5 .Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
2.2. Một số kiểu nhân vật trong truyện ngắn Khái Hƣng
2.2.1. Nhân vật người phụ nữ
Trong văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ đã đi vào các tác phẩm hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Họ hiện lên trong truyện ngắn của Khái Hưng với những vẻ đẹp truyền thống: yêu thương chồng con, sẵn sàng hi sinh vì gia đình, đầy bao dung, độ lượng. Khái Hưng vẫn tin vào những nét đẹp của nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đó là những phẩm chất tốt đẹp mà cao thượng của người phụ nữ từ ngàn đời nay.
Ta đã từng bắt gặp trong ca dao hình ảnh những thân cị biểu tượng cho số phận bất hạnh, nghèo khổ, lam lũ của những người mẹ, người vợ sẵn sàng hi sinh vì chồng con:
“Con cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non”
Hay:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm quăng cổ xuống ao Ơng ơi! Ơng vớt tơi nao
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Vẻ đẹp của người phụ nữ trong văn học dân gian đã được Khái Hưng kế thừa và họ vẫn tiếp tục tỏa sáng trong những sáng tác của ông. Chị Lạc trong truyện ngắn “Anh phải sống” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng về người phụ nữ yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh. Chị xuất thân nghèo khổ, năm 13 tuổi làm phụ hồ, năm 17 tuổi gặp anh phó Thức rồi lấy nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Cuộc sống mưu sinh vất vả, họ sống bằng nghề vớt củi giữa dịng sơng cũng tạm để sống qua ngày.. Một hơm, trời giơng to gióa lớn, “nước sơng Nhị Hà bắt đầu
đi”. Nước sơng càng to thì củi trơi về sẽ càng nhiều. Cuộc sống nghèo khó,
khiến người nông dân sẵn sàng bất chấp hiểm nguy liều mình ra giữa dịng nước để mong kiếm thêm bữa ăn cho đàn con ở nhà được ấm bụng hơn. Thức bảo vợ về nhà trông con, nhưng Lạc không chịu, chị ngăn chồng không được nên quyết định cùng ra giữa dòng để vớt củi cùng chồng. Lạc cũng giống như bao phụ nữa Việt Nam khác, đạo làm vợ là sẵn sàng chia sẻ buồn vui, sướng khổ cùng chồng. Giữa dòng nước cuồn cuộn, trên chiếc thuyền nhỏ, đôi vợ chồng nghèo như đang vật lộn với sóng to gió lớn, chồng ghì lái, vợ vớt củi. Thuyền đã gần đầy thì trời đổ mưa, sấm sét như trời long đất lở, chiếc thuyền nan bé nhỏ không trụ lại được nữa, hai vợ chồng ngụp lặn giữa dịng sơng sâu nước cả. Chị Lạc đuối sức phải vịn vào vai chồng, chị muốn buông tay ra khỏi chồng thì chồng chị ngăn lại: “Khơng! Thơi đành chết cả đơi”. Tình cảm vợ chồng được Khái Hưng đẩy lên đến tận cùng, trước cái chết đang cận kề, họ vẫn luôn nghĩ cho nhau cùng nhau gắng gượng để vượt qua nguy hiểm. Lạc nghĩ đến các con, chúng không thể mồ coi cả cha lẫn mẹ, chị đã quyết định “ lẳng lặng buông tay ra, để chìm xuống đáy sơng, cho chồng đủ sức bơi vào bờ”. Chị sẵn sàng chấp nhận cái chết để chồng được sống, để con có cha. Cái kết của câu chuyện như một nốt lặng trong bản nhạc buồn, khiến người đọc phải rơi nước mắt. Có lẽ vì vậy, mà chất hiện thực cứ hiện lên trong thiên truyện của Khái Hưng. Chính hiện thực đói khổ khiến con người ta phải liều để mưu sinh, phải chăng dòng nước cuồn cuộn kia cũng giống như dòng đời đầy sóng gió mà những người dân nghèo đang phải trải qua. Và đến khi kiệt sức thì cái chết sẽ ập đến bất cứ khi nào. Tất cả những điều ấy được Khái Hưng thể hiện trong tác phẩm của mình khiến chúng ta phải suy ngẫm. Ơng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ để họ ngời sáng như một thứ ngọc quý trong lòng người đọc. Để từ đó ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Khái Hưng.
Người Phụ nữ trong sáng tác của Khái Hưng còn hiện lên đầy cao thượng trong truyện ngắn Thưa chị. Nga trong câu chuyện là một người phụ nữ hiền,
thông minh và cao thượng. Phát hiện chồng có nhân tình, Nga cũng như bao người vợ khác” Ghen tng thì cũng người ta thường tình” cũng trải qua những cung bậc cảm xúc đau đớn, vật vã. Sau khi nghe chồng kể, về Lan- người yêu Địch đơn phương, chị cũng lẳng lặng bắt xe đi theo chồng để tìm hiểu về người nhân tình kia. Hành động ấy là vơ thức bởi bản năng của một người đàn bà, khơng cho phép ai có quyền chia sẻ người đàn ơng của đời mình. Thế nhưng, khi thấy sự tiều tụy của Lan, tình thương, lịng trắc ẩn của trái tim nhân hậu đã chiến thắng sự ghen tuông trong con người Nga. Nga nhận làm em gái Địch đi lên để “Hỏi chị Lan về cho anh cháu”. Chính sự bao dung ấy đã khiến cho người sắp lìa xa cuộc đời được an ủi, ấp áp cõi lòng hơn, khiến cho người chồng đầy nể phục mà thêm yêu, trân trọng vợ hơn. Dó là sự thông minh xuất phát từ lịng nhân từ, độ lượng và thương người. Vì thế vẻ đẹp của họ sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta bởi mang vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Khái Hưng xây dựng nhân vật Nga vừa có nét hiện đại , cách tân của người phụ nữ trong thời đại mới nhưng vẫn ngời sáng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Đến nhân vật cô Ve trong truyện ngắn “ Cái Ve”, hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, tần tảo, chiụ thương, chịu khó được Khái Hưng thể hiện một cách sâu sắc nhất. Ve có ngoại hình khơng đẹp“cặp môi thâm cong, hai con mắt lồi
ra…đục và ướt, cái thẹo trắng dài ở mi phải”. Suốt ngày bị thầy mẹ mắng
nhiếc, thợ thuyền quát nạt, bị mọi người khinh rẻ, coi thường. Gặp Thanh- ông giáo hiền lành, chân thực khiến trái tim Ve thổn thức. Ve dành nhiều thời gian chăm sóc cho Thanh. Và có lẽ Thanh cũng cảm nhận được tình cảm chân thành của Ve mà cảm động. Thanh thấy Ve khơng cịn xấu xí nữa mà giống như cơ tiên dịu dàng bước ra từ trong truyện cổ tích. Có thể nói, Khái Hưng đã thấm nhuần tư tưởng truyền thồng” Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” của dân tộc ta, để từ đó nhân vật cơ Ve hiện lên thật đẹp. Cái vẻ đẹp ngời sáng trong tâm hồn mỗi con người mới thực sự đáng quý, đáng trân trọng.
Bên cạnh những người phụ nữ lam lũ, vất vả, Khái Hưng xây dựng thành cơng hình ảnh người phụ nữ hiện đại tiên tiến với những lối sống mới. Họ khơng chỉ có vẻ đẹp về ngoại hình, có học thức mà cịn là những cơ gái lãng mạn đam mê với tình u của mình.
Hồn trong Thời chưa cưới gặp Phát ở bãi biên Sầm Sơn khi đi nghỉ mát, tình yêu đến với Hoàn một cách tự nhiên khi Hồn ngắm nhìn cơ thể chắc nịch, khỏe mạnh của Phát. Dù khơng được gia đình chấp nhận, họ sẵn sàng bỏ đi đến một nơi khác sống với tình yêu của mình.
Bạch Tuyết và Thu Cúc trong Sóng gió Đồ Sơn cũng là những cô gái tân thời đang là sinh viên sư phạm. Họ cũng yêu, biết rung động trái tim khi gặp ý trung nhân. Lúc đầu được Văn Hải để ý Bạch Tuyết tỏ ý lạnh nhạt nhưng khi thấy Văn Hải họa thơ với Thu Cúc thì nàng lại tỏ ra khó chịu. Khi miêu tả tâm trạng của Bạch Tuyết Khái Hưng có cách lí giải rất tự nhiên, rất đời thường; “người đời vẫn thế, cái gì dẫu mình khơng thích mà rơi vào tay người khác mình cũng lấy làm khó chịu, huống chi cái thích ấy của người- tuy người ấy là bạn thân- nay đã trở thành cái thích của mình”
Có thể thấy khi viết về người phụ nữ, Khái Hưng dành nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng với nhân vật của mình. Họ có thể là những cô gái tân thời trẻ trung, hiện đại, lãng mạn của thời kì đổi mới cũng có thể là những người mẹ, người vợ ln hết lịng vì chồng, vì con. Và dù họ sống trong bất kì hồn cảnh nào thì vẫn hiện lên trong truyện ngắn của Khái Hưng với bao phẩm chất tốt đẹp: dịu dàng, vị tha, bao dung, độ lượng và giàu đức hi sinh. Đó chính là những nét đẹp phẩm chất bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam.