5 .Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
2.1. Chủ đề trong truyện ngắn Khái Hƣng
2.1.1. Tình u hơn nhân tự do
Tình yêu là đề tài muôn thủa trong văn học Việt Nam nói chung và trong các sáng tác của Tự lực văn đồn nói riêng. Khái Hưng đã viết những tác phẩm về tình u mang những vẻ đẹp rất riêng. Đó là những mối tình yêu
ngay từ lần gặp đầu tiên, là những mối tình thủy chung đầy cao thượng và điều đặc biệt những mối tình ấy ln hướng đến một cái đích cao đẹp đó là hơn nhân. Ơng đề cao tình u tự do, trân trọng những rung cảm của ái tình nhưng có thể thấy các mối tình trong sáng tác của Khái Hưng luôn mang vẻ đẹp của những giá trị truyền thống trong văn hóa dân tộc.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam từng nhận xét: “Nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là
người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ Khái Hưng… Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfrred de Muset là thi sĩ của thanh niên Pháp thủa xưa”. Khái Hưng viêt rất nhiều , rất kĩ và sâu sắc về nam nữ thanh
niên. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật được thể hiện sâu sắc nên các cung bậc trạng thái tình cảm của các nhân vật được bộc lộ một cách thấu đáo và chân thực nhất.
Khái Hưng rất âm hiểu về thanh niên trí thức tiểu tư sản trong thời đại mới, nên ông rất ý thức về sự tự do tình cảm. Thời đại ơng sống khơng cịn những quy định khắt khe “ Nam nữ thụ thụ bất thân”. Thanh niên được sống, được yêu tự do với những xúc cảm của mình. Có lẽ vì thế, mà những trạng thái tình cảm của lứa đơi cũng thật đa dạng và mới mẻ. Người ta gặp nhau và cảm thấy mình sinh ra là để cho nhau, yêu nhau với tất cả những cảm xúc chân thành nhất.
Nhân vật Linh trong Đợi chờ là một chàng trai chung tình. Chàng yêu Phụng ngay từ lần gặp đầu tiên. Xe Phụng hết xăng gần trang trại nhà Linh, chàng cho cơ gái mấy lít xăng và mời cơ vào trang trại chơi. “Trong một giờ
đồng hồ được một mình ở bên người đẹp, Linh chỉ mê man nghĩ đến hiện tại mà chàng biết rằng ngắn ngủi. Và chàng cảm thấy từng phút, từng giây đương lạnh lùng rơi vào khoảng khơng”. Đó khơng đơn thuần là tình u sét
đánh mà chính là trong phút giây tìm được tri kỉ của lịng mình. Tình cảm ấy khơng phai nhịa theo năm tháng cách xa mà nó càng được nhân lên một cách
sâu đạm nhất. “Năm năm, cứ đến tháng chạp, khi cam ngoài vườn bắt đầu
rám đỏ dưới luồng gió heo may, Linh lại thấy thân thể và tâm hồn rung chuyển…Linh chờ đợi, mong ngóng…Chàng đợi người năm ấy. Sự mòn mỏi làm rạo rực lòng chàng và như man mác cả linh hồn vạn vật”. Tình cảm của
Linh dành cho Phụng chân thành và mộc mạc vừa có nét hiện đại của những thanh niên trẻ đương thời vừa mang vẻ đẹp truyền thống trong văn hóa của con người Việt Nam. Đó là thứ tình u trong sáng, giảng dị và cao quý , thiêng liêng. Dù Phụng không một lời thề hẹn, nhưng những rung cảm nơi trái tim ngưấp thỏm, ngóng trơng người xưa quay trở lại nơi đây.
Phát và Hoàn trong Thời chưa cưới cũng có một mối tình đẹp đẽ và
trong sáng. Mối tình ấy được tạo dựng trong những ngày nghỉ hè ở Sầm Sơn. “ Hai người dắt tay nhau đi dưới nước, hay rúc rích nhảy cười theo làn sóng
trắng”. Hồn và Phát ngày càng hiểu nhau, yêu nhau và “ một ngày một thêm
kính trọng, u mến nhau hơn. Phát cho Hồn là người vợ mà mình mơ ước bấy lâu nay. Khơng một cái gì mà chàng thấy một nguwoif đàn bà phải có mà Phát khơng có”
Sự đợi chờ, thủy chung, những rung cảm nhẹ nhàng yêu ngay từ lần gặp đầu tiên của những nam thanh, nữ tú trong các tác phẩm của Khái Hưng cịn được hiện diện qua cơ Mai trong truyện ngắn Dưới bóng hoa đào bán
hoa cúc ở đê Yên Phụ yêu thầm Tống Bình – một khách hay mua hoa của cô. Cô khơng cần biết Tống Bình ở đâu, tính tình, gia thất thế nào mà cô chỉ yêu ánh mắt, yêu con người ngay từ lần đầu gặp mặt. Ngày nào cơ cũng ngóng trơng người khách quay trở lại. “ Cơ hàng hoa đứng ở vườn ngồi, dựa vào gốc đào chăm chắm nhìn lên đường”. Khơng thấy người thương đến, cơ gửi hoa thầm nhắc đến Tơng Bình hãy nhớ đến cơ. Hoa gửi đi, gửi cả tấm chân tình nhưng vẫn khơng thấy khách mua hoa quay trở lại. “ Cô mai chiều chiều
người đi không quay trở lại, rồi tết đến, xn qua, tình cơ cũng ngày một phai như hoa đào trước gió” . Khái Hưng đã quan sát thật tinh tế và có những so sánh độc đáo khi viết về tâm trạng của những trái tim u đơn phương.
Khơng dừng lại ở đó, tình u trong truyện ngắn của Khái Hưng đầy cao thượng. Ông rất táo bạo khi xây dựng những mối tình thầm kín. Văn Châu trong Tình tuyệt vọng đã thầm yêu vợ của bạn ngay từ lần gặp đầu tiên. “ Văn Châu ngây người đứng chăm chăm khơng chớp mắt: Chàng khơng hiểu
vì cớ gì, nhưng thoạt nhìn thấy cơ dâu là chàng đem lịng muốn u ngay, u cái vơ nghĩa lí nhưng nó mạnh vơ chừng, tưởng như hai người đã có sẵn duyên kiếp từ đời nào, đã hẹn hò cùng nhau ở kiếp này mà đến bây giờ mới gặp gỡ”. Chàng đơn phương yêu vợ bạn, mà không dám dãi bày tâm sự. Sau
đó chàng từ bỏ mối tình đơn phương đó để giữ trọn tình bằng hữu và tình nghĩa vợ chồng của người bạn Tùng Thiện. Trong truyện ngắn Tháng ngày qua Nhất Linh cũng xây dựng nhân vật Giao yêu vợ bạn tha thiết. Nhưng Giao đã từ biệt ra đi để bảo vệ hạnh phúc gia đình bạn. Cái hay trong sáng tác của Khái Hưng là ở chỗ, tình yêu vẫn bùng cháy vẫn nảy nở trong trái tim của con người hiện đại nhưng nó khơng thể vượt qua sức mạnh của những giá trị đạo đức truyền thống. Văn Châu muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình bạn, bảo vệ tình bằng hữu nên chàng đã từ bỏ tình u mà chàng nhen nhóm trong trái tim mình để vệ cho những tình cảm cao quý, thiêng liêng khác.
Cả Khái Hưng và Nhất Linh đều xây dựng một thứ tình yêu sét đánh nhưng đầy cao thượng, yêu là ước mong cho người mình yêu được hạnh phúc. Ta đã từng bắt gặp tình yêu ấy qua bài thơ Tôi yêu em của Puskin:
“Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tơi đã yêu em”
Khái Hưng quan niệm, tình u gắn liền với hạnh phúc và hơn nhân tốt đẹp. Hôn nhân là bến đỗ tuyệt vời của tình yêu là điểm tựa chắp cánh cho tình
yêu bay cao hơn. Ở những tình cảm vợ chồng, nhà văn xây dựng một thứ tình yêu đầy trách nhiệm và có cả sự hi sinh cho người mình yêu. Tình cảm của vợ chồng bác Phó Thức trong truyện ngắn Anh phải sống thật đáng trân trọng.
Người chồng thương vợ, đòi ra giữa dịng vớt củi một mình, người vợ muốn đỡ chồng nên dứt khoát muốn đi theo. Giữa dòng nước cuồn cuộn, người chồng thỉnh thoảng lại nhìn vợ âu yếm “ mình cố chịu được khơng”, người vợ cũng dành những lời yêu thương cho chồng mình. Cuối cùng, người vợ ấy hi sinh, chọn cái chết để chồng có cơ hội sống để tiếp tục ni dạy các con. Có thể thấy cái nghèo với những lo lắng tủn mủn về vật chất khơng làm cho trình u tàn lụi mà nó cịn nâng tình u lên một tầm cao mới đầy sự hi sinh và cao thượng. Đó chính là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam.
Trong truyện Người vợ mù, tình yêu mà hai vợ chồng dành cho nhau rất đáng trân trọng. Họ khơng có nhà cửa, sống cuộc đời nghèo khó, chồng bán muối, vợ ăn xin. Hàng ngày, họ vẫn hẹn gặp nhau đúng mười hai giờ ở hiên của một ngơi nhà. Có thể thấy, với đơi vợ chồng nghèo này, chỉ cần được gặp nhau, nhìn thấy nhau, an ủi nhau là như được tiếp thêm năng lượng sống.
Tình yêu cao thượng, thứ tình yêu biết tha thứ của nhân vật Nga trong
Thưa chị cũng thật đáng q. Cách ứng xử đầy thơng minh trước tình huống
có người đơn phương u chồng mình, mà hồn cảnh của “ tình địch” lại vơ cùng éo le đã khiến trái tim nhân hậu của Nga rung động. Nga biết nghĩ cho người khác, cái cách nghĩ xuất phát từ tình thương và sự cảm thông của những người phụ nữa dành cho nhau. Và cuối cùng, Nga được chồng u bằng tất cả sự tơn trọng. Có thể thấy, tình u trong hơn nhân xuất hiện trong sáng tác của Khái Hưng rất nhiều, với nhiều sắc thái đa dạng khác nhau. Nhưng tình nghĩa, đạo vợ chồng là những thứ cốt lõi làm nên cái hay, cái đẹp trong sáng tác của ông. Những vẻ đẹp của đạo đức, của đạo lí trong truyền thống văn hóa dân tộc được nhà van tái nhiện trong các tác phẩm của mình một cách sâu sắc.
Qua những truyện ngắn của mình, Khái Hưng đã bày tỏ được khát vọng của những thanh niên lúc bấy giờ. Đó là khát vọng tự do yêu đương không muốn bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tình yêu trong truyện ngắn của Khái Hưng mãnh liệt, nồng nàn, thủy chung và đầy cao thượng. Vì thế ta thấy được những cảm xúc tình yêu trong sáng tác của ông vừa mang những nét mới nhưng đồng thời vừa thể thiện được tình cảm lí tưởng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam.