Vài nét về Tự lực văn đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và cách tân trong truyện ngắn khái hưng (Trang 27 - 32)

5 .Phương pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Vài nét về Tự lực văn đoàn

Tự Lực Văn Đoàn là một tổ chức văn học hiện đại, được thành lập và hoạt động khá hiệu quả, trong vịng một thập niên (1932 - 1942), có thành tựu và ảnh hưởng lớn sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, nửa đầu thế kỉ XX. Tự Lực Văn Đồn có tơn chỉ, mục đích riêng, có nhà in riêng (Đời Nay) cùng cơ quan ngơn luận riêng (báo Phong Hóa, Ngày Nay).

Người sáng lập Tự lực văn đoàn là Nguyễn Tường Tam ( Nhất Linh). Ơng là người thơng minh, nhạy bén, không ngừng học hỏi những luồng tư tưởng mới để góp phần vào cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học nghệ thuật của nước nhà. Năm 1933, Nguyễn Tường Tam trở về nước, lúc ấy ông mới 24 tuổi, ông từng xin vào làm giáo viên của một trường tư, rồi quyết định dấn thân vào làm báo. Ơng tìm những người có cùng chí hướng để làm nên một điều gì đó mới mẻ cho xã hội. Ngày 22 tháng 9 năm 1932, Phong Hóa số 14 đổi mới ra mắt độc giả và lần đầu những tên tuổi chẳng mấy lúc trở thành danh giá ra đời: Nhất Linh, Nhị Linh, Đông Sơn, Tứ Ly, Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ…Họ cho ra đời “ Thứ hàng văn mới quả là trúng khẩu vị độc giả. Trong vài tháng số in lên vùn vụt từ 3 đến 10 ngàn. Tháng 3 năm sau (1933), sau khi số báo Xuân ra đời được độc giả hết sức hoan nghênh” [33,tr.13]

Nguyễn Tường Tam quyết định cùng anh em cộng tác viên thành lập nhóm lấy tên là Tự lực văn đồn.

Tự Lực Văn Đoàn với ban biên tập ban đầu gồm 5 thành viên: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh-tiểu thuyết; Bảo Sơn-truyện ngắn; Đông Sơn-vẽ; Tân Việt-thơ), Trần Khánh Giư (Khái Hưng-tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ngắn, xã thuyết; Nhị Linh- xã luận, tiểu phẩm; Nhát Dao Cạo, Chàng lẩn thẩn, Tị mị-tiểu phẩm, phóng sự,…), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo-tiểu thuyết; Tứ Ly-xã luận, phóng sự), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam- truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, dịch thuật, xã luận, tin thơ,…), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ- thơ trào phúng) và từ đầu năm 1933 thêm Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ, Lê Ta- thơ, truyện, tin thơ,…) thành 6 người cũng là những người công tác dần dần sau này, cùng chủ trương, chí hướng. Cùng với các thành viên chính thức nói trên, Tự Lực Văn Đồn tập hợp được cả một đội ngũ cộng tác viên chọn lọc, có uy tín trên nhiều lĩnh vực sáng tác nghệ thuật: văn, thơ, nhạc, họa…Họ có quan điểm riêng về xã hội và nhân sinh với chủ chương duy tân và cấp tiến. Họ muốn đả phá những tập tục, lễ giáo, những hủ lạc hậu và mang đến một quan niệm sống âu hóa, tơn trọng tự do cá nhân. Với “ Quan niệm về xã hội và nhân sinh ấy của nhóm dần dần ngả sang những mục tiêu chính trị: đả đảo quan liêu phong kiến, tẩy chay chế độ dân biểu bù nhìn, tố cáo những bất cơng xã hội, địi hỏi tự do và dân chủ” [33, tr.15,16]. Cơ quan ngôn luận và

truyền bá tư tưởng của văn đồn là tờ Phong Hóa và Đời Nay. Đặc biệt, họ còn cho ra đời một nhà xuất bản riêng (Nxb Đời Nay) để phục phụ thị hiếu của thời đại.

Cho đến nay, các nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn của các nhà nghiên cứu đã có bề dày và khá thống nhất. Luận văn này không nhắc lại nữa, chỉ xin lưu ý mấy điểm sau:

Thứ nhất là, cần phải nói ngay rằng, hoạt động của Tự Lực Văn Đoàn trên thực tế đã vượt ra ngồi khn khổ, phạm vi văn học. Về thực chất là một tổ chức văn hóa xã hội, hoạt động văn học của Tự Lực Văn Đoàn vừa là phương tiện, vừa là nội dung. Mặc dầu khó lịng tách bạch hoạt động văn hóa

xã hội và hoạt động văn học của nhóm – cũng như khó lịng mà tách bạch được trong các sáng tác văn học của các nhà văn trụ cột, các thành viên chính thức của Tự Lực Văn Đồn, đâu là phương tiện, đâu là nội dung hoạt động. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ cố gắng tập trung vào hoạt động sáng tác của tổ chức này từ góc độ một tổ chức văn học. Nói cách khác, sẽ chỉ nhìn Nhất Linh, Khái Hưng, Hồng Đạo, như là những người sáng tác văn học, những nhà văn.

Thứ hai là, các đánh giá về đóng góp của văn chương Tự Lực Văn Đồn trước đây vì nhiều lý do khách quan và chủ quan cịn có nhiều điểm bất hợp lý, thậm chí bất cơng. Về sau có được điều chỉnh. Các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn được nhìn nhận từ phương diện giai cấp, thế giới quan tiểu tư sản: “Họ là những nhà văn tiểu tư sản thức thời, có tinh thần dân tộc, có một

lý tưởng thực tiễn, là dựa vào những điều kiện cụ thể để hoạt động và làm ăn bằng văn học. Hoạt động và làm ăn bằng văn học có nghĩa là viết lách được thường xuyên về đề tài xã hội, và xuất bản được, để có thể lự lực sống bằng lao động nghệ thuật của mình, khơng phải ngửa tay lĩnh lương hằng tháng của chính quyền Pháp. Muốn thế, phải biết thị hiếu của lớp độc giả mới, từng lớp tiểu tư sản thành thị, là lớp độc giả đông đảo nhất đương thời, nếu khơng nói là duy nhất....Người ta đã chán những thở than não nuột, chán cái bệnh thời đại “không ốm mà rên”. Người ta muốn vui lên tí chút dù hồn cảnh chẳng có gì đáng vui. Người đọc lại cũng đã tiêm nhiễm ít nhiều tinh thần, tư tưởng Âu Tây, thích thú tự do cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực tình yêu. Cơng kích phong thái sinh hoạt trong các gia đình phong kiến, lên án cái khơng kí đài các, trưởng giả, cái tôn ti trật tự cứng nhắc Khổng Mạnh, nếu lại biết dùng một lối văn nhẹ nhàng, thanh thốt, dễ đọc, dễ hiểu, thì chắc chắn sẽ có được những tác phẩm hợp với khẩu vị người đọc. Cho nên tôn chỉ của Tự Lực Văn Đoàn là “lúc nào cũng trẻ, u đời. Khơng có tính cách ttrưởng giả q phái… Tơn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp

thời nhữa. Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam”. Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn là ở đấy mà hạn chế cũng là ở đấy” [50,tr.

21] Song các đánh giá nhận định vẫn nặng thiên kiến và vẫn còn quá dè dặt, chưa thỏa đáng. Xu hướng chung vẫn cho rằng Tự Lực Văn Đoàn là tổ chức văn học “đóng góp ít, hạn chế nhiều” [50, tr. 21], và, thường không đặt hoạt động văn chương của các thành viên Tự Lực Văn Đoàn trong một bối cảnh rộng hơn: hoạt động văn hóa – xã hội của nhóm. Do vậy chưa thể đánh giá hết được tác mức độ, chiều hướng tác động đến công chúng đương thời của tổ chức văn học này.

Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn rất rõ ràng với mười điều [33, tr.17,18]. Về văn loại, văn đoàn chú ý đến sáng tác hơn là dịch thuật, mô phỏng. Về nội dung, văn đoàn lấy một số tư tưởng làm nịng cốt: chống lại đạo Khổng ?(vì khơng hợp thời nữa), đề cao tự do cá nhân, ca ngợi những vẻ đẹp của đất nước, diễn tả tâm hồn yêu đời của thanh niên và chống lại những hủ tục lạc hậu. Về hình thức, văn đoàn chủ chương viết một lối văn giản dị, dễ hiểu, dùng ít chữ Nho, có tính cách An Nam để chống lại thứ văn nặng trĩu những chữ Hán của giai đoạn trước. Phân tích các tơn chỉ và đường lối sáng tác, ta có thể thấy đường lối sáng tác của họ “đi ngược lại với những quan niệm

trọng đạo đức, và ưa những lí tưởng ước lệ của các văn gia lớp trước còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn chữ Nôm xưa. Họ muốn đư cuộc đời thực tế vào văn học không bận tâm đến những giáo điều ln lí của Nho gia” [33,

tr.22]. Có thể nói, họ chủ chương làm văn nghệ thuần túy đề cao giá trị của nghệ thuật.

Nhìn vào “mười điều tâm niệm” của Tự lực văn đoàn, sẽ dễ dàng nhận thấy, hoạt động của họ không chỉ khuôn hẹp trong sáng tác, truyền bá văn chương mà còn bao hàm cả các hoạt động nhiều phương diện khác trong phạm vi văn hóa, xã hội. Các hoạt động này đều dựa trên lập trường dân chủ, dân tộc và duy tân. Có lẽ, trong cái nhìn và quan niệm của Tự Lực Văn Đoàn,

dân ta chủ yếu là dân q, trình độ văn hóa thấp, đời sống hết sức lạc hậu, xã hội thơn q bảo thủ, trì trệ. Do vậy phải tiến hành cải cách làm thay đổi diện mạo văn hóa Việt Nam theo tinh thần Âu hóa và dân chủ hóa. Các hoạt động cải cách văn hóa của Tự Lực Văn Đoàn được thực hiện thơng qua hai hình thức: tuyên truyền (bằng báo chí, văn chương) và hành động (với một số hoạt động cụ thể như làm nhà Ánh sáng, phát chẩn,…). Tham vọng của Tự Lực Văn Đồn – làm một cuộc cách mạng văn hóa xã hội nhằm tạo ra một thế giới riêng có cuộc sống no đủ, văn minh, tồn tại hợp pháp trong lòng chế độ thuộc địa dưới sự dẫn dắt của những trí thức Tây học – xét đến cùng là ảo tưởng, song trên bình diện văn hóa, phong tục, họ đã tạo ra một phong trào tiến bộ, có tính dân tộc, có ảnh hưởng xã hội khá sâu đối với công chúng văn học ở các đô thị nước ta thời bấy giờ.

Q trình hiện đại hố văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng, chủ yếu từ những năm đầu của thế kỷ XX, phát triển rực rỡ trong những năm 1930 - 1945, trong đó truyện ngắn Tự lực văn đồn góp phần tạo nên một diện mạo mới, phong phú, đa dạng. Thống kê truyện ngắn trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ năm 1933 (thành lập Tự

lực văn đoàn) đến năm 1945 (năm Tự lực văn đoàn ngừng hoạt động kết thúc văn học tiền chiến cho thấy kết quả cụ thể như sau:

Từ 1933 đến 1945 Cả nước Tự lực văn đoàn Tỷ lệ (%)

Tác giả viết truyện ngắn 29 7 24,1

Số tập truyện ngắn 51 16 31,3

Số truyện ngắn 540 151 28

Nếu thống kê theo thư mục in trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) thì đóng góp của Tự lực văn đồn đối với

các thể loại nói chung và truyện ngắn nói riêng cũng khơng nhỏ. Tự lực văn đồn có 16 tập truyện ngắn trong tổng số 78 tập của cả nước, chiếm 20,5%. Hầu hết các thành viên của Tự lực văn đoàn đều viết văn xuôi hoặc thơ (trừ

Tú Mỡ). Tác giả viết ít nhất là 1 tập (Xuân Diệu), nhiều nhất là 8 tập (Khái Hưng), trung bình là hai, ba, bốn tập. Có thể thấy, tuy cùng một văn đoàn, cùng tơn trọng tơn chỉ, mục đích chung của cả nhóm, nhưng bằng tài năng và cá tính sáng tạo, mỗi cây bút truyện ngắn lại để lại dấu ấn và những đóng góp riêng đặc sắc. Khuynh hướng sáng tác của Tự lực văn đoàn là lãng mạn nhưng trong sự giao lưu ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện thực, cách mạng cùng thời và tiếp nhận ảnh hưởng phong trào Mặt trận dân chủ 1936 - 1939, nhiều truyện ngắn của Tự lực văn đồn đã có nội dung xã hội tiến bộ. Mỗi người đều có vị trí và phong cách riêng. Hơn nữa họ còn đứng đầu một số khuynh hướng truyện ngắn trong tiến trình chung của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại nửa đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và cách tân trong truyện ngắn khái hưng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)