó, Bình lại tìm cách nắm bắt thông tin qua việc chọn lọc từ lắng nghe những mẩu chuyện của thợ rừng, từ đó sử dụng để tạo niềm tin cho dân. Đôi lúc, ở anh ngƣời ta bắt gặp sự “láu cá”, khôn khéo. Anh sẵn sàng “bịa” ra tin không gây thất thiệt gì mà còn có lợi cho cách mạng nhƣ tin anh về làng với mục đích “làm cho bọn ác ôn dụt bớt cái miệng của chúng nó lại”

[88, tr.29]. Mỗi ngƣời một phƣơng pháp, một cá tính nhƣng cả Bình và Hoàng đều là những con ngƣời sống hết mình, không nề hà gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tƣởng cách mạng, vì Tổ quốc và nhân dân. Những dòng chữ bằng máu Hoàng để lại trƣớc khi chết: “Tổ quốc muôn năm, các đồng chí tiến lên” [88, tr.50] đã diễn đạt tất cả ý chí kiên cƣờng và lòng quả cảm phi thƣờng của một nhân cách nhƣ anh. Bình lại khiến ngƣời ta kinh ngạc bởi sức mạnh và khả năng vƣơn lên trƣớc mọi hoàn cảnh sống. Trong những giây phút sinh tử, Bình đã vƣợt qua bằng ý chí sống mãnh liệt và sự bản lĩnh, mƣu trí của mình nhƣ khi bị trăn quấn, khi đối chọi với hổ dữ, khi chống chọi với cái chết trên giƣờng bệnh. Một mặt, phản ánh những phẩm chất anh hùng của nhân vật, mặt khác, nhà văn cũng cho thấy hình ảnh rất đời thƣờng của nhân vật. Để khắc phục cái đói lả ngƣời, những chiến sỹ ở trại Cây Thị

phải tìm cách đi ăn trộm sắn của đồng bào. Nhà văn đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc chiều sâu nội tâm trong nhân vật Bình thông qua miêu tả những khoảnh khắc trầm tƣ của Bình trƣớc cái chết của Hoàng. Một nhân vật anh hùng gây ấn tƣợng khác là e Cả - một thiếu niên biệt động trong tác phẩm Vành đai trong lửa. Thành tích của e thật đáng nể: “trong vòng một năm làm biệt động nội thành, Cả đã độc lập chiến đấu 17 trận, tiêu diệt 96 tên địch, đạt 20 lần danh hiệu dũng sĩ, với năng suất tiêu diệt địch mở đầu 1 tháng đánh 5 trận, kết thúc một đêm đánh 5 trận” [91, tr.188]. Ở nhân vật này, nổi bật là sự láu lỉnh, thông minh, gan dạ, đầy quả quyết và cả sự trong sáng, ngây thơ. Cả đánh giặc rất đơn giản nhƣng hiệu quả với những cái bẫy mìn bằng phân chó, những ổ bánh mì hay quả bí nhét lựu đạn vào trong… và cách đánh không theo một kế hoạch nào, cứ gặp Mỹ là đánh “như người đi săn ham mê”

[91, tr.177]. Mỗi khi biết không thể trốn đƣợc, Cả rất thông minh nhanh trí để tìm cách qua mặt giặc nhƣ ôm vết thƣơng kêu la “tui đi qua, cái chi trong xe nổ làm tui gãy tay, trời đất ơi” [91, tr.178] hay chỉ là đứa trẻ ở quê lên tìm mẹ. Cả thích “lang thang tự do như một hiệp khách dạ hành thời cổ” [91, tr.177] nhƣng không hề vô tổ chức, ngƣợc lại ý thức rất cao về việc bảo vệ tổ chức cách mạng, sẵn sàng chịu đựng sự ác liệt của nhà tù Mỹ - ngụy: nƣớc xà phòng, dây treo, máy quay điện.

Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng không chỉ xây dựng hình ảnh những cá nhân anh hùng, ông còn phản ánh những tập thể anh hùng. Đó là nhân dân xứ Quảng trong cuộc đối đầu tƣởng nhƣ không tƣởng với “hàng rào điện tử” – một thứ hàng rào chiến lƣợc, đƣợc trang bị vũ khí hiện đại, tối tân do Mỹ - ngụy dựng lên trong ánh giặc trên hàng rào điện tử. Thứ “lô cốt thép” đó đã bị ý chí và trí tuệ tuyệt vời của quân, dân xứ Quảng phá tan, sụp đổ. Những nhà chiến lƣợc nhƣ Mác Namara chắc không thể tƣởng tƣợng nổi vì sao một cuộc chiến tốn bao tiền của với những trang thiết bị hiện đại đến thế lại thành “dã tràng xe cát biển đông” trƣớc những ngƣời nông dân vốn chỉ quen tay cày hơn tay súng. Đó là nhân dân Điện Bàn, Giáng La, Phong Thử dũng cảm, mƣu trí, bám làng, bám đất để nuôi cách mạng, giữ phong trào mặc cho “cứ ba người thì chết một” [91, tr.112], “giặc xúc đi rồi dân lại tìm

về” [91, tr.113] khiến công cuộc bình định của giặc khác nào “gƣơm chém nƣớc” trong Vành đai trong lửa. Nhà văn đã mô tả phong thái ung dung của một cụ già giữa bom đạn của kẻ thù để cho thấy tính cách lạc quan, tinh thần vững vàng, không nao núng của nhân dân: “ông cụ hình như đi dạo chơi kiểu thể dục người già, đến đầu đường rồi quay lại. Cụ bước từng bước ung dung, tay mải vuốt chòm râu bạc, phong cách cực kỳ thanh thản tự tại, như một bóng dáng thần tiên trong truyện cổ

[87, tr.46]. Nhân dân miền Nam là thế, giữa lằn ranh của “sống – chết”, họ vẫn luôn

“sống như chưa bao giờ biết đến sự hu diệt, như là mình không thể chết, và đầy tự giác về lẽ tồn tại của mình” [87, tr.49].

Nhìn chung, nhân vật anh hùng trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đều mang tính cách, phẩm chất phi thƣờng do ý chí kiên cƣờng và nỗ lực vƣợt bậc tạo nên. Song họ cũng là những con ngƣời bình thƣờng, do đó cũng mang những nét phổ biến của quần chúng. Họ vừa anh hùng, kiệt xuất lại vừa gần gũi, bình dị.

2.2.1.2. Những con người mới

Ở những tác phẩm viết về công cuộc phục hồi, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng tập trung phản ánh những con người mới của một cuộc sống mới trên những mảnh đất đang hồi sinh mạnh mẽ. Đó là những con ngƣời mang trong mình sức trẻ với khát vọng và ý chí “muốn phá vỡ cái quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì k o và kềm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống” [91, tr.46] và lòng tin vững vàng vào tƣơng lai tƣơi sáng. Họ là những cánh chim đầu đàn của một tập thể quần chúng lao động hăm hở và đầy quyết tâm trên một mặt trận mới: mặt trận lao động sản xuất. Nhà văn chỉ phác họa nhân vật với những nét chấm phá nhƣng đủ để nhân vật hiện lên với sức thuyết phục ngƣời đọc về những con ngƣời mới với sức mạnh chế ngự đƣợc cả thiên nhiên, vƣợt qua khó khăn để vƣơn lên giành thắng lợi.

Trong Chế ngự cát, giữa một tập thể thanh niên tham gia hăng hái, sôi nổi, nổi bật hình ảnh nhân vật Sơn – bí thƣ huyện đoàn với “cái tài điều binh nhanh, sắc, dứt khoát” [87, tr.100] trong chiến trận “Bình Trị Thiên quật khởi” đắp con đê

cát mang tầm vóc lịch sử của đất Hải Lăng. Anh lo lắng đến mất ngủ khi thấy các doanh trại vắng hoe sau cơn mƣa to ập xuống, mừng vui đến khôn siết khi sáng sớm lại thấy tất cả đã vào vị trí. Anh Hoan - bí thƣ huyện ủy Hải Lăng lại gây ấn tƣợng bởi sự sâu sắc, nhạy cảm và suy nghĩ mang tầm chiến lƣợc. Anh hiểu thiên nhiên trên mảnh đất quê anh nhƣ hiểu về một con ngƣời gần gũi: “Anh hiểu cát như cách hiểu nội tâm của một con người, với những khổ đau, những ước vọng và những khả năng để vươn lên của nó” [87, tr.105]. Qua cách nói “say sƣa” của anh về những dự định tƣơng lai có thể thấy một con ngƣời sống đầy tâm huyết, khát khao vƣơn lên mạnh mẽ, niềm tin vững chắc về một cuộc sống ấm no trƣớc mắt cho ngƣời dân Hải Lăng.

Trong ứa con phù sa, chúng ta lại bắt gặp nhân vật Chín – một cán bộ xã năng động, hăng say với công việc. Qua một chi tiết nhỏ: “đưa tay quệt ngang mồ hôi” và hình ảnh “đôi mắt và hàm răng trắng lộ r trên khuôn mặt cháy nắng”, “ngồi không tựa lưng vào thành ghế, bàn tay vẫn giữ lấy cái mũ bộ đội úp trên đùi, dáng nhấp nhổm cứ chực đứng dậy; toàn bộ người anh như bị thúc đẩy bởi một sức cơ động thường trực” [91, tr.53]đã toát lên sức trẻ, sự mạnh mẽ, say mê lao động ở anh – một con ngƣời chân chất, mộc mạc nhƣng mang trong mình niềm tin rất hiện thực về sự no đủ và bình ổn của cuộc sống.

Nhân vật Thi trong Rất nhiều ánh lửa cũng là một con ngƣời mới với niềm đam mê công việc truyền chữ trong những lớp học bình dân. Hình ảnh Thi đƣợc nhà văn xây dựng khá trọn vẹn. Từ trong hồi ức của nhà văn, nhân vật từ thủa còn ngồi trên ghế nhà trƣờng đã là một “Việt cộng nằm vùng”, ngủ gật vì những đêm thức trắng đánh trận tập kích, một tiếng chào thầy trƣớc khi “ra đi dựng trại trên đồi”,

tất cả đã khắc sâu những ấn tƣợng đẹp về một thanh niên đầy lý tƣởng và hoài bão. Chàng thanh niên ấy khi tác giả gặp lại đã trở thành một ngƣời bộ đội từng trải qua những cuộc chiến và còn là một ngƣời thầy giáo đi thắp lửa tri thức cho những ngƣời dân ngh o. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật đƣợc tác giả biểu lộ qua miêu tả những chi tiết rất nhỏ. Từ một hành động tự nhiên nhƣ mang ngọn khoai cho một bà

mẹ với lời dặn dò “mẹ để trên cát cho mát ngọn” [87, tr.4] đã cho thấy sự nhân hậu, ấm áp trong anh và trong cái giọng ngâm thơ đầy sức cuốn hút, pha chút ngậm ngùi của anh biểu lộ một sự rung cảm, một niềm đam mê sâu thẳm trong tâm hồn. Chính tác giả phải thốt lên: “một phần có lẽ bởi đó là tâm hồn Thi; phần khác, đấy chính là một hình ảnh quá đẹp của đất nước, một đất nước vừa lạ lùng vừa thân thiết đang trở về” [87, tr.8].

Có thể thấy, khác với “nhân vật anh hùng”, “những con ngƣời mới” là những nhân vật đời thƣờng nhƣng mang trong những phẩm chất đẹp, sức trẻ, sự hăng say lao động, trần đầy ý chí và niềm tin lạc quan vào tƣơng lai. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng luôn đặt họ trong một tập thể với tinh thần đoàn kết vững chắc nhƣ với nhân vật Sơn, Hoan trong Chế ngự cát là nhân dân Hải Lăng, từ già, trẻ, gái trai đều hừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)