Diện mạo truyện ngắn Khái Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và cách tân trong truyện ngắn khái hưng (Trang 39 - 43)

5 .Phương pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Sự nghiệp sáng tác văn chƣơng Khái Hƣng

1.3.2. Diện mạo truyện ngắn Khái Hưng

Văn nghiệp của Khái Hưng khá đa dạng và ông đã gặt hái nhiều thành tựu ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận phê bình,... trong đó truyện ngắn là thể loại ơng đạt nhiều thành công với những tập như: Anh phải sống viết cùng Nhất Linh (1934), Dọc đường gió bụi (1936), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1941), Cái ve (1944)....

Có thể nói, truyện ngắn Khái Hưng khơng nằm ngồi ngun tắc sáng tác chung của trào lưu Tự lực văn đoàn, nhà văn đã phản ánh những đổi thay của thời đại: đả kích xã hội phong kiến thực dân, giải phóng tình u, ca ngợi hơn nhân tự do của con người, trân trọng và đề cao truyền thống văn hoá của dân tộc. Ơng ln chú ý học tập kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời có sự cách tân độc đáo để tạo nên những “truyện ngắn tuyệt hay” [33], có giá trị lâu bền.

Truyện ngắn của Khái Hưng hay và hấp dẫn độc giả trước hết ở đề tài

của tác phẩm. Nhà văn khai thác các khía cạnh của cuộc sống một cách phong phú và sinh động nhất. Là trí thức Tây học, tiếp thu những luồn tư tưởng mới, những nếp sống mới của thời đại, Khái Hưng viết nhiều truyện ngắn về tình yêu nam nữ rất hay. Bởi thế, mà nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã gọi “

Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfred de Musset của thanh niên Pháp” [33, tr. 311]. Ơng đề cao tình u tự do, đặc biệt là thứ tình

yêu lãng mạn, sét đánh, yêu ngay từ lần gặp đầu tiên của những thanh niên trí thức tiểu tư sản. Đó là tình u của Linh dành cho Phụng trong truyện ngắn

Đợi chờ, là tình u của Phát Và Hồng trong Thời chưa cưới, là tình yêu của

Văn dành cho Tẹo ngay từ phút gặp đầu tiên trong Dưới ánh trăng

Đề tài về hơn nhân- gia đình cũng được nhà văn chú ý khai thác. Khái Hưng viết nhiều về gia đình với nhiều triết lí về hạnh phúc. Đó có thể là

những gia đình nơi thơn q hay ở chốn thị thành, là những gia đình bình dân hay gia đình tư sản, tiểu tư sản. Dù bất kì ở khơng gian nào, giai cấp nào thì điều khiến những gia đình ấy tồn tại là hạnh phúc trong mỗi nếp nhà. Để có hạnh phúc ấy, người vợ đóng một vai trị quan trọng. Những người vợ mà Khái Hưng xây dựng theo mẫu người phụ nữ của gia đình truyền thống: dịu dàng, vị tha, cao thượng…Họ luôn là chỗ dựa cho chồng và làm tất cả để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu cần, họ sẵn sàng hi sinh mà không hề ngần ngại.

Ở mảng đề tài văn hóa xã hội, một mặt Khái Hưng ca ngợi những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta như hát trống quân (trăng thu), hát chèo (Đào Mơ, Dọc đường gió bụi), thổi sáo (Véo von tiếng địch), hát xướng ( Dưới ánh trăng)….Mặt khác, tác giả cũng phê phán những hủ tục lạc hậu trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Nhân vật trong truyện ngắn Khái Hưng rất đa dạng. Ông am hiểu về trí thức tiểu tư sản nên những trang văn của ông viết rất hay về cuộc sống cũng như khái thác được hết các ngóc ngách trong thế giới nội tâm của nhân vật. Người trí thức trong tuyện ngắn của Khái Hưng thường hào hoa, phong nhã, lãng mạn và rất si tình. Đó là Linh trong Đợi chờ, là Văn trong Dưới ánh trăng, là Hoàng trong Thời chưa cưới……Tâm hồn của họ rất nhạy cảm trước

cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. Hốc những suy nghĩ, hồi bão lí tưởng về một xã hội mới với những lối sống văn minh, hiện đại. Bên cạnh những trí thức có cuộc sống đầy đủ, nhà văn còn khắc họa những trí thức nghèo băn khoăn về nghệ thuật và cuộc sống. Những trí thức ấy phải kể đến ông giáo Thanh trong truyện ngắn Cái Ve

Bên cạnh người trí thức, nhà văn cịn xây dựng thành cơng hình ảnh người phụ nữ với bao phẩm chất tốt đẹp. Họ trước hết là những cô gái tân thời, hiện đại, trẻ trung và lich sự như Kim Cúc, Nga, Bạch Tuyết, … Đó những cơ gái sống theo lối sống mới của thời đại. Họ khao khát tình yêu, sẵn sàng sống và làm theo tiếng gọi của con tim. Họ mạnh dạn thể hiện cá tính

của mình trong các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh những người phụ nữ hiện đại, Khái Hưng còn xây dựng thành công mẫu người phụ nữ truyền thống- người phụ nữ của gia đình. Đó là chị Lạc tần tảo, giàu đức hi sinh trong Anh phải sống, là Nga dịu dàng, cao thượng trong Thưa Chị, là người vợ tốt bụng,

sẵn sàng giúp đỡ người khác trong Bên đường dừng bước….Và còn nhiều

nhân vật nữ khác dịu dàng, chu đáo biết chăm lo cho gia đình hiện lên rất sinh động trong truyện ngắn của Khái Hưng. Có thể thấy, người phụ nữ trong sáng tác của khái Hưng không chỉ hiện lên là những con người hiện đại mà họ còn ngời sáng với những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam.

Ngịi bút của Khái Hưng cịn dành tình u thương cho cuộc sống của những ngời dân nghèo ở cả thành thị lẫn nông thôn. Dù sống ở bất kì khơng gian nào thì họ vẫn hiện lên với tất cả những khó khăn, vất vả của cuộc sống mưu sinh. Đó là sự vất vả của hai vợ chồng bán muối trong truyện ngắn

Người vợ mù khơng có nhà cửa, lang thang khắp các ngõ ngách thành thị để

kiếm ăn.Vợ chồng chỉ gặp nhau vào đúng mười hai giờ bên hiên của một ngôi nhà trong phố. Là cuộc sống vất vả của những người kéo xe trong truyện ngắn

Xanh cà bung, hay số phận éo le, túng bấn, cùng cực, lam lũ của vợ chồng chị

Lạc trong Anh phải sống….. Tất cả những mảnh đời ấy hiện lên rất chân thực qua ngòi bút của Khái Hưng.

Về nghệ thuật, Khái Hưng rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nhà văn cũng tái hiện nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động nhưng điều Khái Hưng chú ý nhất vẫn chính là những diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế, nhân vật trong truyện ngắn của ông vừa chân thực, vừa mang chiều sâu tư tưởng thể hiện được ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng cốt truyện rất hiện đại: cốt truyện tâm lí và truyện lồng trong truyện mang đến diện mạo mới lạ cho truyện ngắn Việt Nam. Với những ngơn ngữ lấy từ chính chất liệu trong cuộc sống hàng ngày, những câu văn linh hoạt, người đọc thích truyện ngắn Khái

Hưng bởi chính sự gần gũi và mới mẻ âý. Giọng kể chuyện có khi nhẹ nhàng mà đầy tính hài hước, hóm hỉnh, có lúc lại triết lí sâu xa khiến truyện của Khái Hưng mang nhiều giá trị tư tưởng sâu sắc.

Tiểu kết: Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có nhiều thay đổi, sự du nhập

của văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của nước ta. Trước bối cảnh ấy, nền văn học cũng vận động theo hướng hiện đại hóa trên tất cả các phương diện và thể loại sáng tác. Tự lực văn đồn ra đời với những tơn chỉ mục đích rõ ràng đã thổi một luồng gió mới vào văn học Việt Nam và được đơng đảo cơng chúng đón nhận. Những cách tân, đổi mới mà văn đồn mang lại đã góp một phần khơng nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Khái Hưng là cây bút chủ đạo của Tự Lực văn đồn, ơng có nhiều thành công trên tất cả các thể loại như tiểu thuyết, kịch, phóng sự, truyện ngắn. Người đọc yêu mến truyện ngắn của Khái Hưng không chỉ ở nội dung mà còn ở những cách tân đổi mới về phương diện nghệ thuật. Tìm hiểu truyện ngắn của Khái Hưng chúng tơi thấy bên cạnh những cách tân mang tính hiện đại hóa theo tơn chỉ của Tự lực văn đồn thì những giá trị truyền thống được thể hiện rất rõ trong tác phẩm của ơng. Điều đó đã tạo nên một giá trị rất riêng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Chƣơng 2

TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƢNG TÙ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và cách tân trong truyện ngắn khái hưng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)