7. Kết cấu đề tài
2.2 Khái quát quan hệ Việt – Nhật trong thế kỷ XX
Các tài liệu khảo cổ học và sử học đã cho thấy ngay từ sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở miền trung nước Nhật đã thể hiện những liên hệ với nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Việt Nam. Vào nửa cuối thế kỉ XIII, cả hai dân tộc Việt – Nhật đều đã từng bị đế quốc Mông Nguyên xâm lược và chúng đã bị bại trận ba lần khi tiến công Đại Việt vào các năm 1258, 1285 và 1286, bị đại bại hai lần khi xâm lược Nhật Bản vào các năm 1274 và 1281. Đáng lưu ý là trước khi xâm lược Việt Nam năm 1286, quân Mông Nguyên vẫn còn ý định xâm lược tiếp
Nhật bản, nhưng vì thua đau ở Việt Nam năm 1285 nên chúng chuyển hướng sang đánh nước ta lần thứ ba vào năm 1286. Trong sử Nhật và sử Việt đều có ghi nhận là nhờ có Đại Việt đánh thắng quân Mông Nguyên nên dập tắt ý định xâm lược tiếp Nhật Bản. Sự kiện đó đã góp phần vào tình hữu nghị chiến đấu chống kẻ thù xâm lược chung của hai nước.
Một đặc điểm khác rất quan trọng đã xuyên suốt lịch sử mối quan hệ Việt – Nhật đó là sự giao lưu kinh tế giữa hai nước. Từ đầu thế kỷ XV, những người Nhật đầu tiên đã đến buôn bán ở Việt Nam, và đến năm 1583 đã có những tàu buôn của Nhật tới cảng Đà Nẵng. Đặc biệt, cửa biển Hội An của Quảng Nam đã trở thành thương cảng và phố Nhật ( Nihon Machi ) lớn nhất ở Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á khi đó. Các hoạt động giao lưu này đã được sử sách ghi nhận là càng về sau càng phát triển mạnh hơn, trở thành mối quan hệ bang giao chính thức được thiết lập giữa chính quyền đương thời của hai nước.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân và điều kiện lịch sử nhất định, chính sách “Tỏa quốc” của Mạc phủ Tokugawa giữa thập niên 1630 đưa đến những thay đổi quan trọng trong quan hệ bang giao và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời kỳ tiếp theo. Đến đầu thế kỷ XVIII, quan hệ Việt – Nhật vẫn được duy trì song chủ yếu thông qua vai trò trung gian của thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là người Hà Lan và Trung Quốc [35, tr.1-13].
Sang đến thế kỷ XX, quan hệ giao lưu Việt – Nhật tiếp tục được nối lại nhưng lần này đã mang đậm màu sắc chính trị. Đó là thời kỳ nước Nhật vươn lên trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa trong khi Việt Nam phải chịu sự đô hộ của thực dân Pháp xâm lược. Từ đó đã dấy lên một phong trào Đông Du đề cao Nhật, học tập Nhật đối với không ít người Việt Nam yêu nước do các chí sĩ ái quốc Phan Chu Chinh, Phan Bội Châu khởi xướng. Song trớ trêu, tiếp theo giai đoạn Đông Du đó là giai đoạn phát xít Nhật xâm lược Việt Nam và nhiều nước Châu Á trong thế chiến thứ hai. Thời kỳ này, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước tuy vẫn phát triển nhưng không còn vì nhu cầu tự nhiên như
trước mà đã trở thành quan hệ cưỡng ép. Đây là giai đoạn đen tối nhất trong quan hệ bang giao hai nước [77, p.107].
Sang đến thế kỷ 20 quan hệ giao lưu Việt-Nhật được tiếp nối trở lại nhưng khi này đã mang đậm sắc màu chính trị. Đó là thời kỳ nước Nhật đã trở thành cường quốc TBCN…dấy lên một phong trào Đông du đề cao Nhật, học tập Nhật đối với người Việt Nam do các nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng. Đó cũng chính là thời kỳ Phát xít Nhật xâm lược Việt Namvà nhiều nước châu Á khác trong Thế chiến thứ hai. Đây là thời kỳ “đen tối ” nhất trong quan hệ bang giao hai nước. Trước 1945, Việt Nam còn bị đô hộ nên mọi việc ngoại giao của Việt Nam do Pháp quyết định.Năm 1945 đến 1954, chiến tranh tiếp diễn, bang giao chính thức bị gián đoạn. Tuy vậy, tòa Đại Sứ Việt Nam tại quận Shibuya (Sáp 8/45 Cốc), Đông Kinh được xây năm 1947, xây lại năm 2002 và khánh thành năm 2003. Sau khi Việt Nam bị chia đôi năm 1954, Nhật Bản đã chỉ đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam cho tới năm 30/4/1975. Ngày 21/9/1973, song song với Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết, Nhật Bản đã đặt quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nhưng chưa trao đổi đại sứ và chưa có trụ sở). Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt - Nhật ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, quan hệ Việt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến triển còn rất chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị khi đó thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc Mỹ để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hoà), còn Nam Việt Nam(Việt Nam cộng hoà) khi đó là liên minh của Mỹ-Nhật. Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ , tháng 10/75 ký thoả thuận về việc chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD).và mở Tòa Đại Sứ tại Hà Nộị Năm 1976, phía Việt Nam mới cử Đại Sứ đầu tiên tới Nhật Bản và dùng cơ sở Tòa Đại Sứ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ở quận Shibuya (Đông Kinh. - Giai
đoạn 1979-1990: Quan hệ chính trị rất hạn chế. - Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam[78].
Từ sau thế chiến thứ hai đến trước khi hai nước ký kết hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21-9-1973, quan hệ Việt – Nhật vẫn được duy trì mặc dù tiến triển rất chậm chạp, mà nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị. Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, quan hệ Việt – Nhật đã nhanh chóng được kết nối lại và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, mà trước hết là sự mở đường cho các hoạt động hợp tác chính trị.
TIỂU KẾT
Trải qua những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới, song vào năm 1992, khi viện trợ ODA được nối lại, nền kinh tế kế hoạch hóa tỏ ra thiếu thốn. hệ thống cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, các nhà máy điện và mạng lưới tải điện, hệ thống cấp thoát nước…vẫn trong tình trạng xuống cấp hoặc phá hủy do chiến tranh. Vì vậy, năm 1990 Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên sau đó, nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân đã tăng gấp đôi năm 2000, và đến năm 2009 chúng ta đã đứng vào hàng những nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, là sự quyết tâm vượt bậc của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam,Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn thống nhất với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển kinh tế. Xác định Nhật Bản là một đối tác quan trọng, những tiền đề ngoại giao, kinh tế giữa hai nước trong thế kỷ XX sẽ là nền móng vững chắc đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thế kỷ XXI.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – NHẬT BẢN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
3.1. Quan điểm ngoại giao của Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
Khi xem xét mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản có thể thấy bối cảnh bên ngoài đã tác động và ảnh hưởng khá mạnh đến tiến trình phát triển mối quan hệ này. Đồng thời, chính sự phát triển của quan hệ hai nước đến lượt nó cũng đã tác động và góp phần sự ổn định và hợp tác khu vực. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là chính sách đối ngoại của hai nước với nhau.
Quan điểm ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới
Để có thể đi đến việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước năm 1973 không chỉ do chủ động từ phía Nhật Bản mà chính Việt Nam cũng có thái độ và thể hiện sự mong muốn đó. Điều này xuất phát từ đường lối đối ngoại ở thời kỳ này của Việt Nam nhằm tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với phương châm “thêm bạn bớt thù”.
Tiếp nối những thành tựu trong đối ngoại đã được đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, bước sang năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định rõ thêm đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đại hội lần đầu tiên nêu chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; đồng thời bổ sung, phát triển quan điểm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [7, tr.33]
Sự bổ sung và phát triển mới này một mặt thể hiện rõ đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị của Đảng, Nhà nước ta, mong muốn chân thành sẽ là bạn với những ai mong muốn là bạn của Việt Nam; mặt khác, biểu thị thái độ trách nhiệm cao của nước ta là đối tác tin cậy trong quan hệ quốc tế.
Trước thực tiễn mới của quá trình hội nhập quốc tế của nước ta, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục bổ sung, làm rõ chính sách đối ngoại đổi mới. Đại hội khẳng định quan điểm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, “đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững…” trong đó Đảng ta chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Nhật Bản)… cải thiện môi trường đầu tư , thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác.
về mục tiêu của đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Cùng với lợi ích quốc gia, dân tộc, Đại hội XI cũng khẳng định mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và là điều kiện để thực hiện các lợi ích đó.
Lần đầu tiên, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng. Nói như vậy không có nghĩa Đảng ta chưa từng xác định mục tiêu đối ngoại là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Từ khi Đảng ra đời, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI đã khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế” [39, tr.23]. Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [4, tr.45]. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng đến ngoại giao nhân dân, đều phải tuân thủ.
về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Điểm mới trong phần đối ngoại của văn kiện Đại hội XI là xác định khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Có thể thấy rõ mục tiêu hoạt động của chúng ta là nhằm tạo một môi trường xung quanh ổn định, đảm bảo an ninh đất nước. Phương châm quán triệt coi “kinh tế là trọng tâm”, tích cực mở rộng đa phương hóa thị trường và đa dạng hóa các đối tác. Sự chuyển hướng này đáp ứng được đòi hỏi và nhu cầu trong nước cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi, cơ sở đáng tin cậy nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới.
Quan điểm ngoại giao mới của Nhật Bản trong thế kỷ XXI
Với tham vọng trở thành một cường quốc toàn diện trong tương lai, Nhật Bản đã vạch ra chiến lược “ba vòng tròn đồng tâm” (đồng minh Nhật – Mỹ, an ninh Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Quốc). Chính sách đối ngoại của Nhật bản tập trung vào hai nội dung chính: kinh tế và định hướng chiến lược vào Mỹ. Đây là vấn đề xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ trước tới nay, quy định đặc điểm ngoại giao của Nhật Bản với nhiều nước. Tuy nhiên từ những năm 1980 trở lại đây, đặc biệt là sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới và trong nước của Nhật Bản cũng có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Người ta bắt đầu nói tới sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản bằng việc “sử dụng quyền lực mềm” và “ngoại giao văn hóa” trong hoạt động ngoại giao. Cùng với sự xuất hiện trở lại của tư tưởng “hợp tác khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại đặc biệt liên quan tới khu vực này được phản ánh rất rõ trong quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
Hiện nay Nhật Bản đang theo đuổi học thuyết kinh tế Abenomics, Học thuyết này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tế, trong bối cảnh kinh tế Nhật đang chìm trong khó khăn sau gần hai thập kỷ giảm phát nghiêm trọng và cần phải có một "liều thuốc mạnh mẽ và hiệu quả”. Theo các chuyên