Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 42)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công

Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công với hình thức đánh bắt bằng lưới rùng và vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế này, chúng ta đi phân tích một vài trường hợp cụ thể.

Nhóm đánh bắt của ông Nguyễn Đình Nhu1

Ông Nguyễn Đình Nhu sinh năm 1961, có thâm niên trong nghề đánh bắt trên 30 năm. Năm 2001, ông Nhu quyết định bỏ nghề đánh bắt ở Phan Thiết trở về Hải Hòa làm nghề đánh bắt lưới rùng. Cùng năm đó, ông nhờ chị gái ông là bà Nguyễn Thị Thơ giúp ông vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tĩnh Gia 30.000.000 đồng. Ông Nhu vay thêm 10.000.000 đồng của ông Lê Mai Hòa là bạn đi đánh bắt ở Phan thiết cùng tiền tích góp của gia đình để mua bè và lưới làm nghề kéo lưới rùng. Sau đó, ông tìm người vào đội kéo lưới rùng của ông. Đội đánh bắt lưới rùng của ông gồm 25 người, trong đó vợ ông bà Nguyễn Thị Liên là người bán hải sản và trả công cho đội. Con trai ông – anh Nguyễn Đình Dương là 1 trong 5 thợ thả lưới dùng. Anh Dương là con trai út của ông Nhu, đã từng đi bộ đội về và chưa lập gia đình, đang số cùng vợ chồng ông Nhu. 4 người thợ thả lưới còn lại gồm: ông Nguyễn Đình Hòe là anh trai con bác ruột ông Nhu; Trịnh Văn Phái cháu đằng mẹ ông; Hoàng Trọng Thân là bạn đồng niên cùng làm nghề với ông Nhu từ nhỏ; Nguyễn Văn Bốn là con trai bạn học ông Nhu. Đội kéo lưới gồm 18 người với 7 người cùng làng và 11 người khác làng đều quen biết với gia đình ông Nhu, đều là nam giới từ 16 đến 58 tuổi.

Mỗi ngày, sau khi hải sản được đưa lên bờ sẽ được vợ ông Nhu bán lấy tiền chia tiền công cho cả đội. Hải sản chủ yếu được bán cho bà Nguyễn Thị Mai là vợ ông Hòe, Trần Thị Hương là vợ của Trịnh Văn Phái và Nguyễn Thị Hoa cháu của ông Nhu và những người thu mua khác trong làng. Chia tiền sau mỗi buổi đánh bắt được tính như sau: ông chủ được 8 phần: 6 phần nghề còn 2 phần là phần mua sắm dầu , máy, lưới…; Đội thợ chính: 10 phần, 5 thợ - mỗi người 2 phần; Đội kéo lưới: được 10 phần được chia đều; 1 phần chia cho người coi nghề - ở đây là chú Bảy để chú coi tàu, thuyền khu vực bãi ngang; nửa phần chia cho ông tổ trưởng – ông Nhu là người chăm tàu bè cho khỏi chạy vào lưới; nửa phần còn lại cho vợ ông Nhu – người ghi chép sổ sách. Mỗi tháng đội thợ của ông Nhu đánh bắt 20 ngày, thu nhập của ông Nhu khoảng 6.000.000 đồng đã trừ chi phí, thợ có khoảng 4.000.000 đồng. và người kéo lưới mỗi tháng là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng nếu đi đủ số ngày.2

Như vậy, tổ đánh lưới của nhà ông Nhu là tổ đánh lưới do gia đình độc lập mua sắm ngư cụ để sản xuất và thuê nhân công tham gia vào đội kéo lưới. Trường hợp này có một vài phát hiện như sau: Vốn xã hội được vận dụng trong hoạt động đánh bắt hải sản của hộ gia đình ông Nhu. Đội kéo lưới của ông Nhu có đến 25 người là một mạng lưới xã hội bao gồm mối quan hệ là anh em ruột, anh em rể, bạn bè và người quen biết trong và ngoài làng. Niềm tin từ mạng lưới trong đó không có hợp đồng thuê nhân công và vợ ông Nhu là người trong gia đình ông Nhu nhưng thợ thả và kéo lưới đều không có sự nghi ngờ gì về việc phân chia tài chính cho cả đội. Sự có đi có lại được thể hiện trong việc ông Phái và ông Hòe tham gia đánh bắt trong đội sản xuất của ông Nhu và ông Nhu sau khi đánh bắt hải sản ưu tiên bán sản phẩm cho vợ ông Phái và ông Hòe.

Hộ gia đình nhà ông Nhu có sự phân công lao động theo giới: vợ ông có nhiệm vụ hậu cần cho việc trước và sau khi kéo lưới. Sau khi kéo lưới về, vợ ông Nhu được phân công là người bán hải sản, ghi sổ sách và phân chia tiền công cho những thành viên trong đội đánh bắt. Những người thu mua cũng đều là nữ. Đó là bà Nguyễn Thị Mai - vợ ông Hòe, bà Trần Thị Hương – vợ ông Phái, chị Nguyễn Thị Nhu – cháu ông Nhu.

Ông Nhu vay vốn dựa vào mạng lưới các mối quan hệ của mình. Khi ông bắt đầu xây dựng tổ sản xuất và mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho việc đi biển, ông đã nhờ chị gái dựa vào sự quen biết và thông thạo về vay vốn từ Ngân hàng để vay vốn giúp ông. Số tiền ông còn thiếu, ông vay ông Hòa, là người bạn cùng đi đánh bắt khi trước cùng ông.

Những thành viên trong đội đánh bắt tin tưởng vào việc phân chia tiền công. Sự phân chia này được ông chủ và những người làm thuê thỏa thuận bằng miệng từ trước và khi đánh bắt được nhiều, họ sẽ được phân chia nhiều, khi biển động, không đi đánh bắt được hoặc đánh bắt được ít thì họ được chia ít. Sự phân chia phải công bằng, minh bạch thì mới được mọi người tin tưởng. Chính vì vậy, việc chia tiền công luôn được thực hiện ngay trên bãi biển, sau khi đã bán hải sản. Nếu trường hợp nợ công lại của thợ, gia đình nhà chủ phải có lý do hợp lý. Không có một chế

tài chính thức nào cho việc chủ không trả công cho thợ nhưng có chế tài phi chính thức như bị người làng, người xóm dèm pha, thợ bỏ đội, đối với người ở nông thôn, điều này cũng giống chế tài phi chính thức.

Hải sản đánh bắt được bán ngay trên bãi biển cho những người mua quen, cùng làng và có mối quan hệ thân thiết với gia đình nhà ông Nhu. Có vợ của ông Hòe là người trong đội kéo lưới, vợ của anh Phái tham gia đội kéo lưới và cũng là cháu họ mẹ của ông, chị Hoa là cháu ruột ông. Ngoài ra, ông còn bán hải sản cho những người quen trong làng. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của hộ gia đình ông Nhu dừng lại ở mức buôn bán cho những người bán lẻ và có mối liên quan chặt chẽ đến gia đình ông Nhu.

Mặt khác, tham gia vào đội đánh bắt thì ai cũng có lợi. Nhờ vào các mối quan hệ xã hội của mình, ông Nhu có được đội đánh bắt và tạo ra thu nhập hàng tháng cho gia đình. Những người thợ thì có thêm khoản thu nhập từ việc tham gia kéo lưới, thả lưới góp vào thu nhập của gia đình cùng với những nghề khác. Ông Hòe và anh Phái còn được ông Nhu ưu tiên bán sản phẩm cho vợ đi bán lẻ ở chợ.

Ngoài đội đánh bắt hải sản gần bờ có thuê nhân công của ông Nhu có vay vốn ngân hàng để đầu tư vào việc mua các dụng cụ đánh bắt thì nhóm đánh bắt của ông Hoàng Quốc Đại vay vốn của anh em ruột.

Nhóm đánh bắt của ông Hoàng Quốc Đại3

Ông Hoàng Quốc Đại, sinh năm 1958, làm nghề đánh bắt được hơn 30 năm. Trước đó, ông Đại đi vào Vũng Tàu đi biển rồi trở về đi đánh bắt thuê. Năm 2007, ông đầu tư đồ nghề vào đánh bắt gần bờ với hình thức đánh bắt bằng lưới rùng. Số tiền ông mua đồ nghề là do vay được được của ông Hoàng Quốc Chí 20.000.000 đồng, vay của ông Hoàng Quốc Hiện 15.000.000 đồng không lãi suất. Ông Chí và ông Hiện đều là em trai ruột của ông Đại. Sau khi ông Đại sắm được ngư cụ, ông Hiện và ông Chí tham gia làm thợ thả lưới của gia đình ông Đại mà không cần có hợp đồng. Đội của ông Đại gồm 20 người, trong đó 5 người thả lưới có 2 người là

anh em ruột của ông: ông Chí, và ông Hiện, 1 người là em rể của ông: ông Trịnh Hữu Tiệp; còn 2 người còn lại là Trịnh Đình Phóng và Trịnh Đình Anh là hai anh em trai. Ông Phóng là bạn đồng niên của ông Đại. 14 người khác đều là người có họ hàng xa và người quen của ông Đại trong làng, trong số đó có cả học sinh cấp ba và người bị mù.

Gia đình ông Đại có 4 người, vợ ông - bà Nguyễn Thị Đua làm nhiệm vụ ghi chép sổ sách, chấm công và bán hải sản cho người thu mua, phân chia tiền bán được cho các thành viên trong đội. Hai người con trai và con dâu của ông bà đều đi làm ăn xa, tuy là cùng hộ nhưng không đóng góp vào thu nhập của gia đình.

Tổ của ông chia làm 20 người được chia phần tiền như sau: chủ được 8 phần, thợ thả lưới mỗi người 2 phần, thợ kéo mỗi người một phần. Sản phẩm đánh bắt được bán buôn, có 2 người thu mua chính là chị Hoàng Thị Hiếu – một chủ đại lý buôn bán hải sản nhỏ, và chị Nguyễn Thị Hóa. Chị Hoàng Thị Hiếu là con dâu ông Trịnh Hữu Tiếp. Chị Nguyễn Thị Hóa là con ông bác đằng nhà mẹ ông Đại. Chị Hiếu thường hay cho ông Đại vay tiền để sửa các ngư cụ khi hỏng. Ngoài ra, đầu năm 2014, ông Đại phải vay thêm em gái là chị Hoàng Thị Hoa 10.000.000 đồng để mua lưới và trả dần trong vòng 4 tháng. Chị Hoa giờ đã lấy chồng và ở thôn khác trong xã Hải Hòa, chồng chị Hoa lại là ông Tiệp.

Trong trường hợp nhóm đánh bắt hải sản của gia đình nhà ông Hoàng Quốc Đại, có một vài điểm đáng chú ý như sau: dưới góc độ vốn xã hội, đội sản xuất của hộ gia đình ông Hoàng Quốc Đại đã sử dụng vốn xã hội vào hoạt động đánh bắt. Những người tham gia đội lưới của ông Đại đều là anh em ruột, bạn bè và người trong cũng làng cùng xóm. Những thành viên trong đội đều có quen biết với nhau vì trong cùng một làng. Họ đều tin tưởng ông Đại nên không có hợp đồng gì khi tham gia đội kéo lưới của ông Đại. Việc tin tưởng còn được thể hiện trong việc phân chia tiền công cho cả đội. Việc phân chia minh bạch nên cũng không có vấn đề xung đột xảy ra. Ngay cả việc ông Đại vay tiền của hai người em trai cũng không có giấy tờ làm bằng chứng. Ngoài ra, trong câu chuyện đánh bắt của ông Đại còn thể hiện sự có đi có lại giữa các thành viên trong đội. Đó là việc ông Chí và ông Hiện cho anh

và gắn bó với ông từ khi ông bắt đầu làm nghề kéo lưới rùng đến nay. Chị Hiếu cho ông Đại vay tiền để chi trả cho các hoạt động phát sinh của việc đánh bắt và chị Hiếu được ưu tiên trong việc mua sản phẩm hải sản mà đội kéo lưới của ông Đại kéo được.

Để đầu tư cho việc mua sắm các ngư cụ cho việc thành lập đội lưới rùng, gia đình ông Đại đã vay vốn của hai người em trai là ông Chí và ông Hiện. Sau đó, ông Đại vay của chị Hiếu – là con dâu của em gái ông, ông Tiệp là em rể ông Đại, chị Hiếu gọi ông Đại là bác để trang trải chi phí đi đánh cá. Ông Đại còn vay tiền một người em gái khác là bà Hoa đã lấy chồng cùng xã nhưng khác làng với ông Đại. Như vậy, mạng lưới xã hội, một biểu hiện của vốn xã hội đã giúp cho ông Đại huy động vốn để mua ngư cụ và duy trì sản xuất.

Việc tiêu thụ sản phẩm của hộ gia đình ông Đại cũng giống như hộ ông Nhu là bán hải sản cho các gia đình quen thân hoặc họ hàng trong làng. Những người có mối quan hệ thân thiết như chị Hiếu và chị Hóa được ưu tiên bán hải sản. Số còn lại bán cho những người thu mua để bán lẻ ngoài chợ huyện hoặc các đại lý thu mua nhỏ trong xã. Vì cùng làng nên những người thu mua và ông Đại đều biết nhau hết. Hộ ông Đại vì đánh bắt nhỏ nên không cho các hộ thu mua mua nợ, nếu có nợ cũng phải trả trong 1 hoặc 2 ngày để ông có tiền trả cho người làm thuê.

Mặt khác, hộ ông Đại và cả những người tham gia đội đánh lưới của ông đều được hưởng lợi từ vốn xã hội, có được thu nhập cho gia đình. Thậm chí, ông Đại đã tạo công ăn việc làm cho những hộ gia đình không đủ vốn để đầu tư đánh bắt. Điều này cũng cho thấy những hộ gia đình bên cạnh vốn xã hội còn cần đến sự hỗ trợ của vốn kinh tế. Hộ gia đình ông Đại còn cho cả các cháu học sinh cấp ba, người bị mù để có thêm thu nhập vì công việc kéo lưới không đòi hỏi nhiều kỹ thuật mà chỉ cần đòi hỏi sức khỏe. Điều này đã làm cho đội kéo lưới hộ ông Đại có đa dạng về thành phần và mối quan hệ. Điều này cũng cho thấy những hộ gia đình bên cạnh vốn xã hội còn cần đến sự hỗ trợ của vốn tài chính và sức khỏe.

Hai trường hợp của ông Nhu và ông Đại – hai người chủ bè đều thể hiện sự vận dụng của vốn xã hội. Ngoài ra, vốn xã hội cũng có vai trò quan trọng đối với

những thành viên của nhóm đánh bắt trong việc tìm kiếm việc làm. Dưới đây là trường hợp của ông Lê Mai Thanh - người tham gia tổ đánh bắt hải sản gần bờ.

Nhóm đánh bắt của ông Lê Mai Thanh4

Ông Lê Mai Thanh sinh năm 1958, thôn Đông Hải, xã Hải Hòa. Từ những năm 1980 ông Thanh đã tham gia đánh bắt hải sản bằng lưới rùng. Trước đây, ông Thanh có hùn vốn làm ăn cùng với người anh trai ở thành phố nhưng khi bị lỗ do bão nhiều, ông đã bán lại ngư cụ cho hộ gia đình nhà anh Nam với giá 25.000.000 đồng và đi kéo lưới thuê cho anh Nam. Anh Lê Mai Nam, là cháu ruột của ông Thanh. Gia đình anh Nam có 4 người bao gồm anh, vợ anh và 2 đứa con nhỏ còn đang đi học. Còn gia đình nhà ông Lê Mai Thanh có hai vợ chồng. Vợ ông Thanh đi bán hải sản ở chợ huyện. Ngoài đi đánh bắt thuê, ông Thanh còn phụ vợ đi bán cá ở chợ và chăn nuôi, gia đình ông có 2 sào ruộng nhưng đã cho người khác làm. Lúc trước khi gia đình ông Thanh còn làm nghề đánh bắt mà ông là chủ hộ độc lập tổ chức đánh bắt thì vợ ông Thanh chỉ đi bán cá nửa ngày còn giúp ông Thanh chuẩn bị cho việc đi biển. Nhưng đến nay, khi ông Thanh không còn làm đánh bắt chính nữa thì vợ ông Thanh – bà Nguyễn Thị Hải đi bán cả ngày trên chợ huyện. Đội đánh bắt của anh Nam gồm 20 người, ngoài ông Thanh là chú ruột ra còn 3 người nữa là anh con bác ruột ông Thanh hay chính là chú họ của anh Nam cũng tham gia đội kéo lưới, những người còn lại là người quen và bạn bè của anh Nam nhưng ông cũng đều biết do trước đây, họ từng đi kéo lưới cho đội kéo nhà ông. Cháu dâu của ông Thanh và là vợ của anh Nam làm công việc này. Sau mỗi đợt kéo lưới cho nhà anh Nam, ông Thanh nếu còn rảnh thì sẽ kéo lưới cho hộ gia đình nhà ông Đại, cũng là người cùng làng và là bạn đi làm nghề trước đây cùng với ông để có thêm thu nhập. Nếu tính trung bình thì mỗi tháng ông cũng được khoảng 2.500.000 đồng. Tiền sau mỗi lần kéo được chia đều cho những người tham gia. Ông và mọi người đều được thỏa thuận tiền công từ trước khi tham gia đội kéo lưới. Vợ của ông thường xuyên mua hải sản của anh Nam là cháu và ông Đại là

bạn của ông. Ông Thanh hiện nay đã có các con lớn nên thu nhập của hai vợ chồng chủ yếu là để trang trải cuộc sống, ông có để được tiền dư và tham gia vào phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)