Mối quan hệ của các hộ gia đình trong việc trao đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 77)

kinh nghiệm sản xuất

Anh em họ hàng Bạn bè Người ngoài làng cùng vị thế 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 23.4% 18.7% 16.6% 11.9% 9.8% 9.8% 7.2% 2.6%

Nguồn: Dữ liều từ đề tài “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”

Qua biểu 2.6 có thể thấy, việc chia sẻ kinh nghiệm cảu người ngư dân được thể hiện ở nhiều mối quan hệ. Trong đó, trong số những người trả lời có tới 23,4% chia sẻ cho anh em họ hàng, chiếm tỷ kệ cao nhất. Những người cùng xóm và là bạn bè cũng là đối tượng để những người ngư dân trao đổi kinh nghiệm với tỷ lệ lần lượt là 18,7% và 16,6%. Những người cùng làng, ngoài làng cũng là những người có thể trao đổi kinh nghiệm nhưng không nhiều. Điều này cũng cho thấy mạng lưới xã hội mặc dù được mở rộng nhưng thông tin chia sẻ đối với những đối tượng không thân thiết là không nhiều.

Có thể nói, đối với hình thức đánh bắt xa bờ, vốn xã hội được tận dụng một

cách triệt để và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và huy động nguồn lực tài chính và con người. Sự có đi có lại, niềm tin của mạng lưới xã hội của những ngư dân đánh bắt xa bờ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm khi đánh bắt xa bờ, tổ chức sản xuất và huy động vốn vay. Các cá nhân được hưởng lợi trong hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, sự trao đổi kinh nghiệm vẫn phổ biển trong mối quan hệ họ hàng, bạn bè gần gũi mà chưa mở rộng ra bên ngoài và chưa có một tổ chức chính thức nào cho việc chia sẻ kinh nghiệm.

vốn xã hội rộng lớn chọn hình thức đánh bắt xa bờ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và thu nhập cho hộ. Hình thức đánh bắt hải sản của các hộ gia đình ngoài vận dụng vốn xã hội còn ảnh hưởng bởi tài chính, sức khỏe và tuổi tác. Trong hoạt động đánh bắt hải sản, các hộ gia đình đã vận dụng vốn xã hội trong việc huy động nhân công trong tổ chức sản xuất, huy động nguồn vốn để mua công cụ sản xuất. Đồng thời, vốn xã hội cũng tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm. Các hộ gia đình phần lớn đều là hộ không chỉ thu nhập bằng nghề đánh bắt mà còn bằng nghề khác. Tuy nhiên, mạng lưới xã hội co cụm là hạn chế trong việc mở rông quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc chia sẻ kinh nghiệm cũng chưa được chia sẻ một cách chính thống mà chỉ chia sẻ trong quá trình sản xuất.

Chương 3: Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Vốn xã hội đối với những người dân vùng ven biển không chỉ được thể hiện ở hoạt động đánh bắt mà còn được thể hiện và tác động đến hoạt động buôn bán hải sản. Vốn xã hội có vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán hải sản. Như đã nói ở phần khái niệm, dựa vào đặc điểm của buôn bán hải sản của các hộ gia đình về quy mô và vốn đầu tư có thể chia buôn bán hải sản ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa làm ba loại: buôn bán hải sản nhỏ lẻ, buôn bán hải sản của đại lý nhỏ và buôn bán hải sản của đại lý lớn. Trong chương này, tác giả luận văn phân tích vai trò của vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản qua nguồn dữ liệu định tính và định lượng thu thập được.

3.1. Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản nhỏ lẻ

Trong hoạt động buôn bán hải sản nhỏ lẻ, những người buôn bán thu mua hải sản của các nhóm đánh bắt gần bờ và bán trực tiếp cho khách hàng tại chợ. Đây là một hình thức khá phổ biến của người dân xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Hoạt động này tuy nhỏ nhưng trong quá trình đã sử dụng vốn xã hội để mở rộng thị trường và nâng cao doanh thu. Ba trường hợp sau đây sẽ cho thấy sự vận dụng vốn xã hội.

Bán hải sản nhỏ lẻ của chị Lê Thị Vân13

Chị Lê Thị Vân, sinh năm 1974, làm nghề buôn bán hải sản nhỏ tại thôn Đông Hải, chị đã làm công việc này khoảng 4 năm. Trước đó, chị Vân thường làm việc nhà, chăn nuôi và chuẩn bị cho chồng đi khơi. Năm 2010, chồng chị Vân không theo tàu công suất lớn đi đánh bắt xa bờ, chị Vân chuyển sang buôn bán lẻ hải sản. Chị bắt đầu công việc từ lúc 6 giờ sáng và kết thúc lúc 7 giờ chiều. Sản phẩm chị mua bao gồm tôm, cua, ghẹ, trích bạc, bạc má… của những người đánh lưới rùng, bát quái, câu mực. Chị thường mua của ông Nguyễn Bá Hộ, Hoàng Quốc Đại. Ông

Hộ từng là chủ thuê chồng chị đi đánh bắt cùng và ông Đại là người ở cùng làng với chị. Ngoài ra, chị vẫn mua của những hộ gia đình đánh bắt khác trong xã. Chị nhặt cá, tôm… xong là đưa lên cân và trả tiền ngay cho người chủ lưới. Chị nhờ chị Lê Hương Mai là bạn học cấp ba của chị hỏi thuê một chỗ trong chợ huyện để chị bán cá. Khách hàng của chị thường là khách ở cùng xã, ngoài xã nhưng trong cùng huyện. Bà Nguyễn Thị Thủy bán hàng quần áo trong chợ là khách quen của chị. Bà Thủy là người thị trấn Tĩnh Gia, mua hàng của chị đã 4 năm nay. Chị Vân không chỉ cân đủ mà còn bán với giá rẻ hơn một chút cho bà Thủy. Mỗi tuần, bà mua của chị 2 đến 3 lần. Có nhiều hôm do bận, bà Thủy quên trả tiền đến hai hôm sau mà mới đến trả. Bà Thủy còn giới thiệu chị Tâm, chị Yến là con gái và con dâu của bà đến quầy hàng của chị Vân mua cá. Quầy hàng của chị gần với bà Nguyễn Thị Hà. Bà Hà là người cùng làng với chị. Bà Hà thường bán nhiều ghẹ nên hôm nào khách hàng lấy nhiều mặt hàng ghẹ của chị mà chị không đủ, bà Hà vẫn còn nhiều ghẹ, chị Vân sẽ lấy ghẹ của bà Hà bán cho khách. Bà Hà sẽ chia một phần tiền lãi của bà cho chị. Chị Vân cũng nhiều lần nhờ bà Hà bán giúp tôm.

Trong trường hợp bán lẻ của chị Vân, chị Vân đã theo những người trong thôn đi bán hải sản nhỏ lẻ ở chợ do chồng chị không thể đi biển đánh bắt nữa, chị trở thành người tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Công việc của chị khá vất vả vì bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc khi chợ đã tan, hết người. Chị thường mua hàng của những người đánh lưới rùng và bát quái trong làng và đem bán ở chợ ăn phần lời. Khách hàng của chị đa dạng từ người cùng xã đến khách du lịch. Chị cũng có những khách hàng quen. Những khách hàng này thường xuyên mua của chị vì chị bán giá cả hợp lý và cân đủ số lượng. Ngoài ra, chị cũng luôn để cho sản phẩm của mình được tươi ngon.

Chị Vân đã sử dụng vốn xã hội của mình trong quá trình buôn bán hải sản. Chị nhờ mối quan hệ với những người trong làng, có người là chủ cũ khi chồng chị còn đi đánh bắt để mua hải sản. Chị nhờ người bạn của mình có quen biết với quản lý chợ huyện để thuê một quầy bán hàng trong chợ thường ngày. Trong quá trình buôn bán, chị được khách hàng giới thiệu thêm cho những người mua hàng giúp. Sự tin

tưởng của vốn xã hội được biểu hiện qua việc khách hàng thường xuyên mua hàng của chị và còn giới thiệu thêm người mua cho chị, chị cũng cho khách hàng nợ vì bà Thủy là khách quen. Sự có đi có lại – biểu hiện của vốn xã hội cũng thể hiện trong việc chị giúp bà Hà tiêu thụ sản phẩm và ngược lại, bà Hà cũng bán tôm giúp chị nếu chị bị “ế” mặt hàng này. Sự có đi có lại và những mối quan hệ tạo ra lợi ích cho chị Vân. Chị Vân có được nhiều mối hàng quen thông qua việc chị đã buôn bán công bằng, hợp lý. Chị cũng nhận được một phần lãi từ việc chị bán hàng giúp cho bà Hà. Nhờ việc tin tưởng mua hàng và tạo sự thân quen, bà Thủy cũng mua được hải sản ngon và không bị đắt so với việc và đi mua ở bên ngoài.

Ở trường hợp bán hàng của chị Vân với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ bằng vốn tự có cũng đã sử dụng vốn xã hội trong quá trình buôn bán. Sau đây là hình thức buôn bán lẻ của chị Nguyễn Thị Nhung cần huy động vốn để đầu tư cho việc buôn bán.

Bán hải sản nhỏ lẻ của chị Nguyễn Thị Nhung14

Chị Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1972, buôn bán hải sản được ba năm. Trước đây, chị ở nhà chăm sóc gia đình và chăn nuôi để chồng chị là anh Lê Mai Thuận đi đánh bắt xa bờ trong tận Phan Thiết. Năm 2011, anh bị bệnh, trở về làng không đi đánh bắt xa bờ, chị Nhung chuyển sang làm buôn bán hải sản bán lẻ. Chị vay vốn tín chấp 5.000.000 đồng của Ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo phát triển kinh tế qua Hội phụ nữ với lãi suất 0,65 mỗi tháng. Chị Nhung là thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ từ năm chị 20 tuổi. Mỗi năm đều đóng góp tiền sinh hoạt hội viên. Chị Lan – chủ tịch Hội phụ nữ xã giúp đỡ chị rất nhiều trong làm hồ sơ vay vốn. Chị có anh trai làm nghề đánh lưới rùng thôn Đông Hải là ông Nguyễn Bá Sơn nên chị thường xuyên mua hàng của ông Sơn. Ngoài ra, chị còn mua của ông Nguyễn Bá Hộ, Hồ Hữu Đăng. Anh Sơn đã nhờ bạn học là anh Nguyễn Thế Vĩnh thuê một quầy hàng trong chợ huyện để chị Nhung bán. Công việc của chị bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng và kết thúc vào lúc 7 giờ rưỡi chiều. Chị chờ tàu vào bờ, nhặt cá,

cân kéo và tính tiền. Anh Sơn lấy tiền chị Nhung chỉ bằng hai phần ba giá cả so với bán cho người khác.

Sau hai năm bán hàng, bà Lan, bà Xuân là những người hay mua hàng của chị. Bà Lan cứ mối khi con trai ở Hà Nội về còn nhờ chị mua rất nhiều ghẹ và mực để làm quà và nấu cho con ăn. Hôm nào chị Nhung có hải sản ngon đều gọi bà Xuân đến mua và bán cho giá rẻ hơn vài đồng so với những người khác.

Trong chuyện buôn bán lẻ của chị Nhung, chị Nhung vì chồng không thể đi đánh bắt xa bờ nên phải chuyển sang nghề buôn bán hải sản. Để có vốn làm ăn, chị đã vay tín chấp thông qua Hội phụ nữ. Chị Nhung là hội viên của Hội phụ nữ. Hội phụ nữ là đoàn thể đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ và giúp đỡ chị làm làm hồ sơ vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chị thường mua hàng của anh Sơn là anh trai chị và một số người khác trong làng. Anh trai chị hiểu hoàn cảnh khó khăn của chị nên bán rẻ hơn cho chị.

Dưới góc độ vốn xã hội, chị Nhung đã sử dụng vốn xã hội vào hoạt động buôn bán nhỏ lẻ của mình. Chị mua hải sản của anh Sơn là anh trai chị và hai người khác là những người cùng làng, đều có quen biết chị. Thực ra, thôn chị cũng rất nhỏ nên mọi người đều biết nhau hết. Và thông qua mối quan hệ của anh Sơn, chị Nhung có quầy bán hàng trong chợ huyện. Khách hàng tin tưởng chị Nhung là người bán hàng đúng giá, cân đúng và giá cả phải chăng nên thường xuyên mua hàng của chị. Thông qua Hội phụ nữ chị được vay tín chấp Ngân hàng để có vốn làm ăn. Vay tín chấp là hình thức vay dựa vào uy tín thông qua hội phụ nữ. Chị chi trưởng Hội phụ nữ đã tin tưởng chị nên mới làm hồ sơ vay vốn giúp chị. Câu chuyện buôn bán hải sản nhỏ lẻ của chị Nhung cũng có sự đi có lại. Sự có đi có lại thể hiện ở chỗ, Hội phụ nữ giúp chị vay vốn nhưng chị phải là thành viên tham gia tích cực vào Hội trong việc truyền thông thay đổi hành vi về môi trường, xóa đói giảm nghèo…..

Chị Nhung cũng được hưởng lợi từ vốn xã hội của mình. Nhờ mối quan hệ anh em với anh Sơn, chị Nhung được mua hải sản với giá rẻ hơn, có chỗ bán hàng.

Tham gia Hội phụ nữ, chị cũng được hưởng lợi là vay vốn với lãi suất thấp. Từ đó, chị có thu nhập nâng cao đời sống, chữa bệnh cho chồng và cho con ăn học.

Trong trường hợp buôn bán nhỏ lẻ của chị Nhung và chị Vân, việc buôn bán thường được diễn ra ở chợ huyện, còn trường hợp của chị Lê Thị Lưu dưới đây không chỉ buôn bán ở chợ mà còn buôn bán tại một xã khác nơi chị sinh sống. Việc buôn bán lẻ của chị cũng được chồng hỗ trợ hơn so với hai trường hợp trên.

Bán hải sản nhỏ lẻ của chị Lê Thị Lưu15

Chị Lê Thị Lưu sinh năm 1973, người thôn Giang Sơn, làm buôn bán hải sản được khoảng ba năm. Trước năm 2011, chị đi phụ chồng đi biển, nhưng thời gian gần đây, chồng chị yếu nên hai vợ chồng chị chuyển sang thu mua và buôn bán hải sản ở chợ huyện. Chị Lưu theo các chị em trong xóm ra mua hàng của mấy người làm nghề đánh bắt gần bờ bằng lưới rùng và bát quái. Chị thường mua của anh Nguyễn Hữu Thắng, là người cùng xóm với chị. Sáng sớm khoảng 6 giờ, chị chờ bè của anh Thắng vào và nhặt cá, cân kéo, đến tối sẽ sang nhà anh Thắng để tính tiền số cá đã mua và trả cho anh Thắng. Buổi sáng chị bán ở chợ thị trấn Tĩnh Gia đến hơn 12 giờ trưa thì về, chiều Lưu không bán ở chợ huyện nữa mà mua thêm hải sản rồi vào trong xã Hải Nhân, quê mẹ đẻ để bán cá. Hải Nhân là xã gia đình mẹ đẻ chị sinh sống. Chị sinh ra và lớn lên ở xã Hải Nhân, lấy chồng sang xã Hải Hòa. Mẹ chị tìm hiểu nhu cầu mua hải sản của xã Hải Nhân để chị Lưu sang bán. Trong xã Hải Nhân rất nhiều người quen của chị. Đó là anh em, họ hàng và cả hàng xóm nhà chị trước kia. Những người quen thường ưu tiên mua hàng của chị. Chị bán cho mẹ chị - bà Nga, chị dâu là chị Khánh với giá rẻ hơn một nửa giá bình thường. Bà Nga giới thiệu hàng xóm mua hàng của con gái và còn đích thân giao hàng đến tận nhà cho hàng xóm.

Trường hợp buôn bán hải sản nhỏ lẻ của chị Lưu vừa có những điểm chung so với hai trường hợp khác nhưng cũng có những khác biệt. Chị vẫn mua hải sản

của những người trong làng làm nghề đánh bắt nhưng chị mua của hàng xóm gần nhà, không trả tiền ngay trên bãi biển mà thường về nhà mới tính tiền. Chị cũng không chỉ bán hải sản ở chợ huyện mà buổi chiều chị còn vào xã Hải Nhân là quê chị sinh ra để bán hàng. Bán hàng ở xã Hải Nhân bán được nhiều hàng hơn. Mẹ ruột của chị còn tình nguyện đi mời hàng hàng xóm của bà và sẵn sàng mang hải sản về giúp họ.

Chị Lưu đã sử dụng vốn xã hội trong hoạt động buôn bán lẻ hải sản của mình. Nhờ vào mối quan hệ của người cùng xóm, cùng làng. Chị Lưu có được mối mua hàng uy tín của nhà anh Thắng. Chị Lưu cũng có mối nhiều anh em họ hàng trong xã Hải Nhân nên bán hàng trong xã Hải Nhân gặp nhiều khách quen. Chị bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)