8. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốtcơ
3.2.4.1. Đổi mới công tác bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải gắn chặt với quy hoạch cán bộ. Mỗi chức danh cán bộ chủ chốt phải có sự chuẩn bị từ 2 đến 3 ngƣời, có kế hoạch cho đi đào tạo. Đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt phù hợp với từng chức danh, trên cơ sở đó ngƣời cán bộ chủ chốt có hƣớng phấn đấu. Trong đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở phải tính đến một yếu tố, đó là: cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu là ở địa bàn nông thôn, cho nên đội ngũ cán bộ chủ chốt hầu hết xuất thân từ nông dân. Do đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt này có những đặc thù riêng, khi đƣa ra các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cũng cần có sự quan tâm thích đáng.
Việc bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hầu nhƣ trông chờ vào Trƣờng Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện. Trên cơ sở kế hoạch tỉnh giao, Trƣờng chính trị thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giảng dạy (trong đó có cả chất lƣợng dạy và học). Trƣờng phải có kế hoạch mở các lớp trung cấp, các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và tiến tới xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ Đại học cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Muốn vậy, trƣờng Chính trị tỉnh cần phải có đội ngũ giáo viên đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ mới. Về phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cần kết hợp đào tạo tập
trung, tại chức. Ngoài các lớp trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính văn phòng, sơ cấp lý luận chính trị, cần có thêm các lớp trung cấp phục vụ trực tiếp cho công tác của cấp cơ sở nhƣ trung cấp luật, quản lý kinh tế ... Đối với chƣơng trình bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cũng cần đƣa thêm vào những kiến thức cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế. Song, điều cốt yếu hiện nay là phải gắn đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt với quy hoạch cán bộ. Cán bộ chủ chốt có yên tâm học tập chỉ khi nào họ biết chắc rằng có học tập mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ, có học tập mới là điều kiện cần phải có để học đƣợc công tác ổn định, lâu dài. Muốn vậy, phải gắn việc học tập với quy hoạch cán bộ, với bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt đào tạo sau đại học, với việc sát hạch, đánh giá cán bộ. Hàng năm, trƣờng Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dƣỡng, chính trị huyện mở các lớp bồi dƣỡng, cập nhập thông tin về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ hành chính nhà nƣớc.
3.2.4.2. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đồng thời xây dựng và rèn luyện hành vi pháp luật đúng đắn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở
Để công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, các Cấp ủy Đảng, chính quyền phải chú trọng về việc giáo dục pháp
luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt một cách thƣờng xuyên để đội ngũ cán bộ chủ chốt hiểu đúng, hiểu đầy đủ pháp luật, từ đó mới có điều kiện để tự mình chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và vận động những ngƣời khác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Hai là, trong công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, phải
bắt đầu từ việc rà soát, phân loại trình độ kiến thức pháp luật của cán bộ chủ chốt để có kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp với từng loại, từng đối tƣợng, để có phƣơng pháp và thời gian cho thích hợp.
Ba là, chú trọng việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục
thức pháp luật mới, phải chú trọng việc đào tạo lại về pháp luật cho cán bộ chủ chốt; bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ chủ chốt có trọng tâm, trọng điểm; tránh xu hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng tràn lan, hiệu quả không cao.
Bốn là, cùng với việc đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên tuyền, giáo dục pháp luật, cần chú trọng giáo dục đạo đức và giáo dục chính trị, lý tƣởng cách mạng