Ngoại giao là một bộ phận quan trọng trong đường lối cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu đề tài

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao

2.1.1 Ngoại giao là một bộ phận quan trọng trong đường lối cách mạng

mạng Việt Nam

Thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc cho thấy chỉ

đến khi có Đảng ra đời mới có đường lối chính trị hoàn chỉnh, thực sự cách mạng. Trong hệ thống đường lối chính trị đó thì đường lối đối ngoại là một bộ phận quan trọng, nhằm phục vụ đường lối chính trị nói chung. Đường lối đối ngoại đầu tiên của nước ta được Bác Hồ xây dựng trong "Đường cách mệnh" (1927), "Chính cương sách lược vắn tắt" (1930). Tiếp đó được nêu trong hệ thống 4 điểm về chính sách đối ngoại trong chương trình Việt Minh trước Tổng khởi nghĩa (1944), sau đó được thông qua Hội nghị Quốc dân Tân Trào (8/1945). Đặc biệt quan điểm về đường lối đối ngoại được Bác thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) và thông qua báo cáo về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (3/10/1945). Trong văn kiện các Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi chính sách đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đường lối chính sách của Đảng ta được Bác Hồ xây dựng, đều thể hiện quan điểm giai cấp vô sản chân chính. Không dừng lại ở đó, Hồ Chí Minh còn coi mặt trận ngoại giao như một binh chủng vũ khí lợi hại, cho phép thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Trong khi lý giải về cách đánh bằng mưu, Bác chỉ rõ: "Dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh"[18, tr.562]. Những quan điểm tư tưởng cơ bản trên của Bác được minh chứng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam thông qua hệ thống đường lối chính trị nhất quán, khách quan khoa học; được thông qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ cách mạng, là nền tảng chỉ đạo nền ngoại giao Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)