7. Kết cấu đề tài
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao
2.1.2. Ngoại giao là một bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh
tranh cách mạng của nhân dân ta
Bộ phận này xuất hiện không phải sau khi có phong trào cách mạng, cũng không phải sau khi giành được chính quyền, mà nó xuất hiện đồng thời với quá trình vận động cách mạng. Khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, tức là đi vận động cách mạng trên trường quốc tế, thì cũng chính là lúc mặt trận ngoại giao Việt Nam đã hình thành trên thực tế.
Trong 30 năm, từ 1911 đến 1941 là năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mặt trận ngoại giao Việt nam do người tổ chức, lãnh đạo và thực hiện đã làm được 5 việc lớn.
Tìm hiểu địch - ta. "Ta" ở đây là các dân tộc bị áp bức bóc lột ở các thuộc địa và cũng là các lực lượng tiến bộ trên thế giới, kể cả ở "mẫu quốc" chống lại chủ nghĩa thực dân. "Địch" ở đây là các thế lực phản động, hiếu chiến nhất trong giới cầm quyền của các nước đế quốc, đặc biệt là đế quốc Pháp, hiểu chúng để phân hoá chúng.
Tập hợp lực lượng quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm giải phóng đất nước khỏi ách thống trị đế quốc, giành độc lập dân tộc. Thời kỳ này, mặt trận ngoại giao của ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo không những đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân lao động Pháp, mà cả của các dân tộc bị áp bức (Hội Liên hiệp thuộc địa).
Giới thiệu với các cường quốc lớn cũng như nhân dân thế giới về sự tồn tại của một nước Việt Nam đang đấu tranh đòi độc lập bằng cách trao cho Hội nghị Versailles (1919) bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Đây là hành động đấu tranh trực diện đầu tiên của nhân dân ta với bọn trùm thực dân và đế quốc. Tham gia quá trình thành lập Đảng Cộng sản Pháp và tiếp xúc với Quốc tế Cộng sản nhằm thiết lập mối quan hệ với các lãnh tụ cách mạng thế giới, vận động ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng ở trong nước, ở Trung Quốc và các nước Đông Nam A' (1924), tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ hải ngoại), một lực lượng lãnh đạo cách mạng và là nhân tố có tính chất quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1941 cho đến ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mặt trận ngoại giao Việt Nam đã có nhiều đóng góp lớn cho quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhờ những hoạt động ngoại giao khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã lợi dụng được chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc để tạo thế hợp pháp trong lúc hoạt động trên đất Trung Quốc, tranh thủ về mặt chính trị, lợi dụng về mặt kinh tế, nhưng đồng thời cũng tranh thủ được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ta đã lập ở Côn Minh tổ chức "Việt Nam dân chúng hưởng ứng Trung Quốc kháng địch hậu viện hội" làm cái vỏ để ta dễ dàng tiến hành các hoạt động cách mạng của ta. Cũng trong thời kỳ này ngoại giao ta đã tranh thủ chính quyền Tưởng Giới Thạch để chúng ta lập "Việt Nam độc lập đồng minh hội hải ngoại biện sự xứ" tức là cơ quan đại diện của Việt Minh ở nước ngoài do các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp phụ trách nhằm duy trì quan hệ với Quốc dân đảng Trung Quốc và làm nơi liên lạc quốc tế, chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức cách mạng trong nước chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa.
Giai đoạn từ ngày Cách mạng thành công đến khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1947) hoạt động của mặt trận ngoại giao lại càng quan trọng hơn khi tình hình đất nước ở thế "ngàn cân treo sợi tóc". Ngoại giao Việt Nam lúc này tuy đã có sự hỗ trợ của mặt trận chính trị và quân sự nhưng còn yếu, đã thành công trong việc "hoà để tiến", tranh thủ thời gian để xây dựng lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài tất sẽ xảy ra.
Qua các hoạt động thực tiễn nêu trên, có thể thấy trong tư tưởng của Người, Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò mặt trận ngoại giao trong phong trào đấu tranh cách mạng nói chung. Nó đặc biệt quan trọng khi các mặt trận khác như chính trị, quân sự, kinh tế còn yếu. Cái mạnh của nó là luôn luôn ở thế tấn công, mà muốn phát huy được thế chủ động tấn công thì phải bám sát mục tiêu của cách mạng, hiểu địch, hiểu ta và ra sức lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ địch.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy trong tư tưởng của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn luôn xem ngoại giao chỉ là một trong ba mặt trận đấu tranh của dân tộc. Ngoại giao không phải là duy nhất và cũng không phải là tất cả. Ngoại
giao, chính trị và quân sự phải kết hợp với nhau mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Mặt trận nào là chủ yếu, điều đó phụ thuộc vào thực tiễn cách mạng của từng thời kỳ. Người nói: "Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng; chiêng có to, tiếng mới lớn" ”[ 19, tr.147]. Thực lực ở đây không phải chỉ là sức mạnh quân sự hay sức mạnh của bản thân mỗi dân tộc. Nó là sức mạnh tổng hợp tức là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc có thể rất lớn như sau khi ta đánh tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhưng tình hình thế giới lúc này không thuận để ta tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn vì các nước lớn muốn đi vào hoà hoãn, những đồng minh chủ yếu của ta không muốn ta đánh tiếp để họ dễ dàng hoà hoãn với những kẻ thù chủ yếu của ta thì tất nhiên thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao cũng bị hạn chế, không tương xứng với thắng lợi của ta trên chiến trường. Trái lại, năm 1975 sức mạnh to lớn dân tộc của ta kết hợp với xu thế chung trên thế giới rất thuận lợi cho ta, cho nên ta đã thắng nhanh, thắng vang dội, thắng hoàn toàn. Nói như vậy không có nghĩa là ngoại giao cứ phải chờ cho đến lúc nội lực đủ mạnh, tình hình thế giới thuận lợi mới phát huy thế tiến công, năng động của mình. Có lúc nội lực ta tuy còn yếu nhưng tình hình quốc tế thuận lợi, ngoại giao vẫn có thể hoạt động để đẩy vị trí quốc tế của nước ta lên bằng chính sách năng động của mình.