5. Kết cấu luận văn
1.2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Đinh Hùng
1.2.3.4. Các tác phẩm khác
Ngoài thơ, Đinh Hùng còn sáng tác nhiều tiểu thuyết, viết tiểu luận - phê bình văn học, tuỳ bút, hồi kí và có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí.
Tác phẩm đầu tay của Đinh Hùng được Nhà xuất bản Tân Việt ấn hành vào năm 1943 là một tập văn xuôi có tên là “ Đám ma tôi”. Đây là tác phẩm duy nhất mà tác giả lấy bút danh Hoài Điệp. Trên thực tế, có rất ít người đã được đọc tác phẩm này, thậm chí những người thân của Đinh Hùng cũng chỉ mới nghe nói đến. Đúng với tên gọi, từ đầu đến cuối, tác phẩm chỉ toàn nói về cái chết, về đám ma mà ông tưởng tượng ra để “mỉm cười một vài phút, cảm động một vài giờ”. Kết thúc tác phẩm là những dòng tâm sự: “Nào những ai kia thân thiết cùng tôi cho tôi thân thiết? Bạn ơi! Nào đâu người bạn rộng lượng muốn có linh hồn kết giao cùng với linh hồn Hoài Điệp?”. Câu hỏi của thi nhân khiến chúng ta dễ liên tưởng đến câu
hỏi của Tố Như:
Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Độc Tiểu Thanh ký)
Câu hỏi vọng vào cõi hư không như lời tâm sự thiết tha của một linh hồn cô đơn muốn tìm một tâm hồn đồng điệu.
Ở thể loại tiểu thuyết dã sử, Đinh Hùng lấy bút danh Hoài Điệp Thứ Lang. Năm 1957, quyển “Người đao phủ thành Đại La” ra đời và bốn năm sau là cuốn “Kì nữ gò Ôn Khâu”. Cả hai tác phẩm đều do Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng ấn hành lần đầu tiên. Tác phẩm “Người đao phủ thành Đại La” lấy bối cảnh là thời vua Lê Ngoạ Triều còn “Kì nữ gò Ôn Khâu” lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Nhân vật trong hai tác phẩm đều được tác giả kì công xây dựng với vẻ đẹp lí tưởng, thể hiện khí phách anh hùng. Đó là những khúc ca bi tráng tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Đinh Hùng còn có những trang phê bình văn ho ̣c tinh tế , sắc sảo . Tiêu biểu nhất là tập tuỳ bút - phê bình “Đốt lò hương cũ” do Nhà xuất bản Lửa Thiêng ấn
hành. Tác phẩm tập hợp các bài viết Đinh Hùng đã đọc trên Đài Phát thanh hoặc đã đăng trên các báo, tạp chí được ông sửa lại và dự định xuất bản để tưởng niệm những thi sĩ, những nhà văn mà ông quen biết trong suốt thời gian cầm bút nhưng dự định đó đã không hoàn thành vì Đinh Hùng đột ngột qua đời. Năm năm sau đó (1972), người con trai trưởng Đinh Hoài Ngọc và anh rể là Vũ Hoàng Chương đã cho in cuốn sách để giúp ông hoàn thành tâm nguyện của mình .