Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 78)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2. Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ

Ngoài mô hình buôn bán hải sản nhỏ lẻ, địa bàn xã Hải Hòa còn nhiều đại lý nhỏ bán hải sản. Các đại lý bán không chỉ bản mặt hàng tươi sống mà bán cả những mặt hàng khô hoặc đã qua chế biến. Để tìm hiểu sâu về việc vận dụng vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ, tác giả luận văn đưa ra những trường hợp dưới đây.

Buôn bán hải sản đại lý nhỏ của bà Hoàng Thị Tú16

Bà Hoàng Thị Tú, sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã qua chế biến với hình thức đại lý nhỏ. Trước năm 2002, bà Tú thu mua và bán lẻ hải sản tại chợ huyện. Đến năm 2002, bà Tú đi thăm chị gái ở Hải Phòng, chị bà đã đầu tư thêm tiền để bà bán hải sản đồ khô với số tiền là 30.000.000 đồng. Bà Tú đã đi học làm nước mắm Ba làng để về tự làm ở nhà. Bà cũng thu mua hải sản tươi rồi phơi khô mang bán. Từ đó, bà Tú chuyên bán hàng đồ khô và chế biến nước mắm. Chế biến nước mắm phải ủ 2 năm. Trong thời gia chờ chế biến, bà Tú tìm mối thu mua hải sản đồ

khô của các hộ gia đình và mở cửa hàng tại xã bán cho khách du lịch nhờ nguồn tiền tiết kiệm nhiều năm. Hiện nay, bà Tú thu mua hải sản để phơi khô đánh bắt gần bờ. Khi cần được khách đặt nhiều, bà Tú sẽ không chỉ thu mua trong xã mà còn thu mua của những người bên ngoài xã là xã Hải Thanh và xã Hải Bình. Bà Tú có cửa hàng bán đồ khô ngay trong xã và cả nước mắm, mắm tôm để tiện cho việc bán cho khách du lịch. Bà còn chế biến hải sản cho những khách đặt trước theo đơn hàng. Đó là những người đã từng mua Gần đây, chị gái mà mong muốn được bán loại mặt hàng hải sản khô nên bà đã gửi cho chị gái một số hàng và tiền được trả cho bà khi chị gái bà đã bán hết. Gia đình bà Tú gồm có một con trai, một con dâu cũng phụ hai vợ chồng bà chế biến hải sản nên bà không cần thuê nhân công. Tiền lãi sẽ được chia cho vợ chồng người con. Trung bình hàng tháng, thu nhập của cả hộ gia đình bà là 30.000.000 đồng.

Gia đình bà Tú thường thu mua hải sản không chỉ của những người trong xã mà còn mua cả những người khác xã do hàng xóm của bà giới thiệu. Nhưng khi có khách đặt nhiều hàng, bà cần nhiều nguyên liệu để làm mắm, nước mắm sẽ mua thêm nguyên liệu của bên Hải Thanh, Hải Bình. Ngoài bán theo nhu cầu của khách, bà Tú còn có cửa hàng bán hải sản nhỏ ngay tại xã. Phần lớn khách hàng là khách du lịch. Bà còn bán hàng thông qua mối quan hệ với người chị gái ở Hải Phòng.

Dưới góc nhìn của vốn xã hội, bà Tú đã vận dụng vốn xã hội trong quá trình buôn bán hải sản. Nhờ vào mối quan hệ chị em ruột nên bà đã có vốn để mở rộng việc buôn bán từ buôn bán nhỏ lẻ sang buôn bán lớn. Cũng nhờ vào mối quan hệ với những người trong cùng làng, bà có mối thu mua quen thuộc. Ngoài ra, khi cần nhiều sản phẩm để bán, nhờ vào những người đánh bắt trong xóm, bà còn thu mua của hai xã Hải Thanh và Hải Bình. Bà Tú bán cho hàng cho các khách hàng du lịch và những khách hàng đặt hàng của các khách hàng quen từ trước. Vốn xã hội mà biểu hiện là niềm tin còn thể hiện ở chỗ chị gái bà Tú cho vay không lãi, không có giấy tờ chứng minh. Bà Tú chuyển hàng cho các khách hàng ở xa nhưng không lấy tiền trước. Sự có đi có lại của vốn xã hội cũng được thể hiện ở chỗ bà Tú được chị

gái cho vay tiền để đầu tư kinh doanh nhưng bù lại, bà Tú cũng chuyển hàng cho chị gái bán. Đối với chị gái bà Tú, bà Tú là một mối hàng uy tín và tin cậy.

Đại lý nhỏ bán hải sản của bà Tú đã vận dụng vai trò của vốn xã hội trong quá trình buôn bán. Bà sử dụng vốn xã hội để huy động vốn từ người thân và qua người thân để mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm. Ngoài ra, buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ còn có trường hợp vay vốn từ Ngân hàng. Đó là trường hợp của ông Lê Trọng Lai dưới dây.

Buôn bán hải sản đại lý nhỏ của ông Lê Trọng Lai17

Ông Lê Trọng Lai sinh năm 1954, gắn bó với nghề buôn bán hải sản đã được 10 năm. Trước năm 2004, ông đi đánh bắt hải sản xa bờ cùng với mấy người thôn Giang Sơn nhưng khi sức khỏe yếu, ông cùng vợ chuyển sang nghề buôn bán hải sản đại lý nhỏ. Ông đã vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 30.000.000 đồng cùng với vốn tiết kiệm của gia đình để buôn bán. Ông là người chịu trách nhiệm đi mua hải sản tại xã của những người đánh bắt gần bờ và cả của người em họ bên xã Hải Thanh đi đánh bắt xa bờ. Vợ ông Lai là bà Nguyễn Thị Hợi và các thành viên trong gia đình làm sạch nguyên liệu để ủ làm nước mắm và muối mắm tôm. Ngoài ra, ông cũng thuê thêm 3 nhân công để tham gia quá trình chế biến bao gồm: chị Hồng là con dâu anh trai ông Lai, chị Thương – bạn của con dâu ông và chị Lan – người cùng xóm với hộ gia đình ông. Nhà ông sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng của khách ở Hà Nội, Đà Nẵng. Ở Hà Nội, ông nhờ đứa cháu ruột đang học đại học Công nghiệp để chuyển tiền cho khách. Khách hàng đặt hàng nhà ông thường đã từng mua hàng của ông hoặc được người khách giới thiệu. Khi cháu ông giao hàng cho khách, khách nhận được sản phẩm mới trả tiền. Ông còn chở các thùng sản phẩm đến các đại lý bán lẻ tại thành phố Thanh Hóa và ở huyện để bán. Mối hàng ở huyện Hoàng Hóa, Thiệu Hóa và Đông Sơn là do những người bạn chiến đấu của ông giới thiệu. Mối bán ở thành phố Thanh Hóa là do cô em gái bán cũng đang bán hải sản khô giới thiệu. Nếu cần sản phẩm, các

mối hàng sẽ gọi cho ông vận chuyển đến. Ngoài ra, gia đình ông Lai còn có cửa hàng nhỏ bán nước mắm và mắm tôm ngay tại xã.

Trong trường buôn bán hải sản của đại lý nhỏ hộ gia đình ông Lai, các thành viên gia đình ông cũng đều tham gia vào quá trình buôn bán hải sản. Ông thường bán các sản phẩm đãn qua chế biến như mắm tôm, nước mắm. Ông Lai đã vận dụng vốn xã hội trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ông thu mua hàng hóa của những người quen trong xã và cả người em họ bên xã Hải Thanh. Ông bán các sản phẩm đã qua chế biến cho khách hàng quen đã mua của ông. Nhờ những người khách này, ông có các mối đặt hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng. Ông còn nhờ cả cháu ruột của mình để chuyển hàng cho khách. Những người tham gia chế biến hải sản cho gia đình ông cũng có mối quan hệ thân thiết. Đó là cháu dâu của ông, bạn con dâu ông và người cùng xóm với gia đình ông. Mặt khác, cũng nhờ vào các mối quan hệ bạn bè, ông có thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ tại một số huyện. Nhờ vào người em gái đang mở cửa hàng bán hải sản khô, ông có mối bán hàng tại thành phố không chỉ cho em gái ông mà còn bán cho những người được em gái ông giới thiệu. Mạng lưới xã hội và mối quan hệ xã hội giúp cho ông thu mua sản phẩm và có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng. Niềm tin của vốn xã hội ở chỗ, mọi việc buôn bán không dựa vào hợp đồng mua bán mà chỉ dựa vào những cuộc điện thoại mua hàng và được trả tiền sau khi đã giao hàng.

Khác với hai trường hợp đại lý nhỏ bán hải sản của bà Tú và ông Hạ, mô hình buôn bán hải sản của đại lý hộ anh Nguyễn Bá Hạ dưới đây bán mặt hàng hải sản tươi sống.

Buôn bán hải sản đại lý nhỏ của hộ anh Nguyễn Bá Hạ18

Nguyễn Bá Hạ, sinh năm 1975 đã có kinh nghiệm thu mua và bán hải sản tươi sống gần mười hai năm. Ngay từ những ngày bắt tay với công việc, anh Hạ đã chọn nghề buôn bán hải sản tươi sống với anh trai. Năm 2008, anh Hạ đủ vốn đã vay

thêm của anh trai hai triệu để làm riêng. Nhờ vào các mối quan hệ trước đây của các chủ cửa hàng bán hải sản, anh đã có một lượng khá lớn các nhà hàng và các chợ để bán. Hải sản của anh bán chủ yếu là: tôm, cua, ghẹ, sò. Anh Hạ mua các sản phẩm hải sản về, sau đó nuôi 2 – 3 ngày cho lớn thêm thì mới bán ra. Anh đưa hàng cho phần lớn khách hàng ở thành phố. Khi nào anh được các chủ nhà hàng bán hải sản gọi mới chở đến. Hằng ngày, khi anh ra bãi biển mua hải sản, anh sẽ chở hải sản đến chợ Điện Biên, bán buôn cho chị Mai, chuyên bán đồ tươi sống và các chợ khác của thành phố Thanh Hóa và lấy tiền ngay. Mỗi ngày, anh lãi từ 400.000 đến 700.000 đồng. Những khi cá khan hiếm, anh không mua đủ và vừa ý hải sản ở Hải Hòa, anh Hạ nhờ bạn liên hệ mua hải sản bên xã Hải Thanh. Để tiết kiệm tiền và dùng tiền khi cần tới, anh Hạ tham gia phường tiền vàng. Phường vàng của ảnh được đóng góp hằng năm. Phường vàng của anh gồm 7 người đều là bạn đồng niên với anh ở xã. Hằng năm, mỗi hộ gia đình đóng 5.000.000 đồng không lãi, bốc phường lần lượt. Gần đây, anh lấy được 35.000.000 đồng để làm vốn xoay vòng kinh doanh.

Trường hợp đại lý nhỏ bán hải sản của anh Nguyễn Bá Hạ đã vận dụng vốn xã hội trong quá trình buôn bán. Anh Hạ nhờ mối bán hàng quen trước đây để có các mối bán hàng. Trước đây, anh Hạ có bán hàng hải sản tươi sống cùng anh trai. Các mối thu mua của anh Hạ là những nhóm đánh bắt trong làng và nhờ bạn giới thiệu mối mua hàng bên xã Hải Thanh. Anh Hạ còn tham gia phường vàng cùng những người bạn đồng niên để tiết kiệm tiền để sử dụng xoay vòng vốn kinh doanh. Việc mua bán của anh Hạ cũng dựa trên niềm tin vì không có hợp đồng mua bán giữa anh với các mối bán hàng mà chỉ cần gọi điện là anh mang đến. Anh Hạ tham gia phường vàng nhưng cũng không có sự cam kết trong phường vàng về bốc vàng và sự tham gia. Như vậy, vốn xã hội trong trường hợp của anh Hạ có vai trò trong việc huy động vốn kinh doanh, thu mua sản phẩn và duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ba trường hợp nêu trên, trước hết là vốn xã hội được vận dụng trong tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường và thu mua hải sản, hợp tác tiêu thụ.

Về tổ chức sản xuất, các mối quan hệ thu mua – buôn bán của các hộ gia đình buôn bán hải sản bậc trung là thu mua của những người trong xã, là những người trong làng, ở ngàn đời với nhau. Mạng lưới xã hội của những người buôn bán bậc trung đã từng bước kéo họ ra khỏi mối quan hệ làng xã mà đã có những mối quan hệ đồng niên, đồng môn và sự quen biết qua các hiệp hội. Đồng thời, mối quan hệ xã hội – một biểu hiện của vốn xã hội được vận dụng để huy độn nguồn nhân công tham gia chế biến hải sản. Mạng lưới xã hội tạo nên việc hợp tác giữa các thành viên thành một nhóm buôn bán từ thành phố này đến thành phố khác. Ngoài ra, anh em họ hàng và bạn bè cũng được ưu tiên tham gia trong quá trình lao động.

Biểu 3.1. Mối quan hệ trong việc tham gia kinh doanh/ buôn bán cùng nhau

Anh em họ hàng Người cùng xóm Bạn bè Người ngoài làng Cùng vị thế Cùng t/c chính trị Nhóm sở thích 0.0% 5.0% 10.0%15.0%20.0%25.0%30.0%35.0%40.0% 35.9% 25.0% 16.8% 7.6% 7.1% 6.5% 1.1%

Nguồn: Dữ liều từ đề tài “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”

Nhìn vào biểu 3.1 cho thấy việc hợp tác trong buôn bán, kinh doanh vẫn là họ hàng anh em với 35,9%. Trong khi khi đó, trong việc làm ăn chỉ có 1,1% người trả lời có hợp tác với những người cùng nhóm sở thích. Những người thân thiết là bạn bè hàng xóm được tham gia buôn bán trong khi cần huy động người tham gia vào quá trình chế biến, vận chuyển đến các đơn vị mua hàng. Ngoài ra, những người có mối quan hê anh em còn nhận hàng hóa đưa đí các nơi để buôn bán.

thời, nhờ có niềm tin trong buôn bán đã tạo được sự tin tưởng và giới thiệu cho những khách hàng khác. Điều này cũng giống với hình thức buôn bán lẻ nhưng do mạng lưới rộng hơn nên việc mở rộng thị trường lớn hơn. Thị trường này được mở rộng bao gồm cả việc thu mua hải sản ở những nơi khác.

Sự tin tưởng nhau được thể hiện qua việc thuê nhân công nhưng chị thỏa thuận bằng miệng mà không có hợp đồng lao động do họ là anh em họ hàng và những người hàng xóm thân thiết. Sự tin tưởng còn thể hiện ở việc có sự bán cho mối hàng ở xa nhưng không lấy tiền ngay mà bán xong mới lấy tiền. Các mối hàng xa này phần lớn là anh nên sự tin tưởng cũng cao hơn. Việc kinh doanh giữa hộ gia đình ông với những mối hàng đều không có hợp đồng lao động. Đối với hình thức buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ, việc buôn bán, gửi hàng hóa cho các mối hàng ở xa đều là anh em.

Thứ hai là phường vàng cũng được thể hiện sự tin tưởng và huy động vốn cho

hoạt động buôn bán. Hoạt động phường vàng nhằm mục đích cho phát triển kinh doanh sản xuất như bài viết của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2013). Các hộ gia đình chuyển vốn xã hội của mình qua phường tiền thành vốn kinh tế, cụ thể là tiền được tích lũy để giải quyết các công việc gia đình hay phát triển kinh tế hộ gia đình. [24].

Có thể nói, vốn xã hội được đã những hộ gia đình buôn bán hải sản đại lý nhỏ vận dụng trong việc thu mua sản phẩn, huy động nguồn lực trong chế biến và vận chuyển sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tiết kiệm nguồn vốn sử dụng cho kinh doanh qua mô hình phường vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)