Ngoại giao trên cơ sở tinh thần quốc tế trong sáng, chân thành nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42 - 43)

7. Kết cấu đề tài

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao

2.1.5 Ngoại giao trên cơ sở tinh thần quốc tế trong sáng, chân thành nhằm

nhằm tranh thủ sự đồng tình của bạn bè trên thế giới

Bằng lời nói và việc làm cụ thể, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tấm gương tuyệt vời về tinh thần đoàn kết quốc tế “bốn phương vô sản đều là anh em”, những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với anh em, bạn bè trên thế giới là biểu hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình nhân loại và tiến bộ xã hội. Trước mỗi thắng lợi cách mạng của các dân tộc, Người đều gửi thư chúc mừng và coi đó cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Đánh giá về thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân Triều Tiên (1950-1953), Người khẳng định: “Kháng chiến Triều Tiên thắng lợi. Đó là thắng lợi của phe ta. Thắng lợi của anh em ta tức là thắng lợi của ta”[23, tr.226]. Phấn khởi trước thành tựu của nhân dân Liên Xô về xây dựng xã hội chủ nghĩa, Người đã viết: “Chúng tôi coi sự nghiệp và thành tựu của nhân dân Liên Xô báo hiệu và đảm bảo cho sự nghiệp và thành tựu của chính mình”. Trong chuyến thăm Liên Xô năm 1955, khi nói chuyện với các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, Người thân tình nói rằng: “Tuy Việt Nam và Liên Xô cách nhau hàng ngàn dặm nhưng trái tim chúng ta luôn luôn ở bên nhau và đập chung một nhịp” [35, tr.226]

Trước những mâu thuẫn, xích mích nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt giữa hai nước Liên Xô và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng chung của thế giới cũng như cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất lo lắng. Ngày 2/11/1960, đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã họp tại Mátxcơva. Tại cuộc họp này, cả Liên xô và Trung Quốc không tìm được tiếng nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những ứng xử khéo léo, với uy tín cao, đã kết hợp giải thích, thuyết phục và tìm cách hòa giải. Trong bài phát biểu trước hội nghị Người nhấn mạnh: “Trong sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các đảng Mác – Lênin trên thế giới, sự đoàn kết giữa Liên Xô và Trung Quốc, giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng cộng sản Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Chúng tôi cảm thấy rất sâu sắc tầm quan trọng của sự đoàn kết giữa Liên Xô và Trung Quốc…Chúng ta đều là anh em ruột thịt trong đại gia đình cộng sản quốc tế. Để

đánh thắng kẻ thù chung chúng ta nhất định phải đoàn kết chặt chẽ”. Cuối cùng Người đã đưa hai đoàn Liên Xô, Trung Quốc đi tới đồng thuận và Tuyên bố chung của Hội nghị 81 đảng được thông qua. Không những vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khéo léo tỏ rõ lập trường quan điểm của mình. Là nhà hoạt động cách mạng đấu tranh vì quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, ứng xử của Hồ Chí Minh thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Người thực hiện chính sách ngoại giao “tâm công”, phân biệt rất rõ đâu là thù đâu là bạn để có những ứng xử phù hợp nhằm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, kêu gọi sự ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo về nền độc lập dân tộc.”. Trong Lời kêu gọi Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp ngày 10/1/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau” [21, tr.24]. Hồ Chí Minh hiểu rằng “Không có trận đánh nào “đẹp” cho dầu thắng lợi lớn”, Ngày 7/5/1964 khi trả lời phỏng vấn nữ phóng viên Pháp Danien Huynơben, Người nói: “Nhân dân Pháp trước đây đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nay lại tỏ sự đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam… Nhân dân Việt Nam rất biết ơn nhân dân Pháp về mối tình cảm đó” [30, tr.323] còn đối với nhân dân Mỹ Người nhấn mạnh: “Chúng tôi không có xích mích gì với nhân dân Mỹ. Chúng tôi muốn sống hòa bình và hữu nghị với nhân dân Mỹ” [48, tr.256]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)