NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 46 - 90)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘ

2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định tác động đến văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

* Vị trị địa lý và địa hình

Nam Định có diện tích tự nhiên 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), là bộ phận phía đông nam giáp biển của châu thổ Sông Hồng.

Phía Bắc Nam Định giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội 90 km.

Tỉnh đƣợc chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện là: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng với 230 xã, phƣờng, thị trấn.

Địa hình tỉnh Nam Định tƣơng đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tỉnh tập trung một số ít đồi núi

thấp nhƣ Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là Thƣơng Sơn, Mai Sơn – Ý Yên), Côi Sơn (còn gọi là núi Gôi), Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản)… Dƣới chân núi thƣờng có những dòng sông nhỏ chảy quanh tạo nên cảnh trí hữu tình. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy.

Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:

Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng.

Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng; có bờ biển dài 72 km

Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định.

* Khí hậu và các loại tài nguyên

Đặc điểm khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, khô do đồng bằng chịu tác động mạnh nhất của gió mùa đông bắc, so với dải đồng bằng miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.

Mặt khác, khí hậu Nam Định cũng có những sắc thái riêng do vị trí đông nam giáp biển. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23-240C, độ ẩm trung bình năm 83-84%. Nam Định có lƣợng mƣa trung bình trong năm từ 1.750 đến 1.800mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.650-1700 giờ.

Tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17oC; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29oC.

Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.

Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.

Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi.

Đất đai Nam Định có độ tuổi tƣơng đối trẻ, non một nửa diện tích có độ tuổi hơn 1000 năm và một nửa diện tích có độ tuổi dƣới 1000 năm. Tại châu thổ trẻ này, các hợp phần địa chất - nham thạch, địa hình và thổ nhƣỡng có quan hệ phát sinh rất chặt chẽ, trong đó vai trò quyết định thuộc về các quá trình sông - biển hình thành châu thổ lấn biển. Các vật liệu tích tụ sông - biển là nham tƣớng của các kiểu địa hình và của thổ nhƣỡng. Các quá trình tạo thành địa hình lại phân phối các vật liệu ấy, đồng thời cũng xác định vị trí của các loại đất. Do vậy, lớp phủ thổ nhƣỡng ở đây gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa sông, đất mặn và đất cát vùng ven biển. Do đó, thổ nhƣỡng Nam Định chia ra làm hai vùng lớn: vùng không còn chịu ảnh hƣởng của biển và vùng còn chịu ảnh hƣởng của biển.

Năm 2000, nguồn tài nguyên đất của tỉnh đƣợc sử dụng nhƣ sau: đất nông nghiệp 106.662 ha (chiếm 65% diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là 91.068 ha; đất chuyên dùng là 25.312 ha (15,4%); đất thổ cƣ 9.399 ha (5,8%); đất lâm nghiệp 4.723 ha (2,9%) và đất chƣa sử dụng chiếm 10,8% với 17.644 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nƣớc là 1.120 m2. Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhƣỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Thêm vào đó, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng đất đang đƣợc bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đƣợc 80 – 120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ 1.500 – 2.000 ha.

Đƣợc canh tác thâm canh, thảm thực vật tự nhiên coi nhƣ không còn, thay vào đó là một tổng thể những loại cây trồng vô cùng phong phú, nhiều nhất là lúa, ngô, đỗ, lạc, vừng, các loại rau và hoa quả... Đặc biệt, khu vực cửa Ba Lạt đã hình thành nên rừng ngập mặn duy nhất ở Việt Nam, đƣợc quốc tế công nhận là rừng ngập mặn thứ 50 của Công ƣớc Ramsar về các vùng đất ngập nƣớc trên thế giới.

Khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt này có diện tích hơn 7.100 ha, là điểm dừng chân của các loài chim di trú quốc tế. Ƣớc tính có tới 215 loài chim nƣớc hiện đang sinh sống tại đây, trong đó có những loài gần nhƣ tuyệt chủng nằm trong sách đỏ quốc tế nhƣ: cò thìa, bồ nông, mòng biển, choi choi, mỏ thìa, diệc đầu đỏ… Với những ƣu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng, Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ là rừng ngập mặn độc đáo, là tài nguyên thiên nhiên quý báu của quốc gia, nơi đây đang chứa đựng những tiềm năng biển vô cùng quý giá về sinh thái biển, du lịch biển.

Diện tích rừng trồng năm 2000 là 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển. Cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật, động vật cả nƣớc. Không những tự nhiên trong tỉnh giàu có về tài nguyên tự nhiên nhƣ khí thiên nhiên, nƣớc khoáng, vật liệu xây dựng, đất đai phì nhiêu, nông sản và hải sản phong phú, mà còn do vị trí đặc biệt về phía đông nam giáp biển của đồng bằng sông Hồng nên rất thuận lợi cho kinh tế biển phát triển. Hiện nay năng suất lúa bình quân ở Nam Định vào loại cao nhất đồng bằng sông Hồng và vùng muối Văn Lý cũng lớn nhất đồng bằng.

Khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất – Khoáng sản, trên địa bàn có một số loại:

Nhiên liệu: gồm than nâu ở Giao Thuỷ, đƣợc phát triển dƣới dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dƣới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ đang đƣợc Nhà nƣớc ký hợp tác với các công ty khai thác dầu mỏ của một số nƣớc để thăm dò tìm kiếm.

Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hƣng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn phân bố dƣới dạng “vết”, trữ lƣợng ít.

Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phƣơng Nhi đã đƣợc khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông nhƣ Đồng Côi (Nam Trực), trữ lƣợng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân

Trƣờng) trữ lƣợng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực). Các mỏ sét mới đƣợc nghiên cứu sơ bộ, chƣa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lƣợng, chất lƣợng.

2.1.2. Những đặc điểm kinh tế của tỉnh Nam Định tác động đến văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

* Tiềm năng kinh tế

Nam Định là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nƣớc và trên 70 km bờ biển cùng với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm của nhân dân đã tạo cho Nam Định có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Ngoài ra với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nguồn lao động dồi dào cũng tạo thế mạnh cho Nam Định phát triển về kinh tế.

Mặc dù với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng còn khó khăn, lại cách xa các trung tâm kinh tế, ít đƣợc hƣởng tác động lan tỏa của các vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, nhƣng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ƣơng, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, những năm qua, Nam Định đã có những bƣớc phát triển nhanh, vị thế của Tỉnh ngày cành đƣợc cải thiện và nâng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh ƣớc đạt 9458 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2008 (kế hoạch tăng 7%).GDP bình quân đầu ngƣời đạt 12,2 triệu đồng (kế hoạch 10,5 triệu đồng). Năm 2008, cơ cấu kinh tế là: Nông – Lâm – Thủy sản 30,5%; Công nghiệp, xây dựng 35,1%; Dịch vụ 34,4%. Năm 2009, tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 210 triệu USD (kế hoạch 200 triệu USD). Tổng nguồn vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn tỉnh ƣớc thực hiện 8800 tăng 19,4% (kế hoạch tăng 10%)

Ở vùng nƣớc mặn, ƣớc tính toàn tỉnh có khoảng 157.500 tấn cá, chiếm 20% tổng trữ lƣợng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó khả năng cho phép khai thác cá là 70.000 tấn. Bên cạnh đó là các loại tôm với 45 loài, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế, trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm; có 20

ra, 8.500 ha mặt nƣớc lợ cho thu hoạch trên 6.100 tấn/năm thuỷ sản các loại và 13.500 ha mặt nƣớc ngọt hàng năm thu đƣợc trên 6.400 tấn cá thịt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trên cơ sở đó, ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản cũng đƣợc chú trọng, coi đó là ngành công nghiệp trọng tâm trong thời gian tới nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phƣơng.

Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tƣơng đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nƣớc.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, định hƣớng Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Nam Định xác định đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các cấp, các ngành phải xác định rõ quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất, tiếp tục đổi mới phƣơng thức chỉ đạo, điều hành, tác phong, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính; chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và các tổ chức cơ sở đảng, gắn với việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi đây là khâu đột phá, nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đã đề ra.

* Tiềm năng du lịch

Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu. Các tiềm năng du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh hiện có:

Quần thể di tích Đền Trần - Bảo Lộc: nơi thờ 14 vị Vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV; tƣợng đài Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch.

Khu tƣởng niệm cố Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, ngƣời chiến sĩ cộng sản kiên cƣờng, mẫu mực tại xã Xuân Hồng – Xuân Trƣờng.

Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy: thờ bà chúa Liễu Hạnh, lễ hội đƣợc mở vào thánh 3 âm lịch. Chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ với những kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội tổ chức vào tháng 9 âm lịch; ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Chu, đền Thánh Phú Nhai…

Vùng đất bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (Giao Thuỷ): cách Nam Định 60 km về phía Đông, là sân ga cho nhiều loài chim quý hiếm từ phƣơng Bắc đến cƣ trú vào mùa đông. Vùng này đã đƣợc tổ chức quốc tế RAMSA xếp hạng là vùng du lịch sinh thái của những ngƣời yêu thiên nhiên.

Vùng ven biển còn có 2 bài tắm Quất Lâm và Thịnh Long đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp kết cấu hạ tầng để đón khách về tham quan du lịch nghỉ mát và tắm biển.

2.1.3. Những đặc điểm về chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định tác động tới văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

* Những đặc điểm về chính trị của tỉnh Nam Định

- Dân số: Nam Định là tỉnh lớn với 2000160 ngƣời (năm 2008). Mật độ dân số trung bình: 1211 ngƣời/km². Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

- Trình độ dân trí: Đến nay, tỉnh đã có 229/229 xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

- Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động có hơn 2 triệu ngƣời, chiếm tỷ lệ 60% dân số toàn tỉnh. Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 1.500.000 ngƣời, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là chủ yếu (chiếm 81,43%).

- Tình hình đời sống: sự phân hóa giàu nghèo có sự chênh lệch khá lớn giữa thu nhập của các hộ nông thôn, đặc biệt là những hộ ở nông thôn vùng ven biển. Toàn tỉnh, có 95.345 hộ nghèo, chiếm 21,94%. Trong đó: khu vực thành thị là 18,52%; khu vực nông thôn chiếm 38,42% (Năm 2009).

quản lý nhà nƣớc nhằm đạt những mục tiêu chính trị và các giá trị chính trị xác định. Chỉ có trong điều kiện chính trị xã hội chủ nghĩa, quần chúng nhân dân là ngƣời chủ đích thực của quyền lực chính trị thì những giá trị dân chủ mới đƣợc thực thi triệt để.

Trong những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã tập trung sắp xếp bộ máy cán bộ chủ chốt, ổn định tổ chức, bố trí điều động, luôn chuyển đổi đội ngũ cán bộ chủ chốt, kiện toàn một bƣớc hệ thống chính trị, từng bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Chính quyền từng bƣớc đổi mới. Thực hiện Kế hoạch số 68-KH/TU, ngày 18-6-2013 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về việc Tổng kết Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28-3-1992 của Bộ Chính trị (khóa VII) về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, Ban Thƣờng vụ Thành ủy báo cáo kết quả triển khai thực hiện tại Đảng bộ thành phố, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là ngƣời đứng đầu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ số lƣợng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm chất lƣợng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, có sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Ngày 17/01/2014, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 17-CT/TU về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 46 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)