Phát huy tính tích cực chính trị (lãnh đạo, quản lý) của đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 103 - 121)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Phát huy tính tích cực chính trị (lãnh đạo, quản lý) của đội ngũ cán

cách mạng, có thái độ tôn trọng pháp luật.

Năm là, bản thân mỗi ngƣời cán bộ chủ chốt không ngừng nghiên cứu, học

tập, tìm hiểu pháp luật, coi kiến thức pháp luật là một bộ phận hợp thành kiến thức, trình độ, năng lực của mình để tự chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xứng đáng là công bộc của nhân dân trong bộ máy Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

3.2.5. Phát huy tính tích cực chính trị (lãnh đạo, quản lý) của đội ngũ cán bộ chủ chốt chủ chốt

Để phát huy tính tích cực của chính trị và thể hiện vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt, công chức cơ sở ở tỉnh Nam Định phải tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

3.2.5.1. Bảo đảm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở có được cuộc sống vật chất và tinh thần ổn đinh, ở mức trung bình của xã hội.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở có đƣợc mức sống về vật chất và tinh thần ổn định thì họ mới có động lực phấn đấu, rèn luyện tốt hơn để tự giác và chủ động phòng, chống suy thoái đối với chính mình, tham gia cuộc đấu tranh chung của tổ chức và xã hội. Ngƣợc lại, điều kiện sống về vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ chủ chốt thiếu thốn có ảnh hƣởng lớn đến suy nghĩ và hành động của họ. Tính tích cực chính trị sẽ bị chi phối và giảm đi; tính tiêu cực sẽ xuất hiện trong suy nghĩ, tƣ tƣởng và hành động. Nguy hại hơn, một khi tiêu cực không đƣợc ngăn chặn, dần dần tích tụ trở thành thói quen xấu, dẫn đến tƣ tƣởng, tâm lý bất cần trong cuộc sống, có thể làm những việc vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lẽ sống thông thƣờng. Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nƣớc, đoàn thể CT – XH các cấp phải có

trách nhiệm chăm lo đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đảng viên. Đó là tạo điều kiện giúp họ xây dựng, phát triển đời sống vật chất và tinh thần; có những chính sách, quy định chế độ vật chất và tinh thần; bảo đảm cán bộ, đảng viên đƣợc thụ hƣởng kết quả các hoạt động ngay trong từng cơ quan, đơn vị. Bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; trƣớc hết là tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của đội ngũ cán bộ chủ chốt, từ đó nâng cao VHCT của đội ngũ cán bộ chủ chốt này ngay từ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

3.2.5.2. Phát huy dân chủ, tạo môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở thực hiện quyền làm chủ theo Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.

Tổ chức Đảng, Chính quyền, các đoàn thể vững mạnh, giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt có suy nghĩ, tƣ tƣởng, hành động đúng đắn, vững vàng. Ở đâu tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể làm trái, làm sai, vi phạm đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc thì cán bộ rất phân tán về tƣ tƣởng; suy nghĩ và hành động rất đa đạng, phức tạp. Ở đâu nội bộ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, thiếu dân chủ thì ở đó không phát huy đƣợc tính tích cực chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở chƣa tốt, hình thức, mất dân chủ, cả hình thức gián tiếp và trực tiếp, có tác động lớn đến tƣ tƣởng cán bộ chủ chốt ...

Các tổ chức trong HTCT phải có trách nhiệm tạo ra môi trƣờng chính trị tốt, giúp cho cán bộ có thêm khả năng, điều kiện để phòng chống suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống. Môi trƣờng chính trị tốt sẽ làm cho cán bộ có ý thức chính trị tốt hơn, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ chế độ chính trị.

Môi trƣờng văn hóa – xã hội cũng là điều kiện rất quan trọng. Môi trƣờng văn hóa – xã hội sẽ có tính răn đe, cảnh báo, kiềm chế những biểu hiện phi đạo đức, phi văn hóa. Môi trƣờng văn hóa – xã hội tốt là điều kiện nâng cao tầm tƣ duy, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ. Có những quy ƣớc, quy chế để mọi ngƣời tuân theo, làm theo, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt phải gƣơng mẫu, là ngƣời đi đầu trong việc chấp hành, có trách nhiệm xây dựng môi trƣờng văn hóa – xã hội. Do đó,

cần có những thiết chế văn hóa, các công trình, văn hóa trang thiết bị văn hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân và đội ngũ cán bộ; quan tâm định hƣớng các sinh hoạt tôn giáo, văn hóa tâm linh, tránh cực đoan, hoặc hữu khuynh, cho qua, hoặc cấm đoán thô bạo ...

Với thực tế và ý nghĩa đó, sống trong môi trƣờng chính trị, văn hóa, xã hội, thiên nhiên tốt là điều kiện để cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tự giác rèn luyện và nâng cao tính tích cực chính trị, tích cực tham gia, phòng, chống suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống một cách có hiệu quả, qua đó sẽ nâng cao VHCT để phục vụ nhân dân đạt kết quả cao hơn cho chính đội ngũ cán bộ chủ chốt này.

3.2.5.3. Đánh giá đúng, tôn trọng và bảo vệ đội ngũ cán bộ chủ chốt

Đánh giá cán bộ chủ chốt đúng sẽ bố trí, sử dụng cán bộ đúng, phát huy đƣợc khả năng, sở trƣờng của cán bộ chủ chốt. Cán bộ đƣợc đánh giá đúng sẽ phấn khởi, tin tƣởng và tích cực hơn. Ngƣợc lại, đánh giá không đúng, không những không phát huy đƣợc khả năng, tự sáng tạo, sở trƣờng của họ mà còn thủ tiêu tính tích cực, chính trị, làm cho họ kém phấn khởi, dẫn đến chán nản, tự ti, bi quan, tiêu cực, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết, tổn hại cho tổ chức và cán bộ, đảng viên.

Trong đánh giá cán bộ chủ chốt cần minh bạch, rõ ràng, công khai, công bằng. Căn bệnh lãnh đạo đánh giá cán bộ chủ chốt mang tính chủ quan, phiến diện, trong phòng kín ... là rất tai hại. Khắc phục trƣờng hợp chủ quan, dẫn dến các trƣờng hợp đánh giá không đúng hoặc mâu thuẫn: cơ quan chủ quan đánh giá không tốt, nhƣng ngoài xã hội đánh giá tốt; nơi này đánh giá không tốt, nơi kia đánh giá tốt; nơi này cho rằng không sử dụng đƣợc, nhƣng nơi kia lại sử dụng đƣợc và cán bộ lại phát huy tốt.

Đánh giá không đúng, không công tâm, khách quan dẫn đến đối xử sai. Có trƣờng hợp cán bộ, đảng viên vi phạm khuyết điểm thì thi hành kỳ luật trong Đảng khác, kỷ luật của chính quyền khác. Có ngƣời bị thi hành kỷ luật nơi này, đƣợc điều chuyển đi công tác ở nơi khác, có khi còn lên cấp, lên chức cao hơn ... Những biểu

hiện đó trong đánh giá cán bộ chủ chốt là rất tai hại, trực tiếp thủ tiêu tính tích cực, tự giác của cán bộ chủ chốt trong công tác nói chung, trong phòng, chống suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống nói riêng.

Cán bộ chủ chốt, đảng viên có yêu cầu cần phải đƣợc tôn trọng và đƣợc bảo vệ không chỉ ý kiến mà còn quyền lợi và nhân phẩm của họ. Tôn trọng là mối quan hệ ứng xử văn hóa giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa tổ chức với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dƣới. Đƣợc tôn trọng các ý kiến đóng góp, tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, cán bộ, đảng viên sẽ tích cực hơn trong công việc xã hội. Nếu họ không đƣợc tôn trọng, bảo vệ tức là tổ chức xã hội xa rời họ, đẩy họ rơi sang trạng thái khác.

Hiện nay, việc bảo vệ ngƣời dám đấu tranh càng quan trọng, bởi đối tƣợng đấu tranh đa phần là những ngƣời có chức, có quyền, đôi khi là thủ trƣởng trực tiếp của họ. Góp ý của cán bộ, đảng viên không đƣợc tôn trọng, quyền lợi chính đáng của họ không đƣợc bảo vệ sẽ làm mất niềm tin vào lãnh đạo, giảm nhiệt tình công tác và trong nhiều trƣờng hợp suy giảm về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của họ. Đã có cán bộ, đảng viên do không đƣợc đánh giá đúng, do không đƣợc tôn trọng, không đƣợc bảo vệ mà họ đã xa lánh tổ chức, đang làm khác và nghĩ khác, thậm chí đã bị các phần tử cơ hội chính trị lôi kéo, mua chuộc.

3.2.5.4. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền được tham gia đối thoại và chất vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt

Cán bộ chủ chốt còn có nhu cầu đƣợc thông báo thời sự về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc, địa phƣơng, đơn vị; về những vấn đề quốc tế, nhất là các sự kiện thời sự lớn và gây tác động rộng lớn trong xã hội. Thông báo thời sự cũng bằng nhiều cách, nhiều kênh; bằng văn bản, tài liệu thông báo nội bộ, thông qua đội ngũ báo cáo viên ... Thông tin tuyên truyền miệng là hoạt động thông tin, tuyên truyền quan trọng và không thể thay thế. Có những vấn đề do không đƣợc thông báo kịp đã dẫn đến bức xúc về tƣ tƣởng. Trong khi nội bộ chúng ta chậm thông báo cho cán bộ chủ chốt, đảng viên, còn ngoài xã hội dự luận đã rất ồn ào. Trƣớc hiện tƣợng ấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt có thể bị phân tâm, nhƣ ở ngã ba

đƣờng, không rõ thực hƣ, không biết phải giải thích cho quần chúng thế nào. Có ngƣời đã suy diễn, giải thích vấn đề theo chủ quan của mình, có khi trái với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc. Phải thấy hết tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu và thực hiện quyền đƣợc thông tin của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảng viên.

Việc đối thoại và chất vấn cũng là những điều kiện quan trọng và cần thiết đối với cán bộ chủ chốt, vừa là nhu cầu, vừa là một loại quyền. Cấp ủy, bí thƣ cấp ủy, ngƣời đứng đầu cơ quan phải có kế hoạch định kỳ tiếp xúc, đối thoại với cán bộ chủ chốt. Đây cũng là dịp tốt để cấp trên và cấp dƣới hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thuận lợi. Là dịp tốt để cấp trên nghe cấp dƣới; cấp dƣới đƣợc thông tin, giải thích, hiểu đƣợc bản chất của vấn đề. Trong thực tế, ở Nam Định đã có nhiều nơi, nhiều cơ sở sau những cuộc đối thoại đã có không khí phấn khởi, nhiều bức xúc đƣợc giải tỏa; tình hình ổn định và phong trào có chuyển biến mạnh mẽ hơn.

Vừa qua, việc đối thoại và chất vấn ở các cơ quan nhà nƣớc làm tƣơng đối tốt, dù trong một số kỳ họp, phiên họp QH, phiên họp HĐND việc chất vấn còn hình thức, chất lƣợng thấp. Coi trọng và tạo ra điều kiện tốt đáp ứng nhu cầu thông tin, thông báo đối thoại, chất vấn của cán bộ chủ chốt chính là phát huy quyền dân chủ trong Đảng, trong tổ chức chính quyền và các đoàn thể CT - XH, qua đó nâng cao sự hiểu biết, nâng cao VHCT của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

Các nhóm điều kiện trên đây đã bao quát một phạm vi khá rộng lớn đến hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở Nam Định. Nhận diện đƣợc các điều kiện, tạo ra các điều kiện đó góp phần làm cho tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của ngƣời cán bộ chủ chốt luôn có tính chủ động, luôn có tính tích cực trong các hoạt động mang tính chính trị, từ đó VHCT ở đội ngũ cán bộ chủ chốt này ngày một đƣợc nâng lên.

***

Tóm lại: Việc thực hiện phƣơng hƣớng chung và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao VHCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định hiện nay cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nƣớc và sự tích cực tham gia hoạt động chính trị cả về lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Với tinh thần thi đua yêu nƣớc, ý chí tự chủ, sáng tạo, ý thức dân tộc, tính nhân văn ... là những phẩm chất quý báu làm động lực để xây dựng nhân cách đội ngũ cán bộ chủ chốt này. Việc thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, hệ thống, từ việc nâng cao nhận thức về chính trị trong tình hình mới, tạo cơ chế, môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động chính trị là những vấn đề trọng yếu và cốt lõi nhất để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả xây dựng VHCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của thế giới nói chung đang diễn ra với xu hƣớng khá rõ nét: Lấy mục đích nhân đạo, nhân văn làm định hƣớng lý tƣởng. Do đó, nhu cầu nhận thức và hoạt động thực tiễn liên quan đến các hiện tƣợng văn hóa ngày càng phân chia văn hóa ra thành nhiều loại: Văn hóa đạo đức, văn hóa đảng, văn hóa pháp quyền, VHCT, văn hóa tƣ duy, văn hóa giao tiếp ... Xuất phát từ đƣờng lối đổi mới của Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, hơn nữa trong quá trình dân chủ hóa nhằm từng bƣớc hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa, VHCT đóng một vai trò quan trọng. Sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Đại hội đã đề ra một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế mà cả trong lĩnh vực tƣ tƣởng và văn hóa nhằm đổi mới cả đời sống vật chất – tinh thần trong xã hội. Việc xác lập VHCT xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân thực chất là biểu hiện sự phù hợp giữa chính trị nhân văn hƣớng tới cái đích chân, thiện, mỹ với tính tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Việc hình thành VHCT ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu lý tƣởng của Đảng và nhân dân lao động cả nƣớc hiện nay và tƣơng lai.

Chính trị là lĩnh vực liên quan cũng nhƣ các mối liên hệ đến hàng triệu, hàng triệu con ngƣời, do vậy, những ngƣời hoạt động chính trị chuyên nghiệp, những cán bộ chủ chốt lãnh đạo chính trị là những ngƣời đảm đƣơng công việc thật sự quan trọng và to lớn, họ phải có hệ thống giá trị nhƣ tài năng, phẩm chất, đạo đức và sự tận tụy quên mình vì mọi ngƣời, vì sự tiến bộ xã hội để đƣợc mọi ngƣời hƣởng ứng và tự nguyện đi theo, lãnh đạo thật sự là một công việc khó khăn, nhọc nhằn và đầy thử thách. Cán bộ chủ chốt là ngƣời dẫn dắt nhân dân, tổ chức và thay đổi cuộc sống theo đƣờng lối của Đảng, họ phải biết cổ vũ và đấu tranh cho chân, thiện, mỹ, chống lại cái ác, cái xấu, biết hoàn thành sứ mệnh của tổ chức và đáp ứng đúng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Đảng ta đang quyết tâm đổi mới và trƣởng thành không ngừng để luôn thực hiện đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng ta là đạo đức, là văn minh.

Ở tỉnh Nam Định hiện nay, nâng cao VHCT của ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức cấp cơ sở là một điều kiện, một biện pháp cực kỳ quan trọng để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nƣớc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phƣơng hƣớng nhằm xây dựng và phát triển VHCT Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đặc sắc nói chung và VHCT ở tỉnh Nam Định nói riêng là phát huy truyền thống VHCT yêu nƣớc và tiến bộ của nhân dân các dân tộc Việt Nam, kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác –

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 103 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)