Tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu đề tài

3.4.4 Tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh

nhằm hướng tới một quan hệ ngoại giao toàn diện và lâu bền

Lĩnh vực y tế: Hội chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, trong những năm qua, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình hợp tác, viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực y tế ở Việt Nam như củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh và trung tâm y tế…giúp trang bị cho Việt Nam các trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ chuyên gia và đào tạo bác sĩ chuyên sâu.

Ngoài ra hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổ cũng được đẩy mạnh với sự hợp tác chăm sóc người cao tuổi giữa chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiện Phúc Việt Nam và Tập đoàn y tế Hoshikai Nhật Bản. Thực trạng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam đã trở nên bức xúc khi Việt Nam đã bước vào ngưỡng già hóa dân số với tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,4% và tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,8% vào năm 2010. Việt Nam là nước bước vào già hóa trước 5 năm so với khu vực Đông Nam Á, theo dự báo của Liên hợp quốc, Đông Nam Á sẽ bước vào già hóa dân số vào năm 2015 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 9,9% và tỷ lệ người 65 tuổi trở lên là 6,7%. Nhật Bản là nước đã nước vào già hóa dân số từ những năm 1970 với tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên 10% và tỷ lệ người 65 tuổi trở lên 7%. Năm 2010 dân số Nhật Bản đã bước vào giai đọan có dân số "rất già" với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 30,5% và tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 20,6%. Nhật bản cũng là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới và cũng là quốc gia có nhiều kinh nghiệm nhất về lĩnh vực chăm sóc người

cao tuổi. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi sẽ giúp cho Việt Nam có điều kiện tiếp cận được những bài học kinh nghiệm quí báu và kể cả sự chuyển giao công nghệ chăm sóc người cao tuổi thông qua công tác đào tạo, tập huấn cán bộ mà Nhật bản sẽ trợ giúp cho Việt Nam. Đây là chiếc cầu kết nối hai nước Việt-Nhật trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, lĩnh vực hoạt động an sinh xã hội nhằm cải thiện tốt điều kiện sống trong xã hội của hai đất nước có cũng hoàn cảnh tương đồng trong khu vực Châu Á.

Lĩnh vực du lịch – dịch vụ: Việt Nam và Nhật Bản từ lâu là hai đối tác chiến lược quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là một thị trường khách quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Theo thống kê của tổng cục Du Lịch năm 2002 đã có 275 nghìn lượt khách Nhật Bản đi du lịch Việt Nam, tăng 34,2% so với năm 2001 và chiếm 10,5% tổng lượng khách du lịch vào Việt Nam. Đến năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, lượng khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam giảm hơn 23% chỉ còn 208 nghìn lượt, tuy nhiên nhờ những chính sách tích cực, đặc biệt là chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, năm 2004, khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Việt Nam đã tăng 27,4% so với năm 2003, đạt 267.210 lượt. năm 2006 đạt 383,896 lượt. Trong ba tháng đầu năm 2012 đã có 159.190 lượt khách tới Việt Nam, tăng 116,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù bị gánh chịu hậu quả của thảm họa động đất năm 2011, song số lượng khách du lịch Nhật đến nước ta ngày càng tăng là một con số đáng khích lệ. Từ năm 2001 đến nay tốc độ tăng trưởng bình quân của du khách Nhật Bản tới Việt Nam đạt trên 30%. Nhật Bản luôn nằm trong danh sách 5 thị trường gửi khách lớn nhất ở nước ta, năm 2011, du khách Nhật Bản tới Việt Nam đạt 481.519 lượt, đứng thứ 3 trong số các thị trường gửi khách hàng đầu. Nhật Bản đã trở thành thị trường khách nước ngoài hàng đầu của du lịch Việt Nam về hiệu quả kinh tế.

Đánh giá chung về tiềm năng và triển vọng của thị trường khách du lịch Nhật Bản còn rất lớn. Hàng năm, khách Nhật có nhu cầu đi du lịch nước ngoài

tới 18 triệu người, trong đó chỉ riêng với khu vực 10 nước ASEAN là khoảng 3,7 - 4 triệu người. Trong đó du khách du khách Nhật đến Việt Nam mới chỉ đạt trên 500 nghìn người, điều đó chứng tỏ nếu ngành du lịch Việt Nam tập trung mọi nỗ lực để khai thác thì thị trường này vẫn còn là tiềm năng rất lớn. Từ tháng 1 năm 2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương chính thức miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ tháng 7 năm 2004 quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 08/3/2005, hai bên đã trao đổi công hàm miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu chú không quá 90 ngày. Trong năm 2012, văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Nhật Bản sẽ được thành lập. Ngoài ra, chúng ta cần khắc phục những bất cập còn tồn tại như giá cả thuê nhà tại các khu du lịch còn quá cao; vệ sinh môi trường ở một số địa phương có khu du lịch còn yếu và kém đồng bộ trong cơ sở hạ tầng; hướng dẫn viên du lịch thông thạo tiếng và văn hóa Nhật còn yếu trong khi số lượng lại hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đó là còn chưa kể một số tệ nạn xấu đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch Việt Nam như tệ bắt chẹt khách, nâng giá dịch vụ, đòi hưởng hoa hồng…của một số người môi giới. Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản thành lập các công ty liên doanh du lịch giữa hai nước, phối hợp với ngành thông tin – văn hóa và các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam và Nhật Bản để tăng cường hoạt động quảng bá. Với các cố gắng trên, hợp tác du lịch Việt – Nhật đang hướng tới mục tiêu thu hút 1 triệu lượt khách Nhật đến Việt Nam vào năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)