Nâng cao năng lực thực thi chính trị (trình độ, kinh nghiệm, khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 90 - 94)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao năng lực thực thi chính trị (trình độ, kinh nghiệm, khả năng

3.2.2.1. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ hợp lý, khoa học

Trong thời gian từ năm 2003 đến nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở của tỉnh Nam Định đã không ngừng phát triển và trƣởng thành, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ lãnh đạo, quản ý về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý, kinh nghiệm lãnh đạo có nhiều triển vọng vƣơn lên trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015. Báo cáo chính trị trình Đại hội XVII (Nhiệm kỳ 2010 – 2015) của Đảng bộ tỉnh Nam Định cũng đã đánh giá cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã đạt đƣợc nhiều kết quả rất quan trọng. Những kết quả đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã góp phần nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, đây là nhân tố đảm bảo cho việc lãnh đạo hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong nhiệm kỳ qua.

Để đƣa Nghị quyết XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII đi vào cuộc sống nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, cần phải thực hiện tốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, công chức và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy. Đây là một nội dung quan trọng, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức Đảng phải nghiên cứu quán triệt một cách sâu sắc để mỗi cán bộ, đảng viên nắm giữ vững chủ trƣơng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phƣờng, thị trấn, đối với cấp ủy và ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị để có đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện phải có sự nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tính chiến lƣợc trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân sự cho nhiệm kỳ kế tiếp và chủ động tạo nguồn cán bộ chủ

chốt cho những nhiệm kỳ tiếp theo với chất lƣợng cao, đồng bộ về cơ cấu theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Có quản lý tốt mới có đánh giá chính xác về cán bộ chủ chốt, là cơ sở để phân công, bố trí hợp lý, giúp cán bộ chủ chốt phát huy năng lực sở trƣờng công tác, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng. Trong quá trình đánh giá cán bộ chủ chốt phải đảm bảo tính khách quan, công khai, trung thực và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Đồng thời đề cao tính trung thực của cán bộ chủ chốt khi tự đánh giá về mình và phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện nhân tài để bồi dƣỡng, sử dụng và phát huy hết khả năng của cán bộ.

3.2.2.2. Thực hiện đúng quy trình 3 khâu giữa quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, như là khâu đột phá trong công tác cán bộ

Phải căn cứ vào Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 04 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Nam Định để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ thuộc phạm vi quản lý và đề xuất quy hoạch các chức danh thuộc diện cấp trên quản lý. Cán bộ chủ chốt trong diện quy hoạch phải là những ngƣời đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhƣng cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn; chú trọng lựa chọn nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật; mỗi chức danh quy hoạch phải có từ 2 đến 3 đồng chí và một đồng chí có thể quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh, theo hƣớng "mở" và "động" (không khép kín, không hạn chế số ngƣời đƣợc định sẵn một cách chủ quan nhƣ vừa qua nhiều nơi trong tỉnh đã làm và đƣợc rà soát, điều chỉnh thƣờng xuyên theo sự phát triển của cán bộ để kịp thời bổ sung nhân tố mới). Quan tâm đào tạo sau đại học cho cán bộ chủ chốt cả trong và ngoài nƣớc đối với các ngành khoa học công nghệ, pháp luật quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế theo các đề án của tỉnh và dự án của Bộ, ngành Trung ƣơng. Sau đào tạo nhất thiết phải gắn với bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ.

Các cấp ủy chỉ đạo tập trung, tích cực thực hiện tốt phƣơng châm: Vừa đẩy mạnh việc luân chuyển, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở có chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa coi trọng mục đích bồi dƣỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ chủ chốt kề cận. Quá trình thực hiện công tác luân chuyển cần có bƣớc đi thích hợp, làm tốt công tác tƣ tƣởng, nêu rõ mục đích, yêu cầu luân chuyển đối với nơi đi, nơi đến và đối với cán bộ chủ chốt đƣợc luân chuyển, đồng thời theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ chủ chốt luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở

Trƣớc hết, phải tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, phƣơng pháp ra Nghị quyết theo hƣớng ngắn, gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Chú trọng việc xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp hoạt động giữa các khối, các ngành, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ, hội họp. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy cơ sở, giữ gìn kỷ luật, kỷ cƣơng trong Đảng, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra của HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong việc chấp hành các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt cốt cán từ xã đến thôn (làng, bản, phố) đủ mạnh, thật sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, trƣớc hết là đồng chí Bí thƣ, Phó Bí thƣ, Chủ tịch UBND, hay nói rộng hơn là trong cấp ủy cơ sở, đây chính là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lƣợng tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức trong HTCT và các cán bộ, công chức đƣợc kiểm chứng cả về lý luận và thực tiễn.

3.2.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh việc tiến hành rà soát hệ thống chính sách cán bộ

Một vấn đề hết sức quan trọng thuộc về trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc cấp trên, đó là cần có chính sách, chế độ tốt hơn, hợp lý hơn trong công tác cán bộ, nhất là đối với cán bộ chủ chốt ở cơ sở (Đó là sự bất hợp lý giữa chế độ tiền lƣơng giữa cán bộ chuyên trách và công chức ở cơ sở còn quá thấp so với cán bộ công chức từ cấp huyện trở lên, hay ngay cả sự chênh lệch giữa cán bộ chuyên trách và

cán bộ không chuyên trách trong cùng một xã). Thực tế cho thấy: Chính sách, chế độ công bằng, hợp lý là một trong những nguyên nhân khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ chủ chốt; khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ trở thành ngƣời lãnh đạo và quản lý giỏi.

3.2.2.5. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân mà xây dựng Đảng, giáo dục cán bộ

Cấp xã, phƣờng, thị trấn là nơi diễn ra cuộc sống và mọi hoạt động của ngƣời dân, nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ thƣờng xuyên cùng sinh sống với nhân dân nhƣng lại nhiễm phải thói quan liêu, hành chính hóa, không nắm đƣợc dân, không hiểu dân. Những yếu kém bất cập của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trƣớc những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, của tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đông nhƣng không mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tàng của hành chính. Cấp xã làm đƣợc việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Thế mà vì hẹp hòi, bao biện, không biết phân công. Vì dân chƣa biết lựa chọn đề cử những ngƣời có năng lực. Vì cấp trên không biết cân nhắc, giúp đỡ, đốc thúc, kiểm tra, huấn luyện. Thành thử phần nhiều cấp xã là uể oải, thiếu năng lực, kém tinh thần" [61, tr.371-372].

Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nếu không đƣợc kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho cán bộ mắc phải sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nƣớc đối với nhân dân bị giám sát. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng rồi mới kiểm tra, xử lý kỹ thuật. Thực hiện chế độ nhân dân tham gia xây dựng, giám sát và kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo tinh thần của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Cán bộ chủ chốt là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bƣớc vào thời kỳ cách mạng CNH, HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)