5. Kết cấu luận văn
2.2. Cảm hứng chủ đạo
2.2.4. Cảm hứng lịch sử
Khảo sát thế giới thơ Đinh Hùng sẽ thấy có một hiện tượng rất lạ, điều ít ai ngờ tới ở chàng thi sĩ họ Đinh: bên cạnh phần lớn thơ hướng nội, thi sĩ còn có cả
những bài thơ hướng ngoại. Và một điều thú vị nữa là, phần lớn những bài thơ hướng ngoại ấy đều lấy cảm hứng từ lịch sử. Vì thế cho nên, ở đây, có lẽ cần xem xét lại một số nhận định về thơ Đinh Hùng. Chẳng hạn như nhận xét của tác giả Hà Minh Đức: “Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng là những cây bút có tài năng, nhưng nằm trong dòng đục của trào lưu thơ, nên đã không tìm được sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến” [18, tr.14].
Trước hết, chúng ta hãy xem xét trường hợp bài “Hương phấn Mê Linh”. Bài thơ đã tái hiện lại không khí hào hùng của một thời lịch sử oai hùng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Chân dung hai vị nữ anh hùng được khắc họa một cách sinh động:
Trỏ làn thư kiếm an thiên hạ, Áo chiến mây choàng vóc liễu xinh Tay ngọc vờn cao, giông bão nổi, Sáu nhăm thành quách hết điêu linh.
Hình ảnh hai vị nữ vương được miêu tả bằng lời thơ mềm mại, âm điệu nhịp nhàng, đầy tính nhạc, rất khác so với lời thơ mạnh mẽ, hùng hồn ở “Đại Nam quốc sử diễn ca”:
Ngàn Tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã tiến gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
(Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái) Lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng lời thơ Đinh Hùng vẫn mang hơi hướng của thời Thơ mới. Tuy nhiên, do tư duy thơ hướng ngoại nên đôi khi Đinh Hùng không tránh khỏi lên gân, nói những lời ngợi ca to tát:
Vằng vặc ngàn sao gương nữ kiệt, Hai mươi thế kỷ bỗng nghiêng mình.
(Hương phấn Mê Linh)
Nói về thơ hướng ngoại, tác giả Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Có những bài thơ mà nội dung thông báo của nó chủ yếu không phải là “thông tin thẩm mĩ mà chủ yếu là tin tức thời sự. Ở đây không cần sự tham gia của cái tôi. Hãy để cho sự
việc tự nó nói lên” [49, tr.219). Lấy cảm hứng từ lịch sử, thơ Đinh Hùng cũng có những bài như thế, giàu tính tự sự và mang âm hưởng ngợi ca ồn ào, sôi động:
Đây những chiến sĩ áo Chàm Châu Ma Lục Từ Hắc Giang sát cánh với Kỳ Cùng
Phố Kỳ Lừa hợp lực với Đồng Đăng
Hang Văn Dú cũng dựng thành doanh trại
Từ Kỳ Cấp, Nữ Nhi mười chặng tên bay, cùng Lộc Châu nối liền quan ải Rừng Lạng Sơn hòa nhịp thở Cao Bằng
Động Tam Thanh giăng lưới tận Chi Lăng
Níu mây trời, tuôn khí núi, trùng trùng lan mấy cõi
(Chiến sĩ áo chàm)
Chủ đề bài thơ là giai đoạn lịch sử chống Minh kháng Nguyên hào hùng của dân tộc để giữ vững nền độc lập và bờ cõi nước nhà. Trong sự nghiệp bảo vệ đất nước vĩ đại đó có sự góp sức của những dân tộc thiểu số như Tày, Mán, Mường… với tinh thần yêu nước, sự chiến đấu quả cảm và lòng trung hậu tuyệt đối. Họ ra chiến trường trong vạn sắc áo chàm tung bay, khí thế xung trận tuyệt vời từ con người đến hồn thiêng sông núi. Điều đặc biệt là bài thơ đã ca ngợi những con người nhỏ bé, bình thường, không mang một cái tên nào cụ thể, không phải là những vị anh hùng có công trạng lẫy lừng, “không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm).
Không chỉ lấy cảm hứng từ trong lịch sử xa xưa của dân tộc, Đinh Hùng còn lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử của thời hiện tại. Tiêu biểu như bài thơ “Phượng lại tìm Hoàng” được khơi nguồn từ sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”:
Mê Linh này, cỏ hoa nào?
Trăng Ba Đình vẫn đẹp bao thệ nguyền? Chi Lăng vườn đó vẹn tuyền?
Mộng bao nhiêu nhịp Long Biên – hỡi lòng!
Bài thơ có nhan đề “Phượng lại tìm Hoàng”, một kiểu đặt nhan đề rất lạ, rất riêng, rất “Đinh Hùng”. Phải chăng nhà thơ muốn thể hiện khát vọng của cả dân tộc
về một đất nước thống nhất, toàn vẹn như “chim liền cánh” và kiêu hãnh bay lên như phượng hoàng? Người đọc dễ dàng nhận ra tâm thế của một người dân thủ đô chứng kiến những thời khắc quan trọng của đất nước mà trong lòng dậy lên niềm tự hào, hạnh phúc và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng:
Thăng Long ơi! Gạt lệ mờ
Đợi xem nở ngát bài thơ chung tình
So với kiểu “tụng ca” rất phổ biến của thơ ca kháng chiến thì cách diễn đạt về lịch sử của Đinh Hùng như thế này vẫn còn là một cách viết rất riêng, có phần nào còn xa lạ đối với người thưởng thức.
Hình tượng đám đông tập thể là một trong những hình tượng quen thuộc của thơ hướng ngoại. Đinh Hùng cũng có những bài thơ lấy đám đông làm hình tượng nghệ thuật trung tâm. Chẳng hạn bài thơ “Những dòng chữ lửa” ca ngợi những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
Các anh đứng lên rồi – hàng ngũ anh hùng Quân Nhân Cách Mạng !
Cả sông hồ, thác lũ đứng lên theo.
Tiếng các anh hô kèm tiếng chúng tôi reo Ôi điệp khúc hoan ca nghiêng chiều lịch sử !
Sau này, khi đã di tản vào Nam, Đinh Hùng có sửa lại một chút ở bài thơ này để ca ngợi những người tham gia vào cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Việc sử dụng một tác phẩm ở hai chế độ khác nhau quả là điều hy hữu . Phải chăng bởi Đinh Hùng nhâ ̣n ra được điểm chung giữa những người chiến sĩ tham gia vào cuô ̣c kháng chiến chống Pháp với những người tham gia vào cuô ̣c đảo chính Ngô Đình Diê ̣m, đó là ở họ đều có nhữn g phẩm chất cao đẹp của người anh hùng ? Điều này cho thấy quan niệm mới lạ , tiến bô ̣ của Đinh Hùng : chỉ cần là người dũng cảm dám đứng lên chiến đấu đem lại lợi ích cho dân tộc , cho đất nước thì đó là người anh hùng, bất kể ở thời đại nào, chế độ nào. Và cho đến nay, quan niệm đó vẫn còn nhiều giá trị.
Trong một số trường hợp , cảm hứng lịch sử trong thơ Đinh Hùng nhiều khi không nằm ở nội dung tác phẩm mà nằm ở hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Chẳng hạn
như trường hợp của bài “Nhân duyên cõi Việt”. Ít ai ngờ được rằng những câu thơ sau đây được viết nhân sự kiện Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn để chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm đã đàn áp Phật giáo dã man vào năm 1963:
Xin gót Từ - Bi dạo lối trần, Nhiệm mầu tay ngọc xoá tinh vân. Linh quang chuyển dáng đời mê ảo, Đổi áo phù sinh, hiện pháp thân
Đọc bài thơ, ta ngỡ rằng chỉ tồn tại mỗi cảm hứng tâm linh. Nhưng thực ra, đằng sau những con chữ là nỗi đau, là niềm tự hào về một sự kiện lịch sử mà sự nổi tiếng và phạm vi ảnh hưởng đã lan rộng đến nhiều nước khác trên thế giới. Ở đây, cảm hứng lịch sử và cảm hứng tâm linh đã hòa quện vào nhau để hình thành nên những câu thơ diễm ảo.
Nhìn chung , những bài thơ mang cảm hứng li ̣ch sử của Đinh Hùng có số lươ ̣ng không nhiều , giá trị nghệ thuật không cao và không tiêu biểu cho tư duy thơ Đinh Hùng. Tuy thế, chúng vẫn rất đáng để chúng ta tìm đọc , qua đó hiểu rõ thêm về nhà thơ tài hoa này.
Tiểu kết :
Nhân vật trữ tình và cảm hứng sáng tác đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư duy thơ Đinh Hùng.
Cái tôi trữ tình của nhà thơ là một cái tôi hướng nội với những suy tư dấy loạn nội tâm. Với những lời thơ đầy ma lực, cái tôi trữ tình cất lên lời thổn thức đầy kiêu hãnh của một trái tim đa tình rớm máu. Và khi nỗi đau dường như đã nguôi ngoai, cái tôi trở lại là một tâm hồn đa cảm với khát vọng tình yêu chân thành, tha thiết. Cùng với cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình “Em” giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về thơ và con người nhà thơ. “Em” có thể là hình bóng của người con gái đẹp, là nỗi khát khao và ám ảnh trong tâm hồn đa tình nồng cháy. Nhưng “Em” cũng có khi chỉ là một nhân vật phiếm chỉ, giúp khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân trước cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo hóa.
Về mặt cảm hứng, thời tiền sử trong thơ Đinh Hùng có một vị trí rất đặc biệt. Thiên nhiên tiền sử trở thành nơi lí tưởng để con người có thể phiêu du vào quên
lãng, xa hẳn những lo toan, xô bồ của cuộc sống hiện đại hôm nay. Bên cạnh thời tiền sử, Đinh Hùng còn đặc biệt thành công với những tác phẩm lấy cảm hứng từ thế giới tâm linh. Thi giới Đinh Hùng là cõi trời loạn, là cõi hỗn mang, hỗn độn, là nơi tử sinh chuyển hóa, đầy mê cung kỳ ảo với hồn ma,máu, sọ người, xương khô, cổ mộ, khăn liệm, điếu tang…Giữa con người và vũ trụ, linh hồn không có sự phân biệt, ngay cái chết cũng chẳng có gì đáng sợ bởi cõi tâm linh của thi sĩ có thể vượt qua mọi ranh giới để hướng đến những khoảng cách tưởng chừng như vô tận.
Cảm hứng tình yêu cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên mảng thơ tình đặc sắc của Đinh Hùng. Mọi cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu đều được thi nhân thể hiện bằng những lời thơ đa tình, nồng cháy. Nhiều vần thơ khắc họa chân dung một người tình cô đơn trong trạng thái mê dại, điên cuồng, chứa chan nước mắt.
Có một điều thú vị là, bên cạnh những bài thơ hướng nội, Đinh Hùng còn có cả những bài thơ hướng ngoại và chúng đều được lấy cảm hứng từ lịch sử . Tuy nhiên, những bài thơ này có số lượng không nhiều , giá trị nghệ thuật không cao và không tiêu biểu cho tư duy thơ Đinh Hùng , tuy thế, chúng vẫn rất có giá trị trong việc giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật của thi nhân.