CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ ĐINH HÙNG
3.1. Ngôn ngữ và thể thơ
3.1.1.3. Ngôn ngữ giàu tính nhạc
Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các đặc tính thanh học của ngôn ngữ như cao độ, cường độ, trường độ... không được tổ chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca. Mặt khác, tính nhạc còn là một trong những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa tượng trưng. Và Đinh Hùng trong quá trình sáng tác rất chú ý đến đặc điểm này.
Về mặt thanh điệu, ở thơ Đinh Hùng luôn có sự hài hòa giữa các thanh âm bằng - trắc:
Ta ra đi cùng trăng thiên thu
Mây trắng phiêu diêu ngoài bốn phương sông hồ Ánh mắt xa khơi biếc đôi bờ ảo mộng
Gió lộng thu xanh bồng mái tóc hoang vu
(Du thuyền)
Hai câu đầu nhà thơ sử dụng hầu hết các thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái giữa cảnh trời mây non nước. Hai câu sau chen vào các thanh trắc như những điểm nhấn tài tình. Chiếc du thuyền bềnh bồng trên sóng nước mênh mang thả hồn thi nhân phiêu diêu trong cảnh “hoa lạ tiêu sơ”, hẹn mây ngàn cùng ngao du sánh bước.
Trong nhiều trường hợp, tính nhạc trong thơ Đinh Hùng lại được tạo nên bởi sự ngắt nhịp câu thơ một cách khéo léo, khiến cho bài thơ trở thành một bản tình ca ngọt ngào với những nốt nhạc thơm:
Ta, suốt đời ngư phủ,/
Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh./ Ôi chao dĩ vãng. /Dĩ Vãng thần linh!/
Thầm gọi cỏ hoa sang tự tình./
Lời nói bâng khuâng, /bàn tay duyên nghiệp. Anh nhìn em như chiêm ngưỡng một hành tinh. /
(Đường vào tình sử)
Mặc dù là một nhà thơ hiện đại, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây nhưng âm nhạc dân tộc vẫn chảy trong hồn thơ Đinh Hùng khiến nhiều bài thơ của ông trở nên mượt mà như những bài dân ca, ngâm khúc. Ông đã sử dụng rất hiệu quả cách ngắt nhịp của thể thơ lục bát và song thất lục bát:
Hồn từ/ siêu thoát/ phàm thai,
Sầu trong /tà dục,/ vui ngoài /thiện tâm. Hồn ở khắp /sơn lâm,/ hồ hải,
Hồn sống trùm/ hiện tại, /tương lai. Mênh mang /một tiếng /cười dài, Hồn lay /bốn vách /Dạ Đài cho tan.
(Thần tụng)
Trong nhiều trường hợp, Đinh Hùng còn vận dụng tối đa hiệu quả của tính nhạc ở những câu thơ gãy khúc, câu thơ vắt dòng:
Anh gặp em anh từ thủa nào? Mênh mang sóng mắt
Ngờ biển dâu.
Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu Hình như hội ngộ
Từ ngàn thâu.
Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép Hàng mi sầu
Hay tà dương thu Mưa rơi mau?
Trong một số trường hợp, Đinh Hùng đã học tập cách sáng tác thơ văn xuôi của Baudelaire để nói lên nỗi lòng của mình. Tính nhạc trong thơ được đặc biệt chú ý. Chẳng hạn như trong bài “Thần tụng”:
Chúng ta đây:
Mấy lòng vương giả bơ vơ từ thuở suy vong, nửa cuộc giao tranh sầu đến tâm tình gỗ đá, kẻ phong sương, người lữ quán, dù chưa dựng kinh kỳ ảo tưởng đã xoay nghiêng gác phấn, lầu son
Từng điểm tinh anh lang thang những chiều tái tạo, bốn mùa hôn phối hiện lên thanh sắc cỏ cây, màu quân tử, nét văn khôi, tuy chẳng ơn mưa móc từ bi cũng bừng nở cành vàng, lá ngọc
Có thể thấy, cái tạo nên tính nhạc cho kiểu thơ văn xuôi ở đây chính là phép đối. Nhờ có phép đối mà hai câu thơ song hành tạo nên nhịp điệu hùng hồn, đanh thép, góp phần làm tăng thêm khí phách cho lời thơ.
3.1.1.4. Ngôn ngữ đậm tính cổ trang
Đinh Hùng là một nhà thơ hiện đại, sáng tác ở giai đoạn hậu kỳ của phong trào Thơ mới. Tất nhiên, thơ Đinh Hùng phải mang diện mạo của Thơ mới cả về cảm xúc lẫn phương thức biểu hiện trong đó có ngôn ngữ thi ca. Tuy nhiên, đọc thơ Đinh Hùng, bên cạnh loại ngôn ngữ tân kỳ, bí hiểm của thơ tượng trưng còn có sự xuất hiện với tần số rất lớn các từ Hán – Việt, điều đó khiến cho nhiều bài thơ của ông mang tính cổ trang. Tìm hiểu một số bài thơ của Đinh Hùng sẽ thấy rất rõ điều đó.
Đây là một số đoạn thơ trích trong tập “Mê hồn ca”:
Thương Nước vô danh, Người mộng ảo, Ta cười một nét vẽ hư linh.
Áo thơ đã ố màu tang hải,
Em thoát xiêm đi, hiện dáng Tình.
(Trời ảo diệu)
Trở giấc bơ vơ hồn lạc quốc Lạ dòng trôi nổi bến phù không Người ôi! Tỉnh dậy, đừng oan thác
Đây là một số đoạn thơ trích trong tập “Đường vào tình sử”:
Hoàng hôn khép áo em lên đường, Buồn Á Đông xưa về viễn phương. Đảo tuyết, rừng hoang, mây lữ thứ, Hồn ơi! Xin hẹn cánh chim sương.
(Buồn Á Đông xưa)
Trăng bỗng u huyền nắng cổ sơ Em về nếp áo rộng hư vô
Khói sương thạch động xa vầng trán Ta lạc vào trang tiểu thuyết xưa
(Gặp Em Huyền Diệu) Đây là một số đoạn thơ trích trong tập “Tiếng ca bộ lạc’:
Anh có riêng Em là phi tần Em có riêng anh là minh quân Ngai vàng đôi ta kề nhật nguyệt Giang sơn đôi ta ngoài tục trần
(Cuồng vọng tình nhân)
Kìa Vọng Các sáng lên hồn bạch lạp Bao tuế nguyệt dựng bao đời thạch tháp? Mấy đời hoa, trăng ngủ điện Tàng Xuân? Gợn sắc mây, rồng cuốn mái lầu Tần
(Kiến trúc)
Qua những đoạn thơ vừa dẫn ở trên, có thể thấy Đinh Hùng sử dụng rất nhiều từ Hán – Việt. Đó là chưa kể trường hợp tên gọi của các bài thơ như: Đường vào tình sử, Ân tình dạ khúc, Chớp bể mưa nguồn, Phượng lại tìm hoàng, Nhân duyên cõi Việt, Hương phấn Mê Linh.... hoặc trường hợp nhà thơ sử dụng từ Hán – Việt để thể hiện trạng thái đau đớn và mê loạn như: hồn lệ quỷ, giấc ngủ hoang tàn, chiêm bao lưu huyết, cõi lòng hoang phế, cuộc điêu tàn Nhã Điển, bóng ma sầu, nhân gian chết yểu, giờ lâm chung ảo diệu, dòng thác lệ u hoài, mảnh linh hồn bỡ ngỡ,
mùi hương phản trắc, thơ tử sinh gào khóc ... Việc sử dụng nhiều từ Hán – Việt như vậy khiến cho âm hưởng của các bài thơ trở nên cổ kính.
Tuy nhiên, khác với thơ Đường luật, thơ Đinh Hùng mặc dù sử dụng nhiều từ Hán Việt nhưng cách nói của thi nhân là cách nói thành thực của cái tôi đầy cảm xúc. Phương thức biểu đạt mang tính hiện đại, mới mẻ chứ không cũ mòn, luẩn quẩn trong truyền thống thơ vịnh, thơ du lãm, thơ thơ khóc, thơ điếu…của thơ ca cổ Trung Hoa. Không gian, thời gian nghệ thuật không bị đông cứng, ngưng đọng mà tự do, linh hoạt, đầy sáng tạo. Thơ Đinh Hùng vì thế đã hoàn toàn thoát ra khỏi cái bóng của thơ Trung Hoa để trở thành thơ trữ tình tiếng Việt với cái tôi nội cảm đầy cảm xúc.
3.1.2. Thể thơ
Trong cuốn giáo trình “Tư duy thơ hiện đại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Bá Thành nhận định: “Thao tác tạo câu là một thao tác chủ yếu để nhà văn tự bày tỏ mình ra. Đó chính là thao tác tư duy nghệ thuật dưới góc độ ngôn ngữ học” [49,
tr.385]. Điều đó cũng có nghĩa là tư duy thơ tác giả sẽ quyết định thể loại của mỗi
bài thơ sao cho nó có thể biểu hiện được một cách tốt nhất cảm xúc của cái tôi trữ tình. Khảo sát thế giới thơ Đinh Hùng sẽ thấy thể thơ được thi sĩ sử dụng rất đa dạng và phong phú. Thơ lục bát, song thất lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ biền ngẫu, thơ hợp thể, thơ văn xuôi…đều được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, tài tình. Tư duy thơ Đinh Hùng được biểu hiện một cách rõ nét trong việc chọn lựa các thể thơ phù hợp với từng thi phẩm.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu ở thể thơ bốn chữ. Đây là một đoạn thơ trong bài “Ấm cúng”:
Em ngồi em nhớ, Tôi ngồi tôi mơ: Một đời nho nhỏ, Một phòng xinh xinh, Cảnh trời mưa gió, Và hai chúng mình …
Và đây là một đoạn thơ khác trong bài “Khi lòng đầy hương”:
Gần gũi nhau rồi, Xin em cùng vui. Thu may áo cưới Tặng em và tôi;
Đinh Hùng đã có một sự lựa chọn rất đúng đắn khi sử dụng thể thơ bốn chữ để diễn tả những tình cảm ấm cúng, ngập tràn hạnh phúc. Đặc điểm của thể thơ này là dễ thuộc, dễ nhớ và nhịp điệu rất vui tươi. Điều này giải thích vì sao những bài vè, đồng dao hay những bài thơ dành cho thiếu nhi đều sử dụng thể thơ này. Tuy nhiên, trong sự nghiệp văn học của Đinh Hùng, những bài thơ như thế không nhiều vì nó chỉ gắn với một quãng đường đời ngắn ngủi của tác giả. Sau này, những nỗi đau đớn của đời sống tinh thần đã khiến thơ Đinh Hùng nhuốm màu u uất, mê cuồng, ông hướng dần đến sự huyền bí của địa hạt tâm linh. Điều này chi phối tư duy thơ Đinh Hùng một cách sâu sắc khiến ông tìm đến những thể thơ khác để có thể bộc lộ được hết những tình cảm bị dồn nén của tâm hồn. Một trong những thể loại hay được Đinh Hùng sử dụng nhất là thơ hợp thể. Đây là một ví dụ tiêu biểu:
Đây là trang tuyệt bút Xin mời nàng giáng lâm Hồn ơi! Hồn tỉnh giấc thần,
Đêm nay lạc xuống dương trần mà vui. Nghìn yêu ma chen bước cõi Luân Hồi, Nhìn nghiêng mặt đất thấy trời hiển linh. Giữa đêm đời sẽ hồi sinh,
Nhân gian hát khúc vong tình lên non. Đôi ta vào hội oan hồn,
Âm dương tái hợp –
Ồ! Đây là cuộc tân hôn dị kì! Nguyệt hoa mặc áo huyền vi,
Màu nghê thường đó – trời ơi! xiêm ybiến hình!
Đây là thể thơ rất đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Đinh Hùng. Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng thi nhân đã sử dụng rất nhiều thể như: thơ bốn chữ, năm chữ, thơ lục bát, thơ tám chữ, thơ mười chữ...Cùng với kĩ thuật vắt dòng tạo ra những câu thơ có nhịp điệu đứt gãy, thi sĩ dẫn ta vào một thế giới tràn ngập những thanh âm hỗn độn. Người đọc như đang tham dự vào một buổi lên đồng, một buổi cầu hồn thực sự với những vong hồn, những yêu ma đang “chen bước cõi Luân Hồi". Những câu thơ như thế chỉ có thể được tạo ra trong cơn mê sảng, trong lúc “nhập mộng”. Điều này còn được lặp lại trong nhiều bài thơ khác của Đinh Hùng, minh chứng cho tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Chẳng hạn như đoạn thơ dưới đây:
Xuân ai hương lửa?
Hết xuân bài hát tương tư lạc loài Mộng viết lên từng bản điếu tang dài
Lời văn thư kinh dị - nghệ thuật cười một tiếng bi ai Dáng thơ ơi! Đây cung cấm tuyền đài
Thơ tử sinh gào khóc
Ta hoả táng Thiên Tài trước mộ Giai Nhân
(Thoát duyên trần cấu)
Lời thơ thể hiện tâm trạng bi thiết, đau đớn của thi nhân trong nỗi cô đơn tuyệt vọng, sự thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi bất hạnh của kiếp người mệnh bạc tài hoa. Thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau như lời nức nở nghẹn ngào, tiếng khóc thương bị dồn nén tận sâu thẳm tâm can.
Bên cạnh thơ hợp thể, Đinh Hùng còn sử dụng thơ lục bát để bộc lộ nỗi lòng, giãi bày những xúc cảm cá nhân một cách tân kì, diễm ảo. Đây là một sự chọn lựa đúng đắn vì thơ lục bát có ưu điểm mượt mà, sâu lắng và đậm chất trữ tình. Đinh Hùng thường xuyên sử dụng thể thơ này để miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, đầy lãng mạn của người và cảnh. Nhiều bài thơ của ông tựa như một bức tranh với hình ảnh và sắc màu vô cùng tươi sáng:
Lửng lơ cá đớp hoàng hôn Vạt xiêm thổ cẩm nét vờn thủy ba
Cô Nàng lưng gợn nắng tà Chèo đưa con mắt sao sa nổi chìm
Đinh Hùng đã thực sự trở thành một họa sĩ vẽ tranh bằng chữ, bằng thơ. Thiên nhiên không còn là những vật vô tri mà trở nên giao hòa với con người trong mối tình say đắm. Nhà thơ đã cân nhắc từng chữ, từng câu để tạo nên vẻ đẹp bất ngờ cho ngôn ngữ, có sức lôi kéo, gợi mối đồng cảm lớn đối với người tiếp nhận.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, Đinh Hùng sử dụng thể thơ lục bát để diễn tả những trạng thái tinh vi của thế giới tâm hồn:
Em về rũ tóc mưa sa,
Năm canh chuốt ngón tỳ bà khói sương. Rời tay nhịp phách đoạn trường, Hồn đêm nay thấm mùi hương năm nào?
(Vào thu) Hoặc để diễn tả trạng thái mê cuồng trong thế giới tượng trưng:
Kết mây choàng vóc hỏa cầu
Cho nguôi giông bão mái đầu trời xanh Hoa – thần – sứ - giả là anh
Lời thương chưa ngỏ đã thành phù vân
(Hơi thở Mẫu Đơn)
Một trong những thể thơ quen thuộc của phong trào Thơ mới mà Đinh Hùng sử dụng tương đối nhiều và thuần thục, đó là thể thơ bảy chữ. Lấy thể thất ngôn vốn có nguồn gốc từ thơ Đường luật để thể hiện những cảm xúc đa dạng, tân kỳ, Đinh Hùng đã chứng tỏ một tài năng nghệ thuật lớn. Đây là những câu thơ đầy xúc động Đinh Hùng viết để khóc người yêu khi âm dương cách trở đôi đường:
Em hết là Em – Riêng – Của – Anh Mà quên không nỡ, giận không đành Hờn chưa giải thoát, ghen thành bệnh Sảng sốt từng cơn nhớ bạo hành.
(Trái tim hồng ngọc)
Giọng thơ nức nở nghẹn ngào đầy bi ai, phẫn uất. Nhà thơ như muốn đào xới tung lên chốn hỏa ngục mịt mù để gặp lại bóng dáng người trong mộng. Nhưng âm
dương vốn cách trở đôi đường, thi nhân đành tình nguyện gắn bó lòng mình với hồn ma bóng quế.
Trong các thể thơ Đinh Hùng sử dụng, có lẽ trường hợp của bài thơ “Thần tụng” là đặc biệt nhất. Dưới đây là một trích đoạn của bài thơ:
Lũ chúng ta:
Mấy kẻ không nhà, tưởng đành bạc đức với nhân tình nên mê tràn tâm sự, có buổi vò nhung xé lụa, chưa mời giăng một tiệc đà nhắc giọng Lưu Linh;
Từng giờ thoát tục, đã quyết vô tâm cùng thể phách thì đốt trọn tinh anh, đòi phen khóc nhạc, cười hoa, chẳng luyến mộng mười năm cũng nối tình Đỗ Mục
(...) Hỡi ôi!
Luỵ tài hoa vẫn đành đoản mệnh, có say đâu một làn hương thoảng? Có yêu đâu một nét mây hờ? Sao còn ngộ, còn điên, còn dại? Ttrí cảm thông mờ ngủ dưới chao đèn;
Mộ nhan sắc đến nỗi vong tình, chẳng mê vì một bóng tiên qua, chẳng chết vì một bầy yêu đến, mà cũng hờn, cũng giận, cũng ghen, hồn lưu lạc mỉm cười trong đáy cốc.
Việc sử dụng những câu văn biền ngẫu khiến cho bài thơ mang dáng dấp của một bài văn tế dù Đinh Hùng đã cố tình phá cách khi không theo các qui tắc thông thường. Người đọc có cảm giác như đang tham dự vào một buổi cầu hồn thực sự với những linh hồn tài hoa, tài tử từ ngàn xưa tụ hội về cùng rỏ lệ bi thương. Dường như thi sĩ đã viết ra bài thơ này trong một cơn nhập mộng để khóc thương cho những cái đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng . Đây là một sự thể nghiệm thành công của Đinh Hùng khi không chỉ thể hiê ̣n tài năng nghệ thuật mà còn góp phần làm nên tính dân tộc trong các thi phẩm của ông.
3.2. Một số biểu tƣợng đặc sắc
Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan thể hiện quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng của tác giả. Trong thơ, biểu tượng chính là hình ảnh cụ thể