Mối quan hệ trong việc tham gia kinh doanh/ buôn bán cùng nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 90)

Anh em họ hàng Người cùng xóm Bạn bè Người ngoài làng Cùng vị thế Cùng t/c chính trị Nhóm sở thích 0.0% 5.0% 10.0%15.0%20.0%25.0%30.0%35.0%40.0% 35.9% 25.0% 16.8% 7.6% 7.1% 6.5% 1.1%

Nguồn: Dữ liều từ đề tài “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”

Nhìn vào biểu 3.1 cho thấy việc hợp tác trong buôn bán, kinh doanh vẫn là họ hàng anh em với 35,9%. Trong khi khi đó, trong việc làm ăn chỉ có 1,1% người trả lời có hợp tác với những người cùng nhóm sở thích. Những người thân thiết là bạn bè hàng xóm được tham gia buôn bán trong khi cần huy động người tham gia vào quá trình chế biến, vận chuyển đến các đơn vị mua hàng. Ngoài ra, những người có mối quan hê anh em còn nhận hàng hóa đưa đí các nơi để buôn bán.

thời, nhờ có niềm tin trong buôn bán đã tạo được sự tin tưởng và giới thiệu cho những khách hàng khác. Điều này cũng giống với hình thức buôn bán lẻ nhưng do mạng lưới rộng hơn nên việc mở rộng thị trường lớn hơn. Thị trường này được mở rộng bao gồm cả việc thu mua hải sản ở những nơi khác.

Sự tin tưởng nhau được thể hiện qua việc thuê nhân công nhưng chị thỏa thuận bằng miệng mà không có hợp đồng lao động do họ là anh em họ hàng và những người hàng xóm thân thiết. Sự tin tưởng còn thể hiện ở việc có sự bán cho mối hàng ở xa nhưng không lấy tiền ngay mà bán xong mới lấy tiền. Các mối hàng xa này phần lớn là anh nên sự tin tưởng cũng cao hơn. Việc kinh doanh giữa hộ gia đình ông với những mối hàng đều không có hợp đồng lao động. Đối với hình thức buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ, việc buôn bán, gửi hàng hóa cho các mối hàng ở xa đều là anh em.

Thứ hai là phường vàng cũng được thể hiện sự tin tưởng và huy động vốn cho

hoạt động buôn bán. Hoạt động phường vàng nhằm mục đích cho phát triển kinh doanh sản xuất như bài viết của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2013). Các hộ gia đình chuyển vốn xã hội của mình qua phường tiền thành vốn kinh tế, cụ thể là tiền được tích lũy để giải quyết các công việc gia đình hay phát triển kinh tế hộ gia đình. [24].

Có thể nói, vốn xã hội được đã những hộ gia đình buôn bán hải sản đại lý nhỏ vận dụng trong việc thu mua sản phẩn, huy động nguồn lực trong chế biến và vận chuyển sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tiết kiệm nguồn vốn sử dụng cho kinh doanh qua mô hình phường vàng.

3.3. Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý lớn

Ngoài hai hoạt động buôn bản hải sản nhỏ lẻ và buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ còn có mô hình buôn bán hải sản của các đại lý lớn. Để tìm hiểu về vốn xã hội trong buôn bán hải sản của các đại lý lớn, tác giả luận văn đưa ra ba phỏng vấn sâu dưới đây.

Bán hải sản đại lý lớn của hộ chị Lê Thị Liên19

Hộ gia đình nhà chị Lê Thị Liên – sinh năm 1974, thôn Đông Hải là gia đình buôn bán và chế biến hải sản lớn nhất xã Hải Hòa và đã gắn bó được 20 năm. Chị buôn bán từ khi chị mới có hai mươi tuổi. Ban đầu, chị bán lẻ hải sản. Đến năm 2014, chị có 4 mối hàng lớn tại Hà Nội và thành phố Thanh Hóa. Chị vay tiền ngân hàng 200.000.000 đồng bằng cách thế chấp sổ đỏ cùng với tiền tiết kiệm của vợ chồng chị để mua ô tô chở hàng đi đến các đại lý. Mối hàng lớn nhất là mối hàng của bà Lam tại Hà Nội. Bà là mối hàng bán buôn hải sản tươi sống cho nhiều nhà hàng hải sản lớn của Hà Nội. Bà Loan là mối hàng bán buôn đồ khô lớn đến các cửa hàng bán lẻ và đi các tỉnh. Sau 4 năm cùng làm ăn với bà Lam, bà Lam đã giới thiệu thêm cho chị Liên hai mối hàng tại Hà Nội bán đồ khô như mực khô, cá khô… Chị Liên cùng thu mua hải sản của người đánh lưới rùng, câu mực, đánh bắt quái và tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ của người trong xã và các xã Hải Thanh, Hải Bình, Hải Ninh. Khi có hải sản, các chủ tàu sẽ gọi cho chị Liên đi lấy. Chị Liên thu mua nhiều mặt hàng tươi sống và đồ khô. Hải sản khô được nhiều người dân tự làm và bán lại cho các đại lý lớn. Ngoài ra, chị Liên thường xuyên cho các chủ mượn tiền để chuẩn bị cho các chuyến đi tàu nhưng phải bán hải sản cho hộ chị Liên khi tàu cập bến. Do nhu cầu của nhiều mối hàng, chị Liên mua thêm hàng tươi sống để làm đồ khô. Chị Liên đã thuê người để làm sạch và phơi, sấy hải sản. Những người làm chế biến cho gia đình chị Liên bao gồm chị Hồ Thị Hân, Mai Thị Tới, Nguyễn Văn Linh. Anh Nguyễn Văn Linh là con trai chị gái của chị Liên. Chị Hân và chị Tới đều là người cùng thôn và tham gia Hội phụ nữ. Chị Liên cũng tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ của xã. Ngoài ra, chị Liên cũng thuê thêm hai người là anh Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Hải Nam là con anh trai chồng chị để bán tại cửa hàng chị mở tại xã và giúp chị Liên thu mua hải sản và vận chuyển hàng hóa. Chị cùng chông thaa gia hội kinh doanh của huyện. Tham gia hội này, nhờ một thành viên trong Hội kinh doanh, chị Liên có thêm hai mối hàng ở Hà Nội là bà Nguyễn Thu Thủy và bà Đỗ Ngọc Hiền. Qua ba lần cũng làm ăn, chị Liên thấy bà Hiền và

bà Thủy làm ăn uy tín nên đã cùng hợp tác làm ăn. Chị được lấy trước 50% số hải sản chị bán cho các cửa hàng bán buôn. Khi nào cửa hàng bán được 90% giá trị hải sản sẽ được trả 50% còn lại.

Như vậy,việc buôn bán của chị Liên ban đầu là từ các mối quan hệ thân quen trong làng Đông Hải sau nhân rộng ra các vùng lân cận. Dần dần chị tìm được những mối hàng lớn hơn từ các xã bạn qua những người bạn đồng niên và những người quen trước đây. Khi nói về những mối mua hàng, gia đình chị Liên thường mua hàng của những người đã quen từ trước đã có quan hệ làm ăn với gia đình chị từ lâu, giữa các mối hàng và chị có mối liên kết khăng khít vì chị mua hàng sòng phòng. Mối hàng quen nên rất tin tưởng và sự sòng phẳng sẽ tạo được uy tín và làm việc được lâu dài với nhau. Giá cả thị trường của từng mặt hàng hải sản là những mặt hàng chung, có những mặt hàng đặc biệt hơn thì cũng được thu mua với đúng giá trên thị trường. Khi tàu về bờ, chị Liên được các tàu gọi sang để thu mua. Hai bên thỏa thuận giá cả, nếu cảm thấy làm ăn uy tín sẽ mua lâu dài hơn.

Việc buôn bán hải sản đại lý lớn của hộ gia đình chị Liên đã sử dụng mạng lưới xã hội. Chị Liên thông qua các mối quan hệ bạn bè và là người cùng tham gia hiệp hội để mở rộng mối quan hệ. Chị Liên thu mua hải sản thông qua mối quan hệ những người trong cùng làng xã và bạn bè. Chị Liên còn nhờ vào mối quan hệ anh em họ hàng và bạn bè, cùng Hội phụ nữ để thuê nhân công chế biến hải sản. Chị Liên thuê nhân công nhưng không cần hợp đồng lao động. Niềm tin còn được thể hiện qua việc hộ chị Liên cho các hộ gia đình đánh bắt xa bờ vay tiền và trả bằng hải sản.

Mặc dù đã giao hải sản nhưng không lấy hết số tiền mà sẽ lấy khi các mối hàng đã bán được hải sản. Đối với một số hộ gia đình mua tàu đi đánh bắt xa bờ, chị còn cho họ vay rất nhiều tiền và khi đi khơi về, chị sẽ lấy hải sản với giá cả hợp lý, người vay tiền chị bao giờ cũng ưu tiên việc đổ hàng cho chị đầu tiên. Để có được số vốn liếng nhiều như vậy, chị không chỉ vay của Ngân hàng mà còn huy động được nguồn vốn từ những người bạn hàng. Có nghĩa là, khi chị cần nhiều vốn đề

xoay vòng, chị có thể ứng tiền trước cũng những mối hàng mình bán và trả cho họ bằng sản phẩm chị thu mua được. Các đối tác của chị đều là những người buôn bán lớn tại các thành phố nên chị vay của họ còn dễ hơn của anh em hay Ngân hàng tại địa phương. Còn nếu cần vay ngân hàng thì chị sẽ phải vay dưới hình thức thế chấp. Với một đại lý lớn như vậy, vừa thu mua các sản phẩm tươi như: sứa (chế biến), tép, moi để chế biến mắm, mực khô…đại lý thua mua nhà chị Liên cần phải sử dụng đến một lương lớn lao động, đặc biệt là vào các vụ của hải sản. Khi được hỏi về vấn đề này chị Liên cho biết, nhân công của họ làm thường xuyên, đặc biệt là vào mùa sứa, tép, moi, nhân công phải thuê làm từ ngày đến đêm với mức lương trả khác nhau. Nhân công mà mà chị Liên thuê là những người quen trong làng, những người phụ nữ, những người làm nông nghiệp có thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, khi cơ sở của chị mở rộng thì công việc này của chị cần đến cả những người lao động thôn khác, xã khác. Nhân công lao động trong xưởng chế biến nhà chị Liên không chỉ là anh em họ hàng mà chị còn tạo công ăn việc làm cho các chị em phụ nữ có nhiều thời gian rảnh. Thu nhập vào thời điểm mùa hải sản có thể lên tới 3 triệu đến 4 triệu một lao động.

Chị Liên còn liên kết với những người trong xã và những người ngoài xã, khi họ không bán được hàng, họ có thể đưa hàng đến gia đình nhà chị nhờ bán giúp, tiền lãi thì chị sẽ được hưởng. Đồng thời, khi khách hàng mà cần mặt hàng mà chị không có, chị có thể huy động từ các gia đình nhà khác. Do mối quan hệ rộng với nhiều mạng lưới bán hàng ở các tỉnh thành, chị dễ dàng chào hàng những mặt hàng đắt tiền và tươi ngon.

Từ những thông tin thu nhập được từ cuộc nói chuyện với chị Liên có thể thấy rằng công việc buôn bán hải sản dựa trên cơ sở niềm tin và sự có đi có lại của mạng mới xã hội. Công việc của chị Liên đang làm có cơ sở lớn từ sự tin tưởng lẫn nhau giữa những đối tác làm ăn, giữa người bán và người mua. Chị Liên đã biết sử dụng sự tin tưởng này biến thành những ràng buộc mang tính kinh tế, có đi có lại giữa các bên nhằm đảm bảo về lượng sản phẩm hải sản mà họ buôn bán và giữ được nguồn khách hàng. Và mối quan hệ xã hội, niềm tin, sự tin tưởng với nhau và mức độ sử

dụng niềm tin đó và công việc buôn bán càng ngày càng được chị Liên sử dụng nhiều hơn nhằm thu được nhiều lợi nhuận và đảm bảo sự tồn tại của mình.

Hoạt động bán hải sản của đại lý gia đình chị Liên trên đây vừa bán hải sản khô và hải sản tươi sống. Chị Liên đã sử dụng vốn xã hội trong quá trình buôn bán. Mô hình của bà Nông lại là một trường hợp khác về buôn bán hải sản của đại lý lớn.

Buôn bán hải sản đại lý của bà Lê Thị Nông20

Bà Lê Thị Nông, sinh năm 1964, chuyên bán hải sản tươi sống. Bà làm nghề thu mua hải sản đã được hơn 20 năm. Sau khi lập gia đình, bà đi bán lẻ hải sản, còn chồng bà đi đánh bắt xa bờ. Năm 2007, ông Mai Thanh Tư bỏ nghề đánh bắt xa bờ, vay tiền Ngân hàng và bạn bè mở rộng kinh doanh. Bà Nông được người bạn học cùng cấp ba lấy chồng tại thành phố Thanh Hóa giới thiệu mối nhập hàng cho nhà hàng hải sản có tiếng tại thành phố. Anh Nguyễn Minh Sang là em trai bạn bà Nông nhận nhập các mối hàng của bà. Được sự giới thiệu của anh Sang, bà Nông còn bán cho nhiều nhà hàng bán hải sản và các chợ hải sản tươi sống tại Thành phố Thanh Hóa và các khu du lịch. Bà Nông cùng chồng đã mua ô tô tải để chở hải sản đến mọi nhà hàng ở thành phố Thanh Hóa. Bà Nông thu mua hải sản dựa vào nhu cầu mua của các nhà hàng. Bà thu mua cả của những người câu mực, lưới rùng và bát quái và cả đánh bắt xa bờ. Bà sang tìm cả mối thu mua bên xã Hải Thanh, Hải Bình qua việc giới thiệu của những người bạn cùng bán hàng ở chợ huyện trước đây ở xã Hải Thanh, Hải Bình. Bà đã cho anh Nhân – người đánh bắt ở xã Hải Bình vay tiền mua bè không lấy lãi với 50.000.000 đồng. Mối của anh Nhân, bà chỉ mua khi thiếu hàng và sé gọi đặt hàng trước các mặt hàng bà sẽ mua để anh Nhân gọi bà khi bè về bến. Bà thuê thêm hai lao động để chở hàng đi thành phố và giúp thu mua là hai anh Bùi Thanh Tuấn và Mai Thanh Đồng. Anh Tuấn là con trai của người chị họ, anh Đồng là cháu ruột ông Tư. Ngoài ra, con trai và con dâu bà cũng phụ bà trong việc tính sổ sách và trả công cho người làm. Đồ thu mua của bà Nông đều là những hải sản còn sống. Bà có thể để tại nhà để nuôi một thời gian rồi mới bán. Chị con dâu phải ở nhà để thường xuyên kiểm tra cá. Khi các cửa

hàng gọi, bà Nông cùng anh Tuấn sẽ đưa hàng lên thành phố, nhận tiền bằng 80% giá trị hải sản và nhận 20% số tiền còn lại vào đợt hàng tiếp theo. Bà Nông cũng bán hải sản cho các cửa hàng nhỏ hoặc khách sạn tại xã cho khách du lịch. Chị Liên cùng là một đại lý lớn buôn bán hải sản nên khi chị Liên gặp những hải sản ngon, chị Liên bán lại cho bà, bà Nông sẽ ăn chênh lệch với cửa hàng bán hải sản.

Năm 2013, bà Duyên - một người bạn tại Thọ Xuân nói cũng cần có hải sản để bán tại thị trấn, bà Nông nhận lời cung cấp hải sản tại huyện và nhờ bà Nông giới thiệu thêm hai mối hàng khác. Bà Duyên mua hải sản thấp hơn 2 giá so với giá bán cho các cửa hàng khác.

Mặt khác, anh Vĩnh đánh bắt và có nhà hàng hải sản vẫn gửi bà Nông bán ghẹ, cua, mực biển nếu có hàng mà khách không có nhu cầu mua. Bà Nông cùng sẽ cung cấp cho các nhà hàng này những sản phẩm mà họ đang có khách cần mua. Lãi của các hải sản trao đổi, người bán lại được hưởng.

Trong câu chuyện buôn bán hải sản đại lý lớn của bà Nông thì bà Nông mở đại lý lơn bán hải sản tươi sống không chỉ ở Thành phố mà còn mở rộng đến tận các huyện của tỉnh Thanh Hóa. Tất cả các mối hàng của bà Nông đều được giới thiệu qua quá trình buôn bán và mối quan hệ làm ăn. Bà Nông thuê hai người chấu để làm việc vì đi giao hàng có thể nhận tiền, bà không thể để cho một người lạ mặt đi giao hàng. Bà trả lương cho người làm thuê phụ thuộc vào số lượng bán được hàng tháng. Nếu số lượng bán ra nhiều, các anh được hưởng tiền công cao. Bà Nông cũng cho các chủ nhà hàng nợ nhưng trả trong lần mua tiếp theo.

Bà Nông đã vận dụng vốn xã hội của mình trong quá trình buôn bán hải sản. Bà Nông có mối quan hệ với những người làm là anh Tuấn và anh Đồng. Bà cũng có mối quan hệ với những người giới thiệu mối hàng của bà là những người bạn đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)