Trích bài thơ Quy Côn Sơn chu trung tác, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 40 - 42)

trong lòng giấc mộng hành đạo để giúp vua, giúp nước, giúp đời. Người minh chủ mà Nguyễn Trãi đã tin tưởng, phò tá bằng tất cả tài lực trong những ngày nằm gai nếm mật chống quân Minh chính là Lê Lợi- một hào trưởng của đất Lam Sơn. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, đất nước khơng một bóng qn thù. Tuy nhiên, kể từ đây, một nghịch lý đã diễn ra. Với Nguyễn Trãi, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, sau cuộc khởi nghĩa, ông bắt đầu bộc lộ những tâm sự đau buồn và nỗi niềm cô đơn trước thế thời đang dần thay đổi. Đây cũng chính là tiền đề đưa đến sự lựa chọn khuynh hướng ẩn dật của Nguyễn Trãi. Trong một thời gian dài trong cuộc đời mình, Nguyễn Trãi đã hết lòng phò tá và tin theo Lê Lợi- người sáng lập ra triều Lê, có xuất thân từ thứ dân. Lê Lợi là người vốn xem trọng võ hơn văn. Vậy nên, trong những ngày đầu sau cuộc khởi nghĩa, thế lực quan võ mạnh lên khơng thể kiểm sốt và chi phối tồn bộ đời sống chính trị trong triều. Hơn nữa, vua Lê Lợi càng ngày lại càng có xu hướng nghi kị và hạ thấp các cơng thần khai quốc (trong đó có Nguyễn Trãi). Đỉnh cao của sự nghi kị đó là vua đã gián tiếp gây ra cái chết của Trần Nguyên Đán và hạ ngục Nguyễn Trãi. Mặc dù sau đó Nguyễn Trãi cũng được nhà vua tha bổng, nhưng tiếng nói của Nguyễn Trãi đã khơng cịn trọng lượng, ơng giữ vị trí như một nhàn quan, như một cái bóng lặng thầm và cô độc ở trong triều. Bi kịch giữa hiện thực và lý tưởng cứ thế đẩy Nguyễn Trãi dần xa chốn quan trường hiểm hóc. Trong bài Vãn lập của Nguyễn Trãi, ý thức về sự lựa chọn con đường ẩn dật đã dần được

hình thành như một hệ quả tất yếu của nỗi bi kịch ấy:

Trường thiên mạc mạc thủy du du, Hoàng lạc sơn hà thuộc mộ thu. Tiển sát hoa biên song bạch điểu, Nhân gian lụy bất đáo thương châu.

(Vãn lập – Nguyễn Trãi)

vào tiết cuối thu/ Thèm được như đơi chim trắng nhởn nhơ bên hoa/ Vì lụy nhân gian mà không thể tới bến bờ ẩn dật)

Viết về Vãn lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Sơn đã từng viết: “Nỗi buồn của một hùng tâm tráng chí nhưng đường hành đạo chẳng cịn thênh thang. Con người giằng xé giữa những ràng buộc của tinh thần tự nhiệm việc thế gian với sự vẫy gọi của miền ẩn dật. Một tiếng thở dài khơng thể kìm nét ở cuối bài. Tình cảm và vóc dáng của thi nhân hiện hữu ở từng lời, từng hình tượng.”29. Từ ý thức đến hành động, ông cáo mũ từ quan, tìm đến với cuộc sống thanh bần, hịa mình vào với thế giới tự nhiên cao khiết, không vương vấn những hạt bụi nhem nhuốc của cuộc đời ô trọc vốn đã đầy căng thẳng và bon chen giữa thắng - bại, vinh - nhục, yếu - mạnh, lớn - bé… của “chốn phiền hoa” mệt mỏi. Trong tâm tưởng vốn đã có nhiều mỏi mệt của nhà thơ với khoảng chân không bất tận của nỗi cô độc, hình ảnh chốn vườn cũ nhà xưa hiện lên vừa thân thuộc, vừa ngậm ngùi:

Bán sinh khưu hắc phế đăng lâm Loạn hậu gia hương phí mộng tầm

(Khất nhân họa Côn Sơn đồ - Nguyễn Trãi)

(Dịch nghĩa: Nửa đời rời bỏ núi khe nhà/ Uổng mộng tìm quê buổi loạn trưa) và

Cố viên quy mộng tam canh vũ. Lữ xá ngâm hồi, tứ bích cùng

(Ký hữu – Nguyễn Trãi)

(Dịch nghĩa: Vườn quê mộng tới, mưa thêm nhớ/ Quán trọ đêm nghe dế gợi mong)

Đôi khi cảnh vườn cũ nhà xưa lại ùa về với hình ảnh với dặng cúc năm nào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)