Nâng cao trình độ lý luân chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 94 - 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao trình độ lý luân chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

3.2.3.1. Về nâng cao trình độ lý luận chính trị

Một là, nâng cao chất lƣợng chính trị giữa các tổ chức trong HTCT dƣới sự

lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm sự vận hành đúng đắn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ

Cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu nhƣ là: Các Đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn của Nam Định phải có trách nhiệm thƣờng xuyên quản lý và kiểm tra cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát – là công cụ hiệu nghiệm để chống tệ quan liêu, bè phái, vô tổ chức, vô kỷ luật; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở, đƣa việc kiểm điểm thực hiện quy định những điều đảng viên không đƣợc làm vào nội dung sinh hoạt thƣờng kỳ của Chi bộ trực thuộc Đảng ủy, của Đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn, công khai những điều đảng viên không đƣợc làm cho quần chúng nhân dân biết để giám sát đảng viên thực hiện...

Về sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với chính quyền ở xã, phƣờng, thị trấn cần tập trung làm rõ các vấn đề mà Đảng ủy phải trực tiếp chỉ đạo, có ý kiến và phân công các cá nhân, tổ chức phụ trách từng loại công việc, xây dựng một quy trình làm việc, lãnh đạo chặt chẽ mà không trùng lặp, không bao biện làm thay (Hiệu quả lãnh đạo sẽ thấp); kết hợp chặt chẽ quá trình chuẩn bị Nghị quyết của Đảng ủy với quá trình chuẩn bị thể chế hóa về mặt Nhà nƣớc để các Nghị quyết đi vào cuộc sống ngƣời dân trong thời gian sớm nhất.

Về sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với UB MTTQ và các đoàn thể CT - XH, cần tập trung theo hƣớng: Tôn trọng, khuyến khích tính năng động và tự chủ của

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lựa chọn những ngƣời ƣu tú trong phong trào, có phẩm chất, năng lực và đƣợc sự tín nhiệm của quần chúng giới thiệu cho Đảng để giao nhiệm vụ đảm đƣơng các công việc của các đoàn thể, tham gia công việc quản lý Nhà nƣớc, phản biện xã hội ... Từ đó, làm cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực sự là sơ sở chính trị, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nƣớc với quần chúng nhân dân.

Hai là, xác lập tiêu chuẩn cán bộ và rèn luyện theo chuẩn đó để nâng cao đạo

đức và năng lực của ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn. Bên cạnh các tiêu chuẩn chung thì đối với ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức xã, phƣờng, thị trấn ở Nam Định cần rèn luyện theo các tiêu chí sau:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trƣờng giai cấp công nhân tuyệt đối trung thành với lý tƣởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và sự định hƣớng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia góp ý xây dựng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Gƣơng mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết.

Có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý. Đã đƣợc đào tạo có hệ thống ở các trƣờng của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân mở, trải qua thực tiễn có hiệu quả.

Để cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phƣờng, thị trấn ở Nam Định ngang tầm yêu cầu mới hiện nay, còn phải tính đến một số tiêu chuẩn đặc thù của Tỉnh nhƣ: Kinh nghiệm thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị, xã hội ở cơ sở; khả năng am hiểu ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tâm lý truyền thống của các dân tộc bản địa; khả năng kết hợp các giá trị của các phong tục, tập quán, tâm lý truyền thống của các dân tộc bản địa phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; am hiểu truyền thống văn hóa của các dân tộc

Đối với ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức phải luôn không ngừng học tập, không ngừng tự rèn luyện bản thân trong thực tiễn để nâng cao trách nhiệm chính

trị và VHCT của mình. Sợi dây xuyên suốt ảnh hƣởng qua lại giữa nhận thức và hành động của con ngƣời vốn là thực tiễn cuộc sống. Chỉ có ở thực tiễn mới là nơi sát hạch lớn nhất và cũng là thƣớc đo đánh giá có giá trị toàn diện nhất đối với cán bộ chủ chốt. Vì thế, mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến của ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức cấp cơ sở đều phải đƣợc kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn của địa phƣơng, từ đó cấp ủy Đảng, chính quyền mới có căn cứ thẩm định chính xác về năng lực – phẩm chất, đức – tài của từng cán bộ, công chức; xác định đƣợc ngƣời nào có triển vọng phát triển tốt và ngƣời nào đang chững lại, để từ đó tạo điều kiện môi trƣờng công việc thích hợp cho họ tự rèn luyện và phát huy thế mạnh của mình trong quá trình hiện thực hóa trách nhiệm chính trị của ngƣời cán bộ chủ chốt, công chức cấp cơ sở trƣớc nhân dân cũng nhƣ trong việc nâng cao VHCT cho cá nhân mình. Vì vậy, chỉ có rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phƣờng, thị trấn mới thực sự trƣởng thành.

3.2.3.2. Về phát triển kinh tế

Trên cơ sở kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Nam Định đã xác định mục tiêu đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, Nam Định cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tôn trọng tính khách quan, dựa trên sự nhận thức đầy đủ các quy luật, triển khai đúng định hƣớng mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải căn cứ vào các nhân tố chủ yếu nhƣ: điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, mức độ phát triển kinh tế trong hội nhập quốc tế, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt và của ngƣời dân, khả năng quản lý, điều hành của các chủ thể kinh tế.

Thứ hai, trong phát triển khoa học – công nghệ, Nhà nƣớc cần có sự định hƣớng hỗ trợ và triển khai những tiến bộ khoa học – công nghệ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của Nam Định ngay từ đầu, sự hỗ trợ phải đủ mạnh và phù hợp để tạo ra một động lực cần thiết, tạo đà cho sự đổi mới công nghệ đúng định hƣớng

nhƣ: công nghệ sinh học (giống cây trồng, vật nuôi ...) trong sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản; công nghệ mới trong chế biến nông – công nghiệp mà gần đây ta nhập công nghệ chế biến cao su, mía đƣờng và làm giấy, công nghệ sau thu hoạch nhƣ công nghệ bảo quản hàng hóa.

Thứ ba, cần phải định hƣớng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân

lực trong quá trình CNH, HĐH nhằm tạo ra đƣợc một cơ cấu nhân lực phù hợp với sự phát triển của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với sự phát triển của khoa học – công nghệ ở Nam Định.

Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế để tác động

tối đa đến sự phát triển mạnh mẽ của các lực lƣợng sản xuất, kiểm soát và quản lý các quá trình kinh tế, sao cho các giá trị xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển trong các thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đao.

Thứ năm, Nam Định là tỉnh có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng đối với cả

nƣớc về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Do đó, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.

Nhƣ vậy, phát triển kinh tế, xã hội ở Nam Định là một trong những nhân tố vật chất vững chắc chế định sự xác lập và không ngừng nâng cao VHCT của cá tính nói chung và VHCT của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng. Hơn nữa, kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội ở Nam Định cũng là tiêu chí đánh giá mức độ chuyển biến tích cực về VHCT trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

3.2.3.3. Về phát triển văn hóa

Để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phƣơng, các cấp ủy Đảng nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng, lãnh đạo trƣớc hết bằng định hƣớng chiến lƣợc phát triển văn hóa đúng đắn, phải cụ thể hóa thành đƣờng lối, chính sách văn hóa phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Bằng tổ chức hoạt động thực hiện, các cấp ủy Đảng tỉnh phải tập trung lãnh đạo và sử dụng chính quyền địa phƣơng làm công cụ đắc lực để quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho nhân dân trong Tỉnh làm chủ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Để

đảm bảo thực hiện sự lãnh đạo đó, bản thân các cấp ủy Đảng phải trở thành tấm gƣơng văn hóa của xã hội.

Cùng với tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc, cần tập trung đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cƣ, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiến bộ lành mạnh. Giải pháp này nhằm tạo nên một môi trƣờng văn hóa nhân văn đủ sức "Gạn đục khơi trong" để mỗi công dân ý thức đƣợc trách nhiệm thực hiện văn hóa, vừa là chủ thể cải tạo hiện thực văn hóa. Muốn đảm bảo hiệu quả của việc đẩy mạnh phong trào đó đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã, phƣờng, thị trấn phải có đủ năng lực, trí tuệ và sự hiểu biết nhất định để tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên và mỗi ngƣời dân hiểu đƣợc lịch sử địa phƣơng và nền văn hóa đất nƣớc.

Trong công tác giáo dục, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đổi mới quản lý; bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là nhiệm vụ then chốt thƣờng xuyên, lâu dàu trong chỉ đạo của toàn ngành. Động viên, quan tâm, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên gắn với trách nhiệm chuyên môn, nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt công tác bồi dƣỡng chính trị, tƣ tƣởng đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt, giáo viên gắn bó, yêu nghề, ý thức trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục. Đổi mới phƣơng pháp dạy học phải gắn liền với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phƣơng pháp dạy học cả phƣơng pháp truyền ống và hiện đại, dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh theo nội dung của phong trào "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" để nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tập trung phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS vững chắc. Vận động và duy trì học sinh đến trƣờng thƣờng xuyên, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhất là bậc trung học. Quan tâm phát triển và bồi dƣỡng học sinh giỏi, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục mũi nhọn, chất lƣợng giáo dục toàn diện, động viên và khen thƣởng kịp thời giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Tiếp tục làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng

trong việc ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục ở từng giai đoạn, từng năm học. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đẩy mạnh công tác "Khuyến học, Khuyến tài", xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Sắp xếp lại mạng lƣới các trƣờng, giảm điểm lẻ, lớp ghép, xây dựng khu bán trú, trƣờng phổ thông trung học, bán trú cho học sinh; củng cố và phát triển các trƣờng phổ thông nội trú, xây dựng trƣờng trung học trọng điểm chất lƣợng cao các cấp học, ngành học.

Mục đích cuối cùng của giải pháp phát triển văn hóa trình bày trên là nhằm đảm bảo trong thực tiễn có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, vì quần chúng nhân dân sẽ quyết định quy mô, chiều sâu và nhịp độ của tiến trình văn hóa nói chung và VHCT nói riêng; có sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong sự phát triển của văn hóa và VHCT. Với tƣ cách đó, phát triển và nâng cao trình độ văn hóa ở tỉnh Nam Định là một trong những cơ sở đặc biệt quan trọng để nâng cao VHCT của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

3.2.3.4. Nâng cao trình độ lý luận về xã hội

Để thực hiện mục tiêu xã hội dân chủ, công bằng văn minh, việc đổi mới chính sách xã hội ở Nam Định là trách nhiệm của các tổ chức, mà trƣớc hết là trách nhiệm của cả HTCT ở địa phƣơng. Coi đây là hƣớng chiến lƣợc thể hiện bản chất ƣu việt của chế độ. Các chính sách xã hội hƣớng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong quan hệ xã hội, an ninh, ổn định và phát triển xã hội.

Trƣớc hết, chính sách xã hội ở Nam Định cần phải kiểm soát và điều tiết các quan hệ xã hội, các quan hệ lợi ích, hạn chế phân cực giàu – nghèo quá lớn dẫn đến phân hóa và xung đột xã hội. Bằng cách xác định rõ nguồn gốc, nguyên nhân của sự giàu có và đói nghèo, để từ đó giải quyết chủ động và kịp thời theo hƣớng đánh giá, ghi nhận những cống hiến của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, đồng thời xử phạt nghiệm minh những phần tử vi phạm pháp luật và kỷ luật, gây thiệt hại cho xã hội để đảm bảo công bằng xã hội. Ngƣời làm giàu hợp pháp cần đƣợc khuyến khích động viên, biểu dƣơng, bảo vệ; trái lại, những ngƣời giàu lên nhanh chóng do tham

nhũng, trốn lậu thuế, hối lộ ... thì kiên quyết xử lý theo pháp luật. Ngƣời nghèo đói do hay ăn, biếng làm, cờ bạc, rƣợu chè bê tha ... cần phải đƣợc giáo dục. Cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kiến thức khoa học, văn hóa và miễn các loại thuế cho các hộ gia đình có điều kiện khó khăn của Tỉnh để thiết lập đƣợc công bằng xã hội ở mức độ mà sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh cho phép.

Chính quyền địa phƣơng phải có nhiệm vụ hƣớng dẫn và tạo điều kiện để mọi ngƣời tìm đƣợc việc làm, tự tạo ra thu nhập. Từng bƣớc tiến hành biện pháp hỗ trợ vốn, miễn phí ý tế, giáo dục ... Trong đó phải đảm bảo việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Nam Định để ngày cành mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sâu sắc.

Để giữ vững ổn định xã hội, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh cần phát huy tinh thần dân chủ trong nhân dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nƣớc. Đồng thời, cần nêu cao trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo các đoàn thể CT - XH nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên trong việc vận động và tổ chức mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm CT – XH trƣớc cộng đồng.

Đối với các phong trào quần chúng, cần phải động viên toàn thể cộng đồng phấn đấu vì lợi ích chung, quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân để phát huy đƣợc tính tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân. Đây mới chính là cơ sở hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Nam Định (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)