Cảm hứng tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đinh hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Cảm hứng chủ đạo

2.2.3. Cảm hứng tình yêu

Tình yêu là một trong những cảm hứng quan trọng hình thành nên thế giới thơ Đinh Hùng. Mọi cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu đều được thi nhân thể hiện bằng những lời thơ đa tình, nồng cháy.

Đầu tiên là những cảm giác rung động mong manh của một trái tim non trẻ mới chớm bước vào tình yêu:

Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ

Đường hoàng lang nắng động lối đi quen Nhìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực

(Khi mới nhớn)

Bất cứ một chàng trai nào lần đầu biết đến nỗi rạo rực của tình yêu đều có thể bắt gặp bóng dáng mình qua tâm trạng của thi nhân. Nhưng nếu như ai đó có may mắn được tiếng gọi tình yêu đáp lại thì trái tim đa tình của thi sĩ lại bị nỗi đau khổ dày vò ngay từ khi tiếng sét ái tình giáng xuống. Mối tình đầu đến với Đinh Hùng khi chàng thanh niên vừa mới tốt nghiệp Tú tài bản xứ là một mối tình đơn phương, vô vọng:

Có chàng mang lòng thương Đi dạo muôn con đường. Một hôm dừng trước mộng, Yêu nàng tên Tần Hương

(Tần Hương)

Người con gái trong mộng của thi nhân tên thật là Kiều Hương, nàng hững hờ với mối tình tha thiết của nhà thơ để rồi một ngày kia lên lên thuyền sang bến khác - người con gái đó đi lấy chồng, hệt Tố của Vũ Hoàng Chương. Đau đớn, Đinh Hùng khắc họa chân dung nàng qua thơ:

Tần Hương, ôi Tần Hương Tên nàng như hoa đẹp

Chàng là bướm tơ vương Nên chàng là Hoài Điệp…

( Tần Hương)

Nhà thơ sợ gây rắc rối cho nàng Kiều Hương nên sửa tên nàng là Tần Hương. Và cũng chẳng ngạc nhiên gì khi sau này Đinh Hùng dùng bút danh Hoài Điệp và sau là Hoài Điệp Thứ Lang trong tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên báo từ sau năm 1954. Tuy nhiên, với Đinh Hùng thì tuy đó là mối tình đầu nhưng lại là tình yêu đơn phương nên thi nhân cũng chỉ buồn trong một khoảng một thời gian ngắn. Mối tình thứ hai mới thực sự mãnh liệt và ghi dấu suốt đời trong tâm khảm của nhà thơ:

Người đẹp ngày xưa tên giống hoa, Mùa xuân cây cỏ biếc quanh nhà. Thùy hương phảng phất sen đầu hạ, Lén bước trang đài tới gặp ta.

(Liên tưởng)

Điều bất hạnh nhất là mối tình thơ mộng ấy sớm yểu mệnh bởi nàng Bích Liên đã qua đời vì mang trọng bệnh. Cái chết của Liên đem đến cho thi nhân nỗi sầu thương vô hạn và chính điều đó đã khơi nên nguồn cảm hứng lớn trong đa phần các sáng tác của Đinh Hùng. Hầu như bài thơ tình yêu nào của thi nhân cũng có bóng dáng của người con gái mang tên loài hoa mùa hạ. Nhiều vần thơ bi thiết và đau đớn, khắc họa chân dung một người tình cô đơn vọng tưởng bóng giai nhân. Nỗi đau đớn vì tình yêu giữa đường đứt gánh khiến Đinh Hùng không ít lần rơi vào trong trạng thái mê dại, điên cuồng:

Qua xứ ma sầu, ta mất trí,

Thiêu đi tập sách vẽ hoa nguyền. Trời ơi! Trời ơi! Làn tử khí,

Lạc lõng hương thầm đóa Bạch Liên

(Cầu hồn)

Trong thế giới thơ Đinh Hùng có rất nhiều bài thơ gọi hồn, cầu hồn, trò chuyện với hồn, yêu hồn… và tất cả đều được khơi nguồn cảm hứng từ nỗi đau đớn vô cùng vô tận của thi nhân. Nhiều bài đọc lên như thấm đầy nước mắt:

Em đã về chưa? Em sắp về chưa?

Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ Ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn.

(Gửi người dưới mộ)

Bên cạnh việc đi tìm bóng dáng người yêu, Đinh Hùng còn cất bước trên hành trình đi tìm con đường tình yêu màu nhiệm. Trong cảm nhận của thi nhân, con đường tình yêu vừa đẹp, vừa buồn, vừa nhuốm màu sử thi, hoài cổ với hoa, hương thơm, âm thanh và màu sắc:

Chúng ta đến, mùa xuân thay sắc diện, Chúng ta đi, mùa hạ vụt phai nhòa, Gương mặt mùa thu phút chốc phôi pha, Ta dừng gót, chợt mùa đông tàn phế.

(Đường vào tình sử)

Nhưng tình yêu không chỉ đơn giản vậy, nó có lúc vui và cũng có cả những lúc buồn, có lúc rạo rực đắm say và có cả những lúc cảm thấy như vũ trụ đang tan chảy, thấm đẫm nỗi biệt ly. Chặng đường người thơ đi tìm bóng hình người yêu dấu là chặng đường phải vượt qua rất nhiều nơi trên trái đất, vượt qua rất nhiều vòng quay của vũ trụ, từ quá khứ đến tương lai:

Có những giấc mơ lẻn vào quá khứ, Có những chiêm bao đi về tương lai. Anh gặp em anh từ thủa nào?

(Đường vào tình sử)

Mỗi người có một cách đi tìm tình yêu đích thực của mình. Riêng cách Đinh Hùng đi tìm tình yêu quả là rất lạ. Đó là một con đường đầy rẫy những sự hóa thân hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo như chính sự giao cảm thần bí trong tâm hồn của những người đang yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đinh hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)