Cấu trúc của văn hóa chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 26 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1.2. Cấu trúc của văn hóa chính trị

Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trục của VHCT. Tuy nhiên, xét VHCT với tƣ cách là hệ giá trị do chủ thể chính trị sáng tạo ra thì VHCT đƣợc cấu thành trong sự thống nhất, tác động qua lại của những nhân tố cơ bản sau đây:

Trí thức chính trị: Là sự nhận thức các quy luật chung nhất của các quá trình vận động, phát triển, của các quá trình cũng nhƣ các tri thức đƣợc khái quát từ các hiện tƣợng chính trị, chế độ chính trị và nền chính trị.

Kinh nghiệm chính trị: Là tri thức đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn, nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động của thể chế chính trị.

Ý thức chính trị: Ý thức chính trị là mặt tinh thần của chủ thể chính trị. Lý tƣởng, niềm tin, mục đích chính trị đƣợc biểu hiện một cách tự giác, có hƣớng đích trong thực tiễn hoạt động chính trị. Ý thức chính trị có đƣợc thông qua một quá trình rèn luyện gian khổ trong thực tiễn, phải trải qua quá trình nhận thức từ tình cảm đến lý tính, từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng trở thành hành động tự giác của con ngƣời. Phấn đấu, hy sinh quyết tâm thực hiện mục tiêu lý tƣởng chính trị đã đƣợc nhận thức.

Lý tƣởng chính trị: Là mục tiêu chính trị cao nhất của mỗi chủ thể chính trị. Lý tƣởng chính trị quy định hành động chính trị. Mỗi chủ thể chính trị và con ngƣời chính trị luôn luôn hành động tự giác, thậm chí hy sinh xả thân cho mục tiêu lý tƣởng chính trị, mỗi khi lý tƣởng trở thành lẽ sống thì nó có sức lay động, lôi cuốn

tập hợp hàng triệu, hàng triệu ngƣời tham gia vào quá trình chính trị, góp phần giành thắng lợi quyết định của cách mạng. Lý tƣởng chính trị do tri thức chính trị quy định.

Niềm tin chính trị: Là trạng thái thừa nhận sự đúng đắn đối với lý tƣởng chính trị, niềm tin chính trị vừa có tính cảm tính, vừa có tính lý tính, nó là thái độ chủ quan của con ngƣời, do đó cũng có thể dẫn tới sai lầm.

Thực tế đã chứng minh, một số đồng bào dân tộc Tây Nguyên đặt niềm tin chính trị mù quáng vào một “Nhà nƣớc Đề Ga độc lập” và đã tham gia bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên đó là sự sai lầm của niềm tin chính trị.

Tình cảm chính trị: Là trạng thái ban đầu của ý thức chính trị, là hoạt động mang tính tâm lý, là thái độ bảo vệ, ủng hộ, phấn đấu cho mục đích chính trị, lý tƣởng chính trị. Trải qua thời gian, tình cảm chính trị dần dần đƣợc giác ngộ bằng tri thức khoa học. Làm cho tình cảm chính trị trở thành lý trí, chuyển hóa hành động của chủ thể chính trị từ tự phát sang hành động chính trị tự giác.

Lý trí chính trị: là trạng thái nhận thức đƣợc dẫn dắt bởi cơ sở khoa học. Lý trí chính trị trực tiếp dẫn dắt hành động chính trị. Trong một nền chính trị mà lý trí chính trị đƣợc củng cố, thống nhất thành nhân tố chủ đạo tiệm cận với ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân thì nền chính trị đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Trái lại một nền chính trị mà lý trí chính trị bị suy giảm, đánh mất niềm tin chính trị, xét lại tri thức chính trị. Chủ thể chính trị không thƣờng xuyên bồi dƣỡng, rèn dũa, mài sắc lý trí chính trị cho mình và cho quần chúng thì dễ dẫn đến mất phƣơng hƣớng và đe dọa vai trò chính trị của Đảng cầm quyền.

Năng lực chính trị: Là khả năng hoạt động chính trị của chủ thể chính trị, đƣợc biểu hiện trên hai lĩnh vực hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn. Năng lực chính trị quyết định hiệu quả (hàm lƣợng, mức độ, giá trị) của VHCT hoạt động chính trị.

Hệ tƣ tƣởng và đƣờng lối chính sách của Đảng cầm quyền: Là bộ phận hạt nhân của VHCT. Hệ tƣ tƣởng khoa học phản ánh đúng quy luật khách quan, phù hợp xu thế thời đại, vì sự tiến bộ xã hội và giải phóng con ngƣời đó là hệ tƣ tƣởng mang nội dung VHCT cao.

Hệ tƣ tƣởng là một hệ thống phạm trù, quy luật, mục tiêu, quan điểm, phƣơng pháp, hình thức, nội dung chính trị của một giai cấp nhất định. Hệ tƣ tƣởng chỉ ra con đƣờng và phƣơng thức để đạt tới các mục tiêu chính trị mang tính phổ quát, làm cơ sở nhận thức luận cho các Đảng chính trị trong quá trình đề ra đƣờng lối chính sách và phƣơng thức hoạt động của mình phù hợp với thực tiễn chính trị hiện thực. Hệ tƣ tƣởng là một hệ thống mở, luôn luôn đƣợc sáng tạo bổ sung để không bị lạc hậu bởi lịch sử.

Đƣờng lối chính trị là con đƣờng đi tới tƣơng lai, là mục tiêu chiến lƣợc, nhiệm vụ chiến lƣợc, phƣơng hƣớng và biện pháp chính trị do Đảng chính trị vạch ra cho một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong quá trình phát triển của một quốc gia, dân tộc.

Chính sách chính trị là sự cụ thể hóa các mục tiêu chính trị của chính Đảng, thành ý chí của Nhà nƣớc với tƣ cách là trung tâm của quyền lực chính trị trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hay đƣợc biểu hiện ở các quy tắc, quy ƣớc chỉ đạo hoạt động của các lực lƣợng chính trị của một chính Đảng không tham chính, nhằm lôi kéo các tầng lớp trong xã hội tham gia vào hoạt động chính trị của các Đảng.

Các truyền thống chính trị mang giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc và nhân loại: Văn hóa của một dân tộc là linh hồn, là “căn cƣớc” để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy, VHCT với tƣ cách là nhân lõi của văn hóa tự nó phải hàm chứa các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên những giá trị văn hóa, chính trị mang đậm truyền thống dân tộc. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc độc lập, tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng; tính sáng tạo, năng lực tiếp biến văn hóa trƣớc hoàn cảnh; lòng nhân ái khoan dung; tinh thần bang giao và đoàn kết Quốc tế. Những giá trị truyền thống đó đƣợc nâng lên thành VHCT Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tinh thần yêu nƣớc đƣợc nâng lên thành giá trị chuẩn mực quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa yêu nƣớc gắn với tinh thần Quốc tế trong sáng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát triển các quan hệ cộng đồng thành khối đại đoàn kết toàn dân tất cả vì độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân.

“Văn hóa chính trị Việt Nam phát triển vƣợt trội hơn những điều kiện kinh tế xã hội cần có. Điều đó một mặt nói lên tầm vóc, vị thế chính trị của dân tộc trƣớc hoàn cảnh, nhƣng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần khắc phục trong tâm lý đạo đức của hoạt động chính trị do sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội còn lạc hậu có thể dẫn tới hạ thấp chất lƣợng văn hóa chính trị” [37, tr.45].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)