Chức năng của văn hóa chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 29 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1.3. Chức năng của văn hóa chính trị

* Chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chủ thể chính trị

VHCT có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội trong đời sống chính trị. Trong quá trình điều chỉnh một mặt nó dựa vào những chuẩn lực giá trị, mô hình chính trị để điều chỉnh hành vi, hành động của chủ thể phù hợp với cái tốt, cái đúng. Mặt khác, nó tăng cƣờng khả năng tự điều chỉnh của các chủ thể phù hợp, hài hòa với lợi ích của các chủ thể khác, với lợi ích xã hội.

Vai trò điều chỉnh của VHCT chủ yếu thực hiện thông qua các chuẩn giá trị của nó với nhiều thang bậc và phạm vi khác nhau. Có những chuẩn giá trị mà ý nghĩa và vai trò điều chỉnh của nó chỉ mang tính nhất thời, đặc biệt là những chuẩn giá trị củng cố quan hệ giữa các đảng phái chính trị, giữa các nhóm xã hội lớn khác nhau thƣờng do sự cân nhắc về mặt chiến lƣợc hoặc chiến thuật, do lợi ích của hoàn cảnh và thời cơ quy định. Nhƣng cũng có bộ phận các giá trị chính trị, thƣờng gọi là các nguyên tắc chính trị, mang tính bền vững, bởi những nguyên tắc này thƣờng quyết định vận mệnh chính trị của một chủ thể nào đó. Xa rời, từ bỏ nguyên tắc ấy có nghĩa là đời sống chính trị, quyền lợi chính trị của chủ thể đó cũng không còn nữa. Chẳng hạn, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo hoạt động chính trị luôn giữ vững các nguyên tắc chính trị của mình, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng là một tổ chức chặt chẽ trên nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng là đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nƣớc Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng là Nhà nƣớc của dân, do

dân và vì dân là những nguyên tắc chính trị cho mọi hoạt động của Đảng. Đảng không bao giờ xa rời những nguyên tắc này.

* Chức năng tổ chức và quản lý xã hội

VHCT đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế: Ngày nay, sự phát triển kinh tế - văn hóa không chỉ là bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế mà còn phụ thuộc vào sức mạnh của văn hóa nói chung, VHCT nói riêng. Hiệu quả của nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, vào các giá trị tinh thần của xã hội, các thể chế chính trị, vào trình độ, năng lực, phẩm chất của những con ngƣời chính trị, đặc biệt là giới cầm quyền, văn hóa là nhân tố quan trọng của kinh tế, một nhân tố quy định bên trong của hoạt động sản xuất.

VHCT đối với việc giải quyết vấn đề chính trị: Ý thức chính trị, các thiết chế quản lý chính trị, hoạt động chính trị thực tiễn, đều liên quan đến VHCT, đều thể hiện trình độ VHCT của một lực lƣợng xã hội, một giai cấp, một tổ chức hay một các nhân nào đó. Bản thân đời sống chính trị là một hệ thống các giá trị VHCT, vì các chủ thể chính trị sử dụng các giá trị VHCT đó nhƣ thế nào, có phát huy đƣợc vai trò của các giá trị VHCT trong việc giữ vững nền chính trị và sự ổn định chính trị của mình hay không.

VHCT đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội: Mục đích của quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay của ta là thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, giá trị văn hóa góp phần ngăn ngừa, hạn chế cái ác, cái xấu, cái sai, hƣớng con ngƣời vƣơn đến tính nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Tầm cao VHCT là điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội luôn phải lấy giá trị văn hóa làm mục tiêu, công bằng xã hội đầy đủ nhất cũng dựa trên nền tảng chân, thiện, mỹ. Nếu đối lập giá trị văn hóa với công bằng xã hội, tách văn hóa khỏi công bằng xã hội đều dẫn đến bất công.

* Chức năng đánh giá và dự báo chính trị

Chức năng đánh giá văn hóa chính trị thể hiện qua thái độ của các chủ thể VHCT đối với một hiện tƣợng, một sự kiện, một quá trình chính trị nào đó.

Trên cơ sở nhận thức, chủ thể đánh giá các hiện tƣợng trong đời sống chính trị và lựa chọn cho mình những hành vi theo đánh giá ấy. Nhƣ vậy, VHCT kết hợp với khả năng chủ quan của mỗi chủ thể là cơ sở cho các đánh giá chính trị. Nhờ khả năng đánh giá các hiện tƣợng và các quá trình chính trị, trên cơ sở những tri thức và định hƣớng chính trị, các chủ thể có thể dự báo đƣợc sự phát triển của chúng trong tƣơng lại.

Khả năng dự báo này là một phần quan trọng trong nhận thức VHCT của mỗi chủ thể, nếu dự báo chính xác, thì hành vi của họ có ý nghĩa to lớn trong việc hƣớng tới mục tiêu đề ra.

Nhƣ vậy: Nhận thức về bản chất của VHCT, cấu trúc và chức năng của VHCT là cơ sở lý luận, quan điểm nền tảng rất cần thiết cho việc nhận thức về thực trạng VHCT của đội ngũ cán bộ cấp xã, phƣờng, thị trấn ở nƣớc ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.

* Những giá trị đặc trưng cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam: Có thể

khái quát một số đặc trƣng cơ bản của nền VHCT Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, nền VHCT Việt Nam đề cao tinh thần yêu nƣớc, độc lập dân tộc

và chủ quyền quốc gia; chủ nghĩa yêu nƣớc là kết tinh những giá trị tiêu biểu nhất của VHCT Việt Nam: Khắc phục thiên tai và chống giặc ngoại xâm là hai thao tác lịch sử thƣờng trực và chính là hằng số vật chất quan trọng làm nên tính cố kết cộng đồng trong đời sống của con ngƣời Việt Nam. Dựng nƣớc và giữ nƣớc là nơi kết tinh trí tuệ, nhân cách và sức mạnh sang tạo của dân tộc Việt Nam. Với tình yêu quê hƣơng, xứ sở, làng xóm, sự gắn bó, cấu kết cộng đồng có lịch sử và văn hóa chung; ý thức dân tộc và tự hào dân tộc; về toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, hƣớng về dân tộc và tự hào dân tộc; về toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, hƣớng về dân và lấy dân làm gốc … là những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng. Tình cảm và tƣ tƣởng yêu nƣớc là tình cảm và tƣ tƣởng lớn nhất, bao trùm nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là bộ phận cốt lõi nhất trong VHCT Việt Nam hiện nay. Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác –Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng cho mọi hoạt động của mình. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh luôn vì con ngƣời và mang những giá trị nhân văn, luôn hƣớng mọi hoạt động của con ngƣời đi đến chân, thiện, mỹ, chính vì thế mà đây là một bộ phận cốt lõi nhất trong VHCT Việt Nam hiện nay. Từ khi Đảng ta đƣợc thành lập cho đến nay, giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một trong những mục tiêu mà Đảng ta cần đạt tới, đó là vì con ngƣời, đem lại tự do hạnh phúc cho con ngƣời, cho nhân dân.

Thứ ba, những chuẩn mực mang giá trị nhân văn trong hoạt động chính trị

thực tiễn của Việt Nam. Những chuẩn mực mang giá trị nhân văn trong hoạt động chính trị thực tiễn Việt Nam qua các thời kỳ từ khi xây dựng đất nƣớc đến nay, có thể khái quát nhƣ sau: Lấy nhân nghĩa để cứu nƣớc, cứu dân, dựa vào dân mà cứu nƣớc. Độc lập dân tộc, non sông đổi mới trong một thế giới hòa bình, những giá trị này hiện nay vẫn còn phù hợp với nhân loại và là một xu thế tất yếu của các dân tộc tiến bộ trên thế giới. Hiện nay đất nƣớc ta đã hòa bình thống nhất, tiến hành hiện đại hòa bình đất nƣớc, mọi chủ trƣờng, đƣờng lối của Đảng đều cho dân và vì dân, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu, bên cạnh đó có những chính sách cụ thể nhằm giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Đó là những giá trị nhân văn mà Đảng ta đã kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, tiếp thu phê phán, chọn lọc những giá trị của nhân loại đề bảo tồn và phát triển VHCT Việt Nam

Trong hoạt động thực tiễn, Đảng ta luôn biết kế thừa và phát triển những giá trị VHCT truyền thống tốt đẹp trong việc xử lý chính trị nhƣ: lấy việc nhân nghĩa để cứu nƣớc, cứu dân, dựa vào dân để cứu nƣớc.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới nhằm đƣa đất nƣớc đi lên theo hƣớng CNH, HĐH, Đảng ta đã và đang thực hiện chủ trƣơng dân giàu nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với sự phát triển và công

bằng xã hội. Đó là mục tiêu chính trị mang tính nhân văn, mang những giá trị chân, thiện, mỹ. Nhiệm vụ của các chủ thể chính trị hiện đại, mà trên hết là các chủ thể lãnh đạo vừa phải biết kế thừa các giá trị tốt đẹp, mặt khác phải tìm cách hạn chế và khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực từ truyền thống để góp phần tạo nên một môi trƣờng VHCT Việt Nam tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy quá trình phát triển đất nƣớc trên con đƣờng CNH, HĐH. Cụ thể, nhiện vụ của VHCT hiện đại ở Việt Nam là VHCT đƣợc xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối các lĩnh vực đời sống xã hội, biết kế thừa và phát huy một các hợp lý những cái hay cái đẹp trong truyền thống, đồng thời tiếp thu những cái hay cái đẹp của VHCT hiện đại (kể cả của nƣớc ngoài).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)