CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ ĐINH HÙNG
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.3.2. Không gian ảo mộng, siêu thoát
Không gian nghệ thuật trong văn học không đơn giản là việc xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực mà nó được xây dựng như một kí hiệu đặc biệt nhằm thể hiện tâm trạng của nhân vật hoặc bộc lộ những quan điểm của nghệ sĩ về thế giới. Không gian trong tác phẩm văn học do đó có sự phân biệt khác hẳn so với không gian khách quan. Không gian này chứa đựng giá trị tình cảm, được tổ chức theo quan niệm riêng của tác giả, hoàn toàn không giống với trật tự của không gian bên ngoài. Theo giáo sư Trần Đình Sử thì: “không có hình tượng nghệ thuật
nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”[theo 3] .
Nếu như Xuân Diệu luôn xây dựng thế giới hình tượng trên mảnh đất của trần gian thì không gian trong thơ Đinh Hùng lại mờ ảo và siêu thoát giống như không gian trong thơ Hàn Mặc Tử. Là một thi sĩ của tình yêu, không gian trong thơ Đinh Hùng bao giờ cũng gắn bó với tình yêu đôi lứa, chỉ có điều đặc biệt, đó là tình yêu trong mộng ảo của thi nhân với linh hồn trinh nữ ở thế giới bên kia. Thơ Đinh Hùng vì vậy xuất hiện loại không gian đầy ma quái, đó là cửa huyệt, cổ mộ, rừng khuya, hang cầm thú, cõi dương trần…Không gian ấy khiến nhiều người thấy sợ hãi, rợn mình bởi sự lạnh lẽo và u ám:
Hồn Vệ Nữ lạc loài bên cửa huyệt, Xuân bi thương – ôi má thắm, môi đào! Bốn mùa trăng vào mở hội chiêm bao, Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phấn lạ.
(Tìm bóng tử thần)
Bi kịch của kiếp người khiến tư duy thơ Đinh Hùng luôn hướng vào việc lựa chọn những không gian kỳ dị, ông muốn xóa đi khoảng cách giữa sự sống và cõi chết, muốn đồng nhất ranh giới âm – dương. Thi sĩ không ít lần muốn “đánh thức hồn ma dậy” để được lắng nghe người yêu “ngồi bên cửa mộ kể nỗi niềm”, thậm chí để hỏi người đã khuất:
Nắm xương khô lạnh còn ân ái? Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?
(Gửi người dưới mộ)
Không gian trong thơ Đinh Hùng bao la rộng lớn đến tận cùng, đó là không gian của thiên đường, địa ngục, thể hiện sự cách trở xa xôi nhưng với thi nhân, những không gian đó không hề gây trở ngại bởi người thơ có thể tìm vui ngay trong thế giới của tử thần:
Sương khói bạc chiều rừng Thành quách bến Sông Mê
Ôi cửa động mù sương, mưa bay tiềm thức! Anh theo em đi hết chuyến luân hồi…
(Lời ca đồng thiếp)
Bên cạnh không gian mộ chí, trong thơ Đinh Hùng còn xuất hiện không gian âm u của cõi tiền sinh, tiền sử. Đó là những khu rừng hoang vu, nơi nắng mật long lanh trong dấu chân cầm thú, nơi sao trời rơi trong thung xanh và ánh lửa bộ lạc chập chờn những đêm huyền sử… Những bước chân về nguyên thuỷ hoà nhập vào cõi vô cùng, tan vào thời sơ khai của vũ trụ với sự khốc liệt và dữ dội của cảm xúc. Đây là không gian của hoài niệm, không gian của một thế giới đã phôi pha được phục dựng lại bằng trí tưởng tượng và hư cấu:
Rừng buổi đó vang tiếng cười man rợ Quả tơ duyên đỏ thắm sắc trên cành Chúng ta đi, lặng ngắm núi đồi xanh Bước trên cỏ để ngàn sau in dấu
(Người gái thiên nhiên)
Không gian thuần phương Đông hiện về với ta trong một thiên nhiên tiền sử huyền bí, diệu kì, ẩn chứa đầy sức mạnh. Trời đất hoang vu, kiếp người quạnh quẽ, người thơ đôi khi trải theo tâm sự của Từ Thức về trần, đi tìm lại quá khứ trong tiềm thức xôn xao cảm giác:
Khuya sớm tìm sang lối tuyết trinh. Lầu Xuân, hoa dựng ngọc liên thành. Lệ in bóng núi, mờ nhân ảnh,
Mây đó về đâu, có gặp mình?
(Trời ảo diệu)
Ngòi bút Đinh Hùng đưa ta vào trong cuộc viễn du trở về với quá khứ, trút bỏ nền văn minh đô thị để sống lại tâm tình người nguyên thuỷ. Trong tư duy thơ, ở đây, quan niệm của Đinh Hùng và Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã:
Như một đồng cỏ mướt Gieo xác chốn quên lãng
Rimbaud muốn gieo xác mình trên đồng cỏ mượt nguyên sơ cũng như Đinh Hùng muốn nằm trên cỏ xanh, ăn hương hoa dại và ngủ như bầy muông thú:
Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe Thèm ăn một chút hoa man dại Và ngủ như loài muông thú kia
(Những hướng sao rơi).
Tiểu kết:
Thơ duy thơ Đinh Hùng được bộ lộ rõ qua các phương thức biểu hiện như ngôn ngữ và thể thơ, hệ thống các biểu tượng, không gian và thời gian nghệ thuật.
Ngôn ngữ thơ Đinh Hùng là thứ ngôn ngữ đóng vai trò như những dòng bùa chú, có sức lôi kéo đến kỳ lạ của những ý tưởng nảy sinh từ thế giới tâm linh. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc tình yêu được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mềm mại và diễm lệ. Nhiều bài có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tạo nên sự lôi cuốn và hấp dẫn lớn đối với độc giả. Ngôn ngữ thơ Đinh Hùng giàu nhạc tính, khiến cho thơ trở thành những bản tình ca ngọt ngào với những nốt nhạc thơm. Nhiều bài có sự xuất hiện với tần số rất lớn các từ Hán – Việt, thế nhưng, thơ Đinh Hùng hoàn toàn khác với thơ Đường luật bởi cách nói của thi nhân là cách nói thành thực của cái tôi đầy cảm xúc. Phương thức biểu đạt mang tính hiện đại, mới mẻ chứ không cũ mòn, luẩn quẩn trong truyền thống thơ ca cổ Trung Hoa.
Về mặt thể loại, Đinh Hùng sử dụng rất đa dạng các thể thơ. Tư duy thơ Đinh Hùng được biểu hiện một cách rõ nét trong việc chọn lựa các thể thơ cho phù hợp với từng thi phẩm. Một trong những thể loại hay được Đinh Hùng sử dụng nhất là thơ hợp thể nhằm diễn đạt một cách hiệu quả nhất tâm trạng u uất, mê cuồng.
Về mặt biểu tượng, Đinh Hùng đã thông qua các biểu tượng riêng đặc sắc như
hồn, nước, bướm, ngọc…nhằm tạo dựng nên một thế giới thơ kỳ ảo, đậm không khí tâm linh.
Về mặt thời gian, Đinh Hùng hầu như không viết về thời gian hiện tại. Thời gian trong thơ ông đa phần là thời gian quá khứ, thời gian vào đêm hoặc thời gian của mùa thu. Nghĩa là những khoảng thời gian gợi buồn, gợi sầu, gợi sự thâm u,
huyền bí. Không gian trong thơ Đinh Hùng là không gian mơ hồ, ảo mộng, đôi khi ma quái khiến nhiều người thấy sợ hãi, rợn mình bởi sự lạnh lẽo và u ám. Loại không gian xuất hiện nhiều nhất là không gian mộ chí, không gian địa ngục, không gian âm u của cõi tiền sinh, tiền sử. Những yếu tố này rõ ràng bị chi phối bởi tư duy thơ Đinh Hùng với nỗi u buồn được khơi lên từ cái chết của những người thân yêu nhất.
KẾT LUẬN
Khi Đinh Hùng với trái tim si mê, rạo rực xuất hiện trên thi đàn thì Thơ mới đã toàn thắng, ngọn cờ phong trào từ chủ tướng Thế Lữ được chuyển giao cho hậu bối và Đinh Hùng là một trong những người đón nhận. Trong suốt 47 năm sống và làm việc, ông đã để lại cho đời số tác phẩm không nhiều nhưng đặc biệt có giá trị, qua đó thể hiện một tư duy thơ đặc sắc.
1. Có thể nói, Đinh Hùng đã kiến tạo nên trong thơ của mình một thế giới ảo diệu và thần bí. Người đọc như lạc bước vào một thế giới khác, hoàn toàn biệt lập với thế giới đang hiện hữu, đó là thế giới của con người thời hồng hoang, nguyên thuỷ hoặc thế giới âm u của những linh hồn hiện về từ cổ mộ. Thơ Đinh Hùng có sự hoà trộn giữa cái cao khiết với cái trần tục, giữa khát vọng thiêng liêng với khoái cảm xác thịt, giữa địa đàng và cổ mộ, giữa kỳ nữ và ma quái.
2. Các nhân vật trữ tình trong thơ Đinh Hùng giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của thi nhân. Đó là cái tôi cô đơn bi thiết nhưng cũng rất đỗi mãnh liệt và say đắm. Đó là “Em” – người đẹp và nỗi ám ảnh suốt đời hoặc “em” với tư cách của một nàng thơ giúp khơi nguồn thi hứng.
Tư duy thơ Đinh Hùng đặc biệt thành công khi lấy cảm hứng về thời tiền sử, về thế giới tâm linh hoặc lấy cảm hứng về tình yêu đôi lứa. Ở phương diện này, Đinh Hùng đã sáng tạo nên một thế giới thi ca đầy âm thanh và màu sắc, đầy mộng mị và ám ảnh, hấp dẫn nhưng cũng lắm chông gai đối với người tiếp nhận.
3. Trung thành với quan điểm sáng tác của trường phái tượng trưng, với tư duy thơ hướng nội trực tiếp, ngôn ngữ thơ Đinh Hùng là thứ ngôn ngữ quái dị, yêu ma gợi liên tưởng đến những điều ma quái, những ý tưởng nảy sinh từ thế giới tâm linh. Trong nhiều trường hợp, đó lại là thứ ngôn ngữ chân thành, tha thiết, diễn tả những trạng thái cảm xúc tình yêu một cách tinh tế và say đắm. Tuy nhiên, trong bất kể trường hợp nào, Đinh Hùng cũng đặc biệt chú trọng đến tính nhạc trong thơ nên đã để lại dư âm sâu lắng trong lòng độc giả.
Các biểu tượng trong thơ Đinh Hùng rất đa dạng, vừa thực vừa ảo mộng. Nó là biểu hiện của một tư duy thơ hướng vào phía trong, luôn day dứt, đau đớn trong hành trình kiếm tìm và khát vọng.
Thời gian trong thơ Đinh Hùng chủ yếu là thời gian dĩ vãng. Ông hầu như rất ít khi nói về thời gian hiện tại hay thời gian tương lai. Ngoài ra, Đinh Hùng còn rất hay đề cập đến thời gian vào buổi đêm và thời gian vào mùa thu. Buổi đêm là thời gian mà những linh hồn hiện lên từ cõi chết, chập chờn bước chân hư ảnh trong mối giao cảm với thi nhân. Còn mùa thu thì phù hợp với tâm trạng buồn, sầu, u hoài, của thi sĩ.
Ngôn ngữ thơ Đinh Hùng có nhiều dạng thức, thể hiện tài hoa nghệ thuật của thi nhân. Có khi đó là thứ ngôn ngữ quái dị, yêu ma, có khi là thứ ngôn ngữ chân thành say đắm, có khi là thứ ngôn ngữ đậm tính cổ trang. Nhưng dù trong bất kể trường hợp nào, Đinh Hùng cũng rất chú trọng đến tính nhạc trong thơ và chính điều đó làm nên nét đặc sắc của giọng thơ Đinh Hùng.
4. Sống trong chế độ Việt Nam cộng hòa, khi những luồn tư tưởng nô dịch thả sức bành trướng, dù muốn hay không, Đinh Hùng cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng của nó. Và mặc dù vẫn trung thành với quan điểm “nghệ thuật không đi giày đỏ, đội mũ đỏ” (V. Huygo) nhưng thơ của ông không phải không có một vài nấm độc len lỏi vào. Tuy nhiên, với sự nghiệp văn học mặc dù không đồ sộ nhưng rất có giá trị, thơ Đinh Hùng vẫn rất đáng để chúng ta nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, qua đó đưa Đinh Hùng trở về đúng chỗ trong dòng chảy thơ ca của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. André Breton, Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa siêu thực, Phùng Kiên dịch.
http://www.evan.com.vn
2. André Breton, Tuyên ngôn thứ hai của Chủ nghĩa siêu thực, Nguyễn Bích Thủy dịch. http://www.evan.com.vn .
3. Cao Minh Tèo, Cảm nhận “Sứ giả từ địa ngục” trên bình diện không gian và thời gian nghệ thuật, http:// yume.vn
4. Du Tử Lê (2011), Lần theo bước chân tài hoa Đinh Hùng,
http://www.dutule.com.
5. Du Tử Lê, Đinh Hùng, một vì sao bắc đẩu,http://www.dutule.com.
6. Du Tử Lê, Nhà thơ Thái Thủy, người đứng sau nhiều cột mốc văn học, nghệ
thuật miền Nam, http://www.dutule.com
7. Đinh Hùng (1995), Mê hồn ca,NXB hội nhà văn, Hà Nội. 8. Đinh Hùng (2001), Đường vào tình sử, NXB Đồng Nai. 9. Đinh Hùng (1973), Tiếng ca bộ lạc, Lửa thiêng.
10. Đinh Hùng (1943), Đám ma tôi, Tân Việt.
11. Đào Duy Hiệp, Hình ảnh trong thơ siêu thực, http:/www.evan.com.vn. 12. Đoàn Thêm, Tựa “Đường vào tình sử” , http://www.vanchuongviet.org. 13. Đặng Tiến, Thi giới Đinh Hùng, http://www.art2all.net
14. Đinh Hoài Ngọc, Đinh Hùng – cha tôi, http://www.vanvn.net 15. Đinh Hoài Ngọc, Thi sĩ Đinh Hùng vài dòng tiểu sử,
http://clbnguoiyeusach.com
16. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (2003), Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 18. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, NXB Khoa học Xã hội.
19. Hà Thủy Nguyên (2012), Thơ Đinh Hùng - Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa dục vọng, http://Nghệthuậtyêu.net.
20. Hoài Thanh - Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, NXB Văn học, Hà Nội.
21. Hoài Nam, Người thơ, nhìn từ những mắt thơ , http://www.baomoi.com. 22. Hoài Nam, Những cái bóng trong văn chương, http://www.cand.com.vn 23. Hoàng Kim Oanh, Nghệ thuật tượng trưng trong thơ Edgar Allan Poe.
http://www.vanchuongviet.org
24. Hoàng Ngọc Hiến (2007), Baudelaire chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới, http://thotanhinhthuc.org .
25. Hoàng Ngọc Hiến, Phê bình thơ trong tập sách "thơ" của Đặng Tiến,
http://nguvan.hnue.edu.vn
26.Hoàng Phủ Ngọc Tường, Gặp gỡ Trần Dần: Ðối thoại mất ngủ,
http://tienve.org
27. Hoàng Sĩ Nguyên, Bước đi của ngôn ngữ thơ mới, Tạp chí Non nước, số 156.
http://vannghedanang.org.vn.
28. Hoàng Sỹ Nguyên, Thơ Mới 1930-1945 – Nhìn từ sự vận động thể loại, http://trieuxuan.info
29. Hồ Dzếnh, Tựa bản in lần thứ nhất «Mê hồn ca», http// www.facebook.com 30. Hồ Thế Hà, Quan niệm về thơ của Dạ Đài - nhìn từ sự tiếp biến lý luận văn học
phương Tây,http://tapchisonghuong.com.vn.
31. Hồ Văn Quốc, Đinh Hùng – người ca khúc mê hồn,http://thuathienhue.edu.vn 32.Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca, NXB
giáo dục, HN.
33. Huyền Viêm (2012), Thi sĩ Đinh Hùng – Người làm thơ tình kiệt xuất.
http://vietart.free.hr/index.
34.Kiều Văn – chủ biên, giới thiệu (1997), Thơ Đinh Hùng, NXB Đồng Nai. 35. Khải Thiên, Hai hình thái của mĩ cảm trong "Mê hồn ca" của Đinh Hùng,
http://tapchinhavan.vn.
36. Khổng Đức, Thế giới thơ,http://www.vanchuongviet.org 37. Khổng Đức, Khái quát những trường phái thi ca ,
http://www.vanchuongviet.org.
38. Lại Nguyên Ân, Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa hiện đại,
39.Lại Nguyên Ân, “Tinh huyết“ của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của thơ mới. http://evan.vnexpress.net.
40. Lê Lưu Oanh, Quan điểm nghệ thuật tượng trưng của nhóm Xuân Thu và Dạ
Đài,http://nguvan.hnue.edu.vn
41. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, NXB ĐHQG Hà Nội 42. Lê Lưu Oanh (1996), Cái tôi trữ tình trong thơ, Luận án PTS, Hà Nội.
43. Lê Ngọc Trác, Qua xứ ma sầu gửi người dưới mộ. http://vn.360plus.yahoo.com. 44. Lê Thụy Tường Vi, Chủ nghĩa siêu thực và Xuân Thu nhã tập. 2009.
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
45. Lê Thuỵ Tường Vi, Tính chất bước ngoặt của chủ nghĩa siêu thực,
http//www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
46. Lê Xuân, Bàn thêm về ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ truyện,
http://nhavancantho.vnweblogs.com
47. M. Roodentan; P.Iudin, (1976). Từ điển triết học, NXB Sự thật 48. Ngọc Cầm (2011), Thơ tượng trưng – mảng nghệ thuật bị lãng quên,
http://phiatruoc.wordpress.com.
49.Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB văn học, Hà Nội. 51.Nguyễn Đăng Mạnh (2004), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, NXB Đại học sư
phạm.
52.Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB giáo dục, Hà Nội.
53.Nguyễn Đình Cường, Một chút giai thoại về bài hát “Mộng dưới hoa“,
http://www.hocxa.com
54.Nguyễn Đức Nam (1987), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB giáo dục.
55.Nguyễn Đức Tùng, Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam, http://lyluanvanhoc.com
56. Nguyễn Hữu Hiếu, Vấn đề tiếp nhận các yếu tố nghệ thuật của thơ tượng trưng