Sự tham gia phường tiền vàng của các hộ đánh bắt hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 63)

76.50% 23.50%

Có Không

Nguồn: Dữ liều từ đề tài “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”

Nhìn vào biểu 2.4 có thể thấy rằng, tỷ lệ các hộ gia đình có người tham gia phường vàng khá lớn, 76,5% hộ trả lời cho rằng có người tham gia phường tiền vàng, số còn lại không tham gia chỉ chiếm 23,5%. Điều này cho thấy tham gia phường vàng của các hộ gia đình trong đánh bắt là khá phổ biến. Tham gia phường tiền phần lớn là những người trong làng có mối quan hệ anh em, bạn bè với nhau. Họ tham gia phường vàng như hình thức tiết kiệm tài chính và hỗ trợ lẫn nhau. Họ sẽ sử dụng tiền này để đầu tưu xoay vòng sản xuất hoặc sử dụng vào việc lớn của gia đình. Như vậy, vốn xã hội được chuyển đổi thành vốn kinh tế.

Thứ sáu, trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công, các hộ gia

đình đều có vai trò làm chủ bè. Các hộ gia đình có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ bè, lưới và đánh bắt hải sản. Những hộ gia đình thuộc nhóm này có đến 95,5% thuộc nhóm hỗn hợp tức là không chỉ thu nhập từ đánh bắt mà còn thu nhập từ đánh bắt mà còn có thu nhập từ các nghề phụ khác như chăn nuôi, chế biến và buôn bán hải sản hoặc kinh doanh nhà hàng. Cũng giống như hình thứ đánh bắt gần bờ có thuê nhân công, hình thức xa bờ mặc dù quy mô hộ gia đình đã có ba thế hệ hoặc trên ba thế hệ nhưng chủ yếu là những hộ gia đình có hai thế hệ.

Biểu 2.5. Số thế hệ sinh sống trong hộ gia đình của hình thức đánh bắt gần bờ không thuê nhân công

2.20%

76.10% 17.40%

4.30%

1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ Trên 3 thế hệ

Nguồn: Dữ liều từ đề tài “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”

Nhìn vào biểu 2.2.3 có thể thấy rằng, nhóm đánh bắt gần bờ không thuê nhân công có đến 76,1% số người trả lời là có hai thế hệ sống chung trong gia đình. Số thế hệ sống chung gia đình cho thấy số lượng lao động trong gia đình cũng nhiều hơn. Việc tham gia đánh bắt không phải tất cả các thành viên trong gia đình mà chỉ có một đến hai thành viên tham gia. Những hộ gia đình có hai thế hệ thường là những gia đình có ít lao động. Mô hình hùn vốn sản xuất giải quyết được việc ít lao động trong hộ gia đình.

Tóm lại, vốn xã hội đã được các hộ gia đình vận dụng để tổ chức sản xuất, chung vốn làm ăn thông qua các mối quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội. Mối quan hệ anh em là mối quan hệ phổ biến được vận dụng trong hình thức sản xuất này của xác hộ gia đình. Hình thức hợp tác chung vốn làm ăn rất đa dạng qua các mối quan hệ xã hội và tạo ra những lợi ích cho từng thành viên trong nhóm. Sự có đi có lại tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn và là cơ sở để củng cố niềm tin giữa các thành viên. Vốn xã hội còn được sử dụng để huy động nguồn vốn từ mối quan hệ họ hàng và tổ chức chính trị mà họ tham gia. Tuy nhiên, mạng lưới xã hội co cụm cũng làm

khác, hình thức đánh bắt gần bờ không thuê nhân công có các hộ gia đình chung vốn sản xuất không chỉ có thu nhập từ đánh bắt mà còn các nghề khác. Những hộ thuộc nhóm này cùng là những hộ phần lớn có hai thế hệ sinh sống cùng nhau.

2.3. Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt xa bờ

Ở phần phân tích phía trên đã cho chúng ta thấy được vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ với hai mô hình i) đánh bắt cần nhiều nhân công và ii) đánh bắt cần ít nhân công và đã thấy được những điểm khác nhau trong vận dụng vốn xã hội của các hộ gia đình. Đối với vấn đề đánh bắt xa bờ với đặc trưng cần nhiều nhân công, chung sống với nhau dài ngày trong quá trình đánh bắt ngoài khơi xa, thợ thuyền cần có kỹ năng, sức khỏe và sự nhiệt tình thì vốn xã hội được thể hiện có những khác biệt gì so với việc vận dụng vốn xã hội của những hộ gia đình làm nghề đánh bắt gần bờ. Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đã tìm hiểu ba trường hợp của ba hộ gia đình đi đánh bắt xa bờ.

Đội đánh bắt xa bờ của ông Lê Đình Trỗi9

Ông Lê Đình Trỗi, sinh năm 1966, người có 11 năm đánh bắt thủy sản bằng tàu công suất lớn. Năm 2003, ông Trỗi đang làm thuê cho chủ tàu bên xã Hải Thanh thì được tin ông chủ bán tàu với giá 400.000.000 triệu, công suất 90CV. Ông Trỗi đã bán ruộng, vay tiền của anh em họ hàng và vay thế chấp Ngân hàng 30.000.000 triệu để mua tàu đi biển. Sau khi mua tàu, ông đã tìm người tham gia vào đội đánh cá của mình. Đội đánh bắt xã bờ của ông có 6 người bao gồm: Lê Đình Long, Lê Đình Hậu, Lê Đình Sơn, Lê Mai Tình, Nguyễn Bá Khanh và ông. Anh Lê Đình Long là con trai của ông Trỗi, ông Lê Đình Hậu là em trai ông Trỗi, anh Lê Đình Sơn là con ông Lê Đình Hậu gọi ông Trỗi là bác ruột, anh Lê Mai Tình là bạn học của anh Lê Đình Long, anh Nguyễn Bá Khanh là con rể chị gái ông Trỗi gọi ông Trỗi bằng cậu. Trước khi đi tàu, vợ của ông Trỗi và vợ của ông Hậu đi mua sắm hàng hóa và các đồ dùng cần thiết cho chuyến ra khơi. Ông Trỗi và mọi

người đi mau dầu máy, đá đông lạnh… để chuẩn bị lên đường đánh bắt xa bờ. Số tiền để chuẩn bị có thể lên tới vài chục triệu nên ông Trỗi phải vay tiền trước của anh Nguyễn Văn Phương là đại lý thu mua lớn ở xã Hải Thanh, là bạn của ông Mai Văn Hơn. Ông Mai Văn Hơn cũng là người chủ tàu cũ của ông Trỗi khi ông chưa mua tàu. Ông Trỗi sẽ vay tiền trước của anh Phương và sẽ trả sau bằng việc bán hải sản đánh bắt được. Địa điểm đánh bắt của tàu ông Trỗi là biển Bạch Long Vĩ. Cùng đánh giã cào đôi với tàu của ông Trỗi là tàu của ông Lê Đình Minh là con bác ruột ông Trỗi. Hải sản thu được được chia làm đôi, lưu trữ bằng cách đông lạnh ở mỗi khoang tàu. Nếu không có tàu ông Minh đi cùng thì tàu ông Trỗi sẽ đánh giã cào đơn nhưng hiệu quả không cao bằng giã cào đôi. Ông Trỗi đã kết hợp với ông Minh đánh giã cào đôi hai năm. Khi hai tàu đã đầy khoang cá sẽ gọi cho các tàu con là những tàu thu mua ở xã Hải Thanh để bán bớt hải sản và mua thêm thức ăn cho các thủy thủ trên tàu. Ông Trỗi thường gọi cho tàu con của anh Phương và anh Phương bán lại nhu yếu phẩm cho tàu ông Trỗi và ông Minh. Mọi giao dịch diễn ra trên biển được ghi kết quả lại bằng giấy và ông Trỗi gọi điện về báo số lượng bán và số tiền nhận được đã trừ các tiền nhu yếu phẩm đã mua cho vợ ông là bà Lê Thị Mai. Bà Mai sẽ qua đại lý nhà anh Phương để lấy tiền.

Số đồ dự trữ chỉ đủ trong 10 ngày, hết đồ dự trữ, tàu ông Trỗi và tàu ông Minh sẽ vào đảo gần thuộc Hải Phòng để mua thêm đồ cho chuyến đi dài ngày. Ông Trỗi trao đổi hải sản lấy nhu yếu phẩm tại một đại lý quen mà những lần trước đó anh đã theo các tàu đánh cá để trao đổi – khi anh còn làm thuê cho các tàu khác và tiếp tục chuyến đánh bắt.

Khi tàu cập bến, anh sẽ bán hải sản cho các đại lý thu mua lớn tại Hải Thanh để họ bán cho các nhà máy chế biến. Đại lý mà ông Trỗi thường bán là đại lý của gia đình anh Nguyễn Văn Phương và đây cũng là đại lý cho ông Trỗi vay tiền trước để đi đánh bắt xa bờ. Anh Phương sẽ tính cả tiền đã mua hải sản ngoài biển và hải sản khi về bờ của thuyền ông Trỗi để trả tiền cho ông Trỗi. Giá hải sản là giá chung nên nhóm thợ của ông Trỗi đều ước lượng được số tiền của họ được mang về. Sau khi trả mọi chi phí đi tàu, ông Trỗi nhận một nửa, còn một nửa chi

đều cho những người ông thuê. Nếu trong đội có người ốm đau không đi biển được thì số người còn lại sẽ đi biển và ông Trỗi sẽ hỗ trợ một phần chi phí cho những người bị ốm đau. Những dịp do bão không đánh bắt được nhiều hải sản, ông Trỗi vẫn vay tiền để trả một số tiền nhỏ cho mọi người nuôi sống gia đình.

Hiện nay, ông Trỗi có tham gia Hội đánh bắt với những người bên xã Hải Thanh và tham gia hội họp chính thức mỗi năm ba đến năm lần để chia sẻ những khó khăn, học hỏi kinh nghiệm, được phổ biến các chính sách về nghề đánh bắt xa bờ của Nhà nước.

Trong trường hợp đánh bắt của nhóm ông Trỗi có vài điểm khác với đánh bắt gần bờ. Đánh bắt xa bờ phải đi đánh bắt xa và gặp rất nhiều rủi ro do biển động. Những người cùng đi trên tàu từ hai mươi ngày đến hơn một tháng nên cần có sức khỏe, chăm chỉ và hòa hợp về mặt tính cách. Các nhu yếu phẩm phải được chuẩn bị nhiều, các đồ nghề phải đầy đủ và đảm bảo đủ nhiên liệu để có thể lênh đênh trên biển dài ngày. Ngành đánh bắt thu nhập cao hơn đánh bắt gần bờ nhưng có nhiều bấp bênh.

Dưới góc độ vốn xã hội, nhóm đánh bắt của nhóm ông Trỗi đã vận dụng vốn xã hội. Những người tham gia đội của ông Trỗi đều là người có mối quan hệ gần gũi với ông Trỗi như là con ruột, là anh em ruột, người quen của những người trong gia đình. Tàu ông mua lại để đi đánh bắt xa bờ cũng được mua lại của người chủ cũ. Những người mà ông bán hải sản hoặc trao đổi hải cũng được quen biết từ trước. Anh Phương và chủ đại lý mua trên đảo đều là những người mà ông Trỗi trước đây đi đánh bắt thuê đã quen thân. Ông Minh và ông Trỗi có kết hợp đánh giã cào đôi với nhau có mối quan hệ là anh em ruột. Niềm tin được xuất phát từ mối quan hệ nên mọi người không hề có hợp đồng lao động khi tham gia đội kéo lưới. Việc phân chia tiền công cũng được thỏa thuận bằng miệng. Nếu phân chia không minh bạch, các thủ thủy có thể không tham gia đánh bắt cho gia đình nhà ông Trỗi. Còn sự có đi có lại của vốn xã hội được thể hiện ở chỗ: kể cả khi không đánh bắt được thì hộ ông Trỗi vẫn trả tiền cho nhân công mà họ đã thuê nhưng ngược lại, các thủy thủ

phải gắn bó lâu dài với tàu của ông. Sự có đi có lại còn thể hiện trong việc ông Trỗi được vay tiên chi phí cho chuyến đi biển không lãi suất nhưng phải bán hải sản cho các đại lý đó.

Mặc khác, hình thức đánh bắt xa bờ qua mô hình đánh bắt của ông Trỗi có thể thấy đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa hai chủ tàu để mang lại thu nhập cao cho cả hai tàu. Khi mới bắt đầu làm nghề đánh bắt, ông Trỗi thường đánh giã cào đơn, rất vất vả và không hiệu quả nên đã chuyển sang đánh giã cào đôi. Ông Minh đã đánh giã cào đôi cùng ông Trỗi được hai năm và theo hình thức kết hợp này. Khi đánh giã cào đôi, nhân lực cả hai bên đỡ vất vả mà hiệu quả mang lại cao hơn.

Hình thức đánh bắt xa bờ là một hình thức khó, cần có sự suy đoán và nhiều kinh nghiệm nên ông Trỗi tham gia vào hội đánh bắt ở xã bên để có thể học hỏi được nhiều biện pháp phù hợp trong việc tìm chỗ đánh bắt, các chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương. Ngoài ra, tham gia hội này, ông có cơ hội chia sẻ những khó khăn trong quá trình đánh bắt và tìm kiếm những cơ hội mới cho đội đánh bắt của ông.

Sự phân công lao động theo giới của mô hình đánh bắt nhóm ông Trỗi cũng như các loại hình đánh bắt khác cũng có sự phân công lao động rất rõ giữa nam và nữ. Những người đi đánh bắt ngoài khơi là những người đàn ông – người chồng, phụ nữ - người vợ trong gia đình chỉ làm các công tác chuẩn bị hậu cần cho thuyền ra khơi hay bán hải sản, phân chia tiền công cho những người đi trên tàu và làm những công việc nhà khác.

Hình thức đánh bắt xa bờ nhóm của ông Trỗi do ông Trỗi đứng ra vay vốn mua tàu và thuê nhân công là những người có quan hệ anh em, bạn bè đi đánh bắt cùng ông. Tuy nhiên, còn một hình thức khác mà nhóm đánh bắt cho chủ tàu vay vốn mua tàu, ngư cụ đánh bắt và cùng tham gia đánh bắt.

Nhóm đánh bắt hải sản xa bờ của anh Trần Bá Lợi10

Anh Trần Bá Lợi, sinh năm 1978 ở thôn Giang Sơn, xã Hải Hòa đi đánh bắt từ rất nhỏ. Anh Lợi từng tham gia đánh bắt trong Ninh Thuận. Năm 2003, khi cô

ruột của anh Lợi là bà Trần Thị Thu thông báo với anh là có người bán thuyền công suất lớn đi đánh bắt xa bờ, anh đã vay vốn của Ngân hàng do chính bà Thu giới thiệu và vay của những người bạn đi khơi từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng để mua lại chiếc tàu 110CV với giá 500.000.000 đồng. Nếu tính giá hiện thời thì khoảng hơn một tỷ đồng. Thuyền viên đi tàu cùng với anh có 4 người bao gồm: anh Hà Văn Năm, Lê Mai Bình, Lê Đình Thu, Nguyễn Bá Thành. Tất cả đều là những người bạn của anh đã cho anh vay tiền để mua tàu. Anh Năm và anh Bình là bạn học cùng làng. Anh Thu và anh Thành là những người bạn đi biển với anh. Anh Lợi đã nhờ mối quan hệ quen biết của mình với những người bạn bên xã Hải Bình nhờ tìm đại lý tin cậy để vay tiền làm nghề trong thời gian đầu và trả dần khi có hải sản. Anh Lợi được ông Trỗi cùng làng giới thiệu đại lý mua bán của anh Phương để vay tiền chuẩn bị các vật dụng đi biển. Ngư trường đánh bắt của nhóm anh Lợi là Vịnh Bắc Bộ. Ông Lê Đình Trỗi và anh Nguyễn Hữu Minh là hai người cùng thôn Giang Sơn của anh Lợi cũng đánh bắt ở ngư trường này. Anh Minh – là người cùng làng nhưng thường xuyên giúp đỡ anh khi tàu anh hết nhu yếu phẩm. Sản phẩm anh thu về không chỉ bán cho đại lý thu mua nhà anh Phương mà còn bán cho chị Huệ và chị Hoa để hai chị nhập cho chợ Điện Biên trên thành phố. Chị Huệ là vợ anh Lợi, chị Hoa là vợ anh Năm. Hai chị dù là vợ của những người đi tàu nhưng chị Hoa và chị Huệ vẫn phải mua lại hàng của anh Lợi. Chị Hoa đã nhờ bà cô ruột bán hàng trong chợ Điện Biên để tìm mối hàng. Những người vợ khác của các thuyền viên vẫn lấy các loại cá nhỏ về làm nước mắm hoặc phơi khô phục vụ bữa ăn cho gia đình hoặc bán cho những người thu mua đồ khô trong xã. Sau mỗi chuyến đi, chủ được một nửa, số còn lại được chia đều cho thợ. Trung bình mỗi chuyến đi biển, các thuyền viên được khoảng hơn 10.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng hải sản đánh bắt được.

Trong trường hợp của nhóm đánh bắt xa bờ của anh Lợi, hải sản đánh bắt được, anh Lợi không bán hoàn toàn cho các đại lý bán buôn tại xã Hải Thanh mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)