Ấm áp, thân thuộc, gần gũi, sống động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 88 - 93)

53 Xem thêm Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,

3.3.1.2 Ấm áp, thân thuộc, gần gũi, sống động

Trong thơ thơ khuynh hướng điền viên - sơn thủy, bên cạnh hình tượng thiên nhiên hoang sơ, diễm lệ, kỳ vĩ, biệt lập cịn là một hình tượng thiên nhiên ấm áp, thân thuộc, gần gũi, sống động. Hình tượng thiên nhiên này thường được bắt gặp trong các bài thơ mang khuynh hướng điền viên, do những ẩn sĩ lựa chọn không gian ẩn cư là

làng quê thay vì rừng núi. Nếu như kiểu hình tượng thiên nhiên thứ nhất thường phơ ra cái thú phóng dật, tiêu dao, thì kiểu hình tượng thiên nhiên thứ hai lại cho thấy vẻ giản dị, đời thường của người ẩn sĩ trước cuộc sống mang đậm hơi thở của nhân vi. So với những bài thơ khuynh hướng sơn thủy, hình ảnh thiên nhiên được mơ tả trong bài thơ mang khuynh hướng điền viên thường ấm áp hơn nhiều:

Hiếu lâm thái phố sương niêm lý Dạ phiếm ngư ky nguyệt mãn thuyền

(Ngụ hứng, bài 4 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

(Dịch nghĩa: Vườn rau sáng dạo sương đầy dép/ Bến cá đêm trăng lọt bóng thuyền)

Trong bài thơ khuynh hướng điền viên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảnh tự nhiên và cảnh nhân vi dường như hịa vào làm một. Bến sơng trở thành bến cá, vườn sương cũng là vườn rau. Bóng dáng chủ thể hiện lên qua những bước nhàn tản buổi tinh mơ giữa khung cảnh thân thuộc của ruộng đồng. Bởi vậy, có sương mà chẳng thấy lạnh, có sơng mà chẳng thấy buồn, có trăng lẻ mà chẳng thấy cơ đơn. Nếu như trong thơ Nguyễn Trãi, cảnh tình tương giao tạo nên cái tro lạnh, thì trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mối tương giao ấy lại khắc họa sự bình yên, thân thuộc. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơng khó để nhận ra rằng, đối tượng thẩm mỹ có một sự chi phối ngược tương đối mạnh mẽ với khách thể sáng tạo.

Trong một bài thơ khác, hình ảnh thiên nhiên cũng được mở ra giữa thơn xóm, làng mạc vơ cùng bình dị, ấm áp:

Bán y thơn thị, bán nhân hương Trung hữu tri viên nhất mẫu cường Am quán trường nhàn xuân bất lão Giang sơn nhập họa bút sinh hương Thanh lưu tá hưởng cầm thanh nhuận

Cổ mộc lưu âm khách mộng lương Thặng hý tư văn thiên vị táng Chí kim hạnh đắc bộc thu dương

(Ngụ hứng, kỳ 1 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

(Dịch nghĩa: Nửa dựa vào chợ quê, nửa dựa vào xóm làng/ Trong đó có vườn, có ao khoảng hơn một mẫu/ Chốn am quán mãi thư nhàn, mùa xuân không già/ Non sơng đưa vào tranh vẽ, ngịi bút sinh hương/ Mượn tiếng vang của dịng sơng làm cho tiếng đàn thêm nhuần/ Giữ lại bóng cổ thụ để làm cho giấc ngủ trưa được mát mẻ/ Rất mừng tư văn trời chưa làm nổi/ Đến nay còn may được đem phơi trước ánh nắng mùa thu).

Hình ảnh chợ q và xóm làng khiến cho hình ảnh thiên nhiên trở nên quây quần, gắn bó. Giữa chốn non nước như tranh vẽ, nhà thơ điểm vào đó nét chấm phá của am quán nhàn tản, thong dong. Thiên nhiên cũng theo đó mà ấm áp hơi thở của cuộc sống, đồng vọng cùng con người.

Bên cạnh đó, trong những sáng tác của Nguyễn Trãi, hình tượng thiên nhiên được khắc họa theo cách thứ hai cũng tương đối phổ biến, điển hình như câu thơ sau:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Bảo kính cảnh giới, bài 43 – Nguyễn Trãi)

Ngoài ra, trong một số sáng tác khác cùng giai đoạn, hình tượng thiên nhiên cũng được miêu tả trong mối quan hệ gần gũi, quấn quýt và đôi khi trở thành chiếc gương hắt bóng cuộc sống của con người:

Mâu xã nhân yên lý Cơ châu tiểu bạc thì Thơn đồng tam tứ bố Dun thủy mịch bành kỳ

(Hoàng giang túc sự - Thái Thuận)

(Dịch nghĩa: Mấy túp nhà tranh ẩn trong làn khói tỏa / Chiếc thuyền lẻ loi đậu lại trên bến một lúc…)

Và:

Tang ám tàn chính miên Thiềm đê yến sơ nhũ Lực quyện hà sừ quy Trú vĩnh cưu thanh ngọ

(Thơn cư – Hồng Đức Lương)

(Dịch nghĩa: Dâu im tằm nằm ngủ/ Hiên thấp, én mớm con / Bừa mỏi, vác về nghỉ/ Cuốc kêu buổi bóng trịn)

Tóm lại, hình tượng thiên nhiên trong thơ khuynh hướng điền viên và thơ khuynh hướng sơn thủy có những nét khác biệt cơ bản như vậy. Thiên nhiên trong thơ khuynh hướng sơn thủy thường gắn liền với cái sừng sững ngàn năm của núi, cái mn trùng thăm thẳm của biển; cịn thiên nhiên trong thơ điền viên thường gắn với hình ảnh của dặng cúc, vườn rau, bờ sơng, bến nước… Tuy nhiên, sự phân định trên khơng có nghĩa khẳng định trong điền viên chỉ có ruộng vườn và trong sơn thủy chỉ có biển núi. Trong thực tế, hình tượng thiên nhiên thơ khuynh hướng điền viên và khuynh hướng sơn thủy có nhiều điểm giao nhau. Có thể, trong một bài thơ điền viên, người đọc lại bắt gặp một cảnh sơn thủy. Và ngược lại, trong mộ bài thơ sơn thủy, vẫn có thể điểm xuyết bóng dáng điền viên. Mặc dù có chỗ giao nhau ở đói tượng thẩm mỹ nhưng chính tâm thức sáng tác của chủ thể sáng tạo đã khiến cho cùng một dối tượng thẩm mỹ lại trở nên khác biệt khi đi vào hai khuynh hướng thơ. Cũng cùng là trời rộng sông dài, núi cao vực sâu, nhưng trong cảm quan thẩm mỹ của thơ khuynh hướng điền viên, cái rộng – dài – cao – sâu ấy không gợi ra vẻ lạnh lẽo, xa xôi, hoang sơ, kỳ vĩ mà lại mang nét quen thuộc, bình dị, gần gũi như thể ai

cũng có thể tìm thấy một phần bóng dáng q hương mình. Trong thơ khuynh hướng điền viên, nếu có núi cũng là núi thấp thống sau những mái nhà, nếu có sơng cũng là sơng chảy dọc ruộng đồng, gò bãi. Ngược lại, trong thơ khuynh hướng sơn thủy, nếu xuất hiện cảnh thiên nhiên điền viên, thì đó thường là điểm dừng của một chặng đường, hoặc là hình ảnh hiện về trong tâm tưởng của một nhà thơ mang phong vận ẩn sĩ phiêu du.

Vậy nên, dù cùng tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên nhưng thơ khuynh hướng sơn thủy chủ yếu hướng đến mô tả vẻ đẹp thiên nhiên đồng vọng với cái thú tiêu dao thưởng ngoạn của người dật sĩ còn thơ khuynh hướng điền viên lại đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên trong mối quan hệ với cuộc sống con người. Hình tượng thiên nhiên trong thơ khuynh hướng sơn thủy thường gợi cảm giác nguyên thủy, hoang sơ, lạnh lẽo, kỳ vĩ, diễm lệ; còn thơ khuynh hướng điền viên lại gợi cảm giác bình dị, thân thuộc, ấm áp, bình yên. Hai khuynh hướng thơ gắn liền với hai hình tượng thiên nhiên gợi những mỹ cảm và rung động nghệ thuật rất khác nhau. Trong đó, điều cốt yếu tạo nên sự khác biệt này chính là tâm thức thi nhân. Hình tượng thiên nhiên khơng chỉ chứa đựng trong nó cảm quan của người nghệ sĩ về thế giới mà còn bộc lộ ý thức thẩm mỹ của mỗi tác giả. Sau Nguyễn Trãi, không gian ẩn dật của các ẩn sĩ thường có xu hướng gắn bó hơn với đời và với người. Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong ý thức thẩm mỹ, trong thế giới quan, vũ trụ quan của các tác giả văn học thời kỳ này. Các nhà thơ thay vì chắp bút vì những cái đẹp hào hoa, diễm lệ đã bắt đầu quan tâm hơn đến những cái đẹp bình dị, thơn dã thậm chí quê kiểng. Hơn nữa, cách miêu tả hình tượng thiên nhiên trong vẻ đẹp ấm áp, thân thuộc, gần gũi, sống động còn cho thấy tấm lòng của nhà thơ trước cuộc đời. Họ lựa chọn con đường ẩn dật nhưng khơng lựa chọn “đóng cửa” trước nhân thế bằng một cái tâm nguội lạnh. Bởi lẽ, cảnh sắc quê hương với những sinh hoạt ruộng đồng và những con người bình dị vẫn mãi âm vang những giai điệu thiết

tha trong tấc lòng của người ẩn sĩ. Họ quay lưng với danh lợi nhưng không quay lưng với cuộc đời. Thái độ của một ẩn sĩ với một triều đại không đồng nhất với thái độ của họ với quê hương. Điều này lý giải vì sao, trong suốt thời gian ẩn dật, mặc dù có những lúc các ẩn sĩ đã đạt đến trạng thái “thực sự là Trang”55 (tiêu dao, cuồng phóng) nhưng xét trên cả một q trình, họ vẫn là những nhà Nho mang nặng tinh thần tự nhiệm, coi trách nhiệm với núi sông và trăm họ là lòng tự trọng, là lẽ sống của cuộc đời mình. Họ là những nho sĩ/ ẩn sĩ đã lựa chọn cách đứng trên lập trường của nhân dân thay vì đứng trên lập trường của triều đại để tơn thờ một cách cực đoan. Chính vì sự lựa chọn đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng ứng thi dưới triều đại nhà Mạc, cũng như Nguyễn Trãi đã từng ứng thí dưới triều đại nhà Hồ. Điều đó khơng có gì là lạ, bởi lẽ, “cái khn chính thống hẹp hịi đã khơng quy định nổi tầm thước của những nhân cách vĩ đại này”56.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)