Ngoại giao hai nước cần dự đoán trước những tình huống, khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 76 - 90)

7. Kết cấu đề tài

3.3.5 Ngoại giao hai nước cần dự đoán trước những tình huống, khả năng

năng có thể xẩy ra trong tương lai

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển theo chiều hướng đi lên.

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dầu lửa rất lớn và rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có thể cung cấp cho Nhậ Bản trong chiến lược phát triển công nghiệp hiện đại. Việt Nam còn có vị trí quan trọng về địa lý, án ngữ các con đường giao thông huyết mạch trong khu vực tây Thái Bình

Dương với nhiều hải cảng lớn. Việt Nam đang và sẽ là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư lớn do có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

Lấy Châu Á làm trọng điểm trong đó ưu tiên số một là Đông Nam Á, với chiến lược đối ngoại đó Nhật Bản rất muốn tạo ra một khu vực an ninh ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế và Việt Nam luôn là một trong những đối tác đáp ứng được yêu cầu của Nhật Bản.

Đối với Việt Nam, chúng ta đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Trong đó, phương châm coi trọng quan hệ với các cường quốc lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới nhằm củng cố môi trường an ninh và tranh thủ tối đa lợi thế của các nước lớn chính là hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản chính là đảm bảo lợi ích cho phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Lĩnh vực kinh tế là khâu hợp tác quan trọng nhất trong mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nhật. Bên cạnh những điều chỉnh từ phía Việt Nam, những thuận lợi xuất phát từ những điều chỉnh chiến lược từ phía Nhật Bản hứa hẹn sẽ thắt chặt mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Những cải cách trong cơ cấu và thể chế kinh tế Nhật Bản theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế, gia tăng tự do hóa cạnh tranh làm môi trường cạnh tranh trong nước Nhật thông thoáng hơn, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cho phép các quốc gia, trong đó có Việt Nam dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay ODA từ phía Nhật Bản, mặt khác đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh kinh doanh tại nước ta.

Cũng do sự chuyển đổi kinh tế sang tập trung phát triển các ngành công nghệ cao dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của lao động người Nhật, sẽ có sự chuyển hướng sang các ngành nghề có thu nhập cao, đòi hỏi nhiều chất xám hơn. Đây chính là cơ hội xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Nhật với hướng ưu tiên là các ngành nghề lao động giản đơn mà ta

vốn có sẵn tiềm lực. Trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu lao động phổ thông của nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng do quá trình tái cơ cấu và phục hồi kinh tế, đây chính là lời giải cho bài toán dư thừa lao động của Việt Nam. Mặt khác, quá trình chuyển giao công nghệ sang Việt Nam sẽ giúp chúng ta xác lập nhiều ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của nhiều tổ chức lớn trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như APEC, WTO…điều này tạo nhiều cơ hội thuận lợi mở rộng mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ, gắn bó giữa hai bên, cùng tăng cường vị trí và vai trò trên trường quốc tế.

Có thể khẳng định, dựa vào nhiều yếu tố mà đặc biệt là sự chuyển biến trong nội tại hai nước, có thể khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển lên tầm cao mới

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tụt lùi.

Tình hình trong nước của Việt Nam cũng có những vấn đề tác động không tốt tới quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đặc biệt là việc quản lý và sử dụng các ngồn vốn vay, vốn hỗ trợ chính thức của nước bạn dành cho chúng ta. Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên một số vu án tham nhũng làm cho giảm sút lòng tin của chính Phủ cũng như người dân Nhật Bản mà hậu quả là phía Nhật Bản đã tạm thời cắt giảm nguồn vốn ODA cho Việt Nam.

Một yếu tố khác trong thương mại cũng có thể kéo quan hệ Việt – Nhật đi xuống là chất lượng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật còn thấp trong khi các biện pháp thâm nhập thị trường còn quá giản đơn và chưa chủ động. Một trong những nguyên nhân là do chi phí khảo sát thị trường rất tốn kém mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô nhỏ nên dù muốn khảo sát trực tiếp cũng chưa thể thực hiện được. Cho đến nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam mở được văn phòng đại diện tại Nhật Bản còn rất hạn chế, thực tế này dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không thể nắm bắt kịp thời, chính xác nhu cầu về hàng hóa, thị hiếu tiêu dùng cũng như các quy định về quản lý xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Do đó việc xuất khẩu sang Nhật hoàn toàn phụ

thuộc vào phía đối tác. Mặt khác, do quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và phương thức làm việc chưa khắc phục được hết tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún… vì thế, ta thường gặp khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng lớn, các hợp đồng ngoài kế hoạch dự kiến của hai bên, dẫn đến nhiều trường hợp không đủ khả năng cung ứng, gây mất uy tín cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Chúng ta cũng không thể bỏ qua một khó khăn nữa trong quan hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước là sự khác biệt về thể chế chính trị, về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, về cơ chế quản lý, thủ tục hành chính…

Nhật Bản là nước theo chế độ tư bản, trong khi đó Việt Nam đang xây dựng mô hình XHCN. Mặc dù trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, song những khác biệt này cũng là một trở ngại rất cẩn chú ý.

Một số nước tư bản lớn, đứng đầu là Mỹ luôn tìm mọi cách để khống chế, áp đặt và điều tiết mối quan hệ giữa các nước, nhât là những nước XHCN như Việt Nam. Mặt khác, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn luôn tìm mọi cách can thiệp, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều đó chắc chắn, sẽ tạo ra những nguy cơ lớn đối với nước ta, và sẽ phần nào ảnh hưởng tới quan hệ truyền thống hơn 40 năm với Nhật Bản.

Ngoài ra, khoảng cách về địa lý giữa hai nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực kinh tế, nhất là vận chuyển hàng hóa hai chiều.. Bên cạnh đó sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán lối sống và tác phong làm việc, cơ chế quản lý, hành chính.. cũng là một yếu tố cẩn tính đến trong quan hệ giữa hai nước.

Tóm lại, bối cảnh quốc tế, khu vực và sự phát triển của bản thân mỗi nước đã tạo ra những yếu tố cản trở sự phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước. Muốn vượt qua những khó khăn, thách thức cùng hướng tới lợi ích chung vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước thì đòi hỏi hai nước lại cảng phải củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ bang giao trong tương lai.

KẾT LUẬN

Những giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ chí Minh vẫn là kim chỉ nam cho đường lối ngoại giao Việt Nam mà chúng ta vận dụng, đó là lợi ích dân tộc phải đặt lên hàng đầu, huy động toàn bộ các yếu tố có lợi trong công tác ngoại giao, mở rộng phạm vi ngoại giao đến toàn thể nhân dân, nhận định và đánh giá quan hệ ngoại giao trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể, dự đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai.

Trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật trong đó nhất là lĩnh vực kinh tế, nhưng chính sự nổi bật đó lại chỉ ra cho cho chúng ta thấy những hạn chế, bất cập trong quan hệ giữa hai nước. Nhiều lĩnh vực hợp tác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên như văn hóa, giáo dục…và bị các quan hệ kinh tế làm lu mờ.Để xác định vị trí và củng cố mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn cảnh như hiện nay là điều hòan toàn không dễ dàng. Do vậy, hai nước cần có chiến lược cụ thể trong quan hệ và cần tăng cường chiều sâu bằng các cam kết, hiệp định song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Năm 2013 là năm diễn ra kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản, Diễn đàn Giao lưu văn hóa Việt – Nhật cùng các tổ chức khác để góp phần vào sự phát triển tình hữu nghị giữa hai nước.“Mỗi người dân là một chiến sĩ ngoại giao” cũng là những điều đúc rút quan trọng nhất trong bài học về ngoại giao mà Hồ Chí Minh chỉ dậy chúng ta ngày nay, đó là cách thức tốt nhất để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Ngoài việc chủ động khai thác tích cực và có hiệu quả hơn quan hệ chính trị, quốc phòng –

an ninh, quan hệ kinh tế, Việt Nam cần hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật trong hoàn cảnh chúng ta đã hội nhập sâu vào các thể chế quốc tế.

Như vậy, để khai thác tốt hơn nữa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi hai nước đều phải có những giải pháp nỗ lực hợp tác phát triển, phù hợp với tiềm năng hai nước và bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay. Riêng về phía Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển dài hạn với Nhật Bản trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt chú trọng tới các quan hệ hợp tác kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tế mỗi nước. Để làm điều này chúng ta phải coi Nhật Bản như một đối tác chiến lược thật sự không chỉ trên các văn bản ngoại giao giữa hai nước mà đi vào thực tiễn.

Dẫu còn những hạn chế song triển vọng hợp tác Việt – Nhật trong những năm tới của thập kỷ có một tương lai phát triển tốt đẹp. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nhật nhất định sẽ phát triển hơn nữa về mọi mặt, dự báo trong những năm tới, hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển vẫn là xu thế chủ yếu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đó sẽ là môi trường thuận lợi để Việt Nam và Nhật Bản tích cực tham gia vào quá trình liên kết kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Những kinh nghiệm đã rút ra trong quan hệ giữa hai nước và đặc biệt là sự ổn định trong quan hệ giữa hai nước đang là tiền đề quan trọng cho sự hợp tác lâu dài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng (1977), Văn kiện Đảng 1939-1945,

Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng , hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Dương Văn Quảng (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ ngoại giao,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8. NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,VII,VIII,IX) Về nhiệm vụ an ninh – quốc phòng và chính sách đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Hinh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại – một số nội dung cơ bản, NXB . Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đặng Minh Tuấn (2006 ), Nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục và khoa

học giữa Việt Nam và Nhật Bản, NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đặng Xuân Kì (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh,

NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2006), Hướng tới cộng đồng Đông Á: cơ hội và thách thức, Nxb.

Đại học Quốc gia, Hà Nội

15. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2004), Đông Á, Đông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

16. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh – Nhà tư tuởng lỗi lạc, NXB. Lý

luận chính trị, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 18. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 19. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 26. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 28. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

30. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 32. Hồ Chí Minh (1976), Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc

tế vô sản, NXB Sự thật, Hà Nội.

33. Hoàng Khắc Nam (2008), Chủ thể và hệ thống trong quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Học viện Quan hệ quốc tê (2007), Lý luận quan hệ quốc tế, Nxb Lao

động xã hội, Hà Nội.

35. Hoàng Anh Tuấn (2014), “Góc nhìn về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ XVII, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn.

36. Kimura Hiroshi – Furuta moto – Nguyễn Duy Dũng (2005), Những bài

học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2013), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Với Nước Nga. Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

38. Lưu Thu Thủy (2008), “Học tiếng Việt tại Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao trong quan hệ việt nam nhật bản những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)