Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 54)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công

Hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công là hình thức mà các hộ gia đình chung vốn với nhau để cùng sản xuất và cùng làm chủ bè. Sau đây, chúng ta đi tìm hiểu sự vận dụng vốn xã hội của các hộ gia đình trong loại hình đánh bắt qua ba trường hợp.

Nhóm đánh bát bát quái của anh Hồ Hữu Đăng5

Anh Hồ Hữu Đăng, năm sinh 1972 tại thôn Đông Hải, xã Hải Hòa. Gia đình anh gồm: anh, vợ anh tên là Nguyễn Thị Lụa và 2 người con đang đi học. Anh Đăng làm nghề đánh bắt từ khi còn nhỏ nhưng đến năm năm 2008, anh Đăng mới mua được lưới và đồ nghề để đánh bắt bát quái. Đội đánh bắt bát quái gồm ba người: anh Đăng, anh Lê Văn Đồng và anh Lê Mai Tâm là bạn cùng xóm chơi với anh Đăng từ nhỏ. Anh Đồng cùng anh Đăng đi làm nghề đánh bắt trong Phan Thiết. Ban đầu anh Đăng làm chủ với số vốn 80 triệu nhưng đến năm 2010, anh Đăng tính giá trị của đồ nghề đánh bát quái còn 60.000.000 và chia làm ba phần, hộ anh Đồng và hộ anh Tâm hùn vốn đóng góp. Anh Lê Văn Đồng không có đủ tiền nên đã đăng ký với hội nông dân tập thể của xã vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội 10.000.000 đồng, vay số tiền 10.000.000 của mẹ ruột không lãi suất và tiền tích góp của hai vợ chồng anh để góp vốn với hộ anh Đăng và hộ anh Tâm tham gia tổ sản xuất đánh bắt bát quái. Từ đó, đồ nghề bát quái thuộc quyền sở hữu của cả ba người. Hải sản thu về được chị Lụa – vợ anh Đăng, chị Hiền – vợ anh Đồng, chị Thìn – vợ anh Tâm đemn và chia đều cho ba hộ. Trung bình một ngày thu nhập của ba người được khoảng 500.000 đồng. Cả ba gia đình đều có con còn

đi học nên phải chi tiêu phần lớn thu nhập cho con cái. Anh Đăng trong tháng 7 năm 2014, con đi thi đại học đã được anh Tâm và anh Đồng giúp quản lý bát quái và vẫn chia phần cá làm ba, trong đó có cả phần anh Đăng để giúp đỡ kinh phí cho anh Đăng cho con thi Đại học. Anh Tâm cũng từng được anh Đồng và anh Đăng giúp đỡ như vậy khi vợ anh đi mổ hồi tháng 10 năm 2013. Các dụng cụ hư hỏng sẽ được sửa chữa và chia tiền để trả.

Hộ nhà ông Bùi Thế Quân và anh Nguyễn văn Hải, một đại lý nhỏ buôn bán hải sản tại xã là khách hàng quen thuộc. Ông Quân là cậu ruột của anh Đăng, anh Nguyễn văn Hải – bạn anh Tâm. Ngoài ra còn bán cho một số người bán lẻ ở chợ.

Trường hợp tổ sản xuất bằng hình thức đánh bắt gần bờ không thuê nhân công của nhóm hộ anh Hồ Hữu Đăng có một số điểm đáng chú ý như sau: Hộ gia đình anh Hồ Hữu Đăng và hai anh Lê Mai Tâm, Lê Văn Đồng hùn vốn để sản xuất. Hình thức này làm cho những người tham gia hùn vốn có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ đồ nghề và tận tâm với công việc đánh bắt. Các anh đều có vai trò làm chủ và số vốn đầu tư là không nhỏ. Anh Tâm khi anh Đăng đưa ra hình thức chung vốn sản xuất đã phải đi vay thêm tiền từ nguồn vốn tín dụng và vay của mẹ ruột. Hình thức hùn vốn sản xuất cũng là hình thức khá phổ biến ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh Hóa.

Dưới góc độ vốn xã hội, mô hình đánh bắt của anh Hỗ Hữu Đăng có hoạt động bằng cách vận dụng vốn xã hội. Mạng lưới xã hội của những người nằm trong nhóm là những người bạn của nhau trong xóm, đã có nhiều thơi gian chơi và tìm hiểu lẫn nhau. Sự cố kết làng xã của cộng đồng khiến cho việc tin tưởng giữa các thành viên cao hơn. Mối quan hệ còn được sử dụng trong việc bán hải sản cho những người có quan hệ họ hàng với những người trong đội như ông Quân là cậu ruột anh Đăng. Việc thỏa thuận về phân chia tài sản và việc hùn vốn giữa ba thành viên không có hợp đồng lao động bởi các hộ gia đình sống gần nhà nhau, đã quá hiểu biết về nhau. Sự có đi có lại cũng được thể hiện khi khó khăn, nếu người trong đội không đi được thì vẫn chia phần cho người đó. Và sự có đi có lại được lặp lại cho những người sau.

Ngoài ra, đánh bắt bát quái này chủ yếu là nam giới đảm nhận, công việc này là công việc khá vất vả, đòi hỏi cần có sức khỏe và sự nhanh nhẹn. Phụ nữ thường ở nhà làm những chăm sóc gia đình, nấu cơm và chuẩn chị cho các chuyến đánh bắt. Sau khi đánh bắt vào bờ, những người vợ bán hải sản và chia tiền cho các hộ gia đình.

Mặc khác, cũng giống như những hộ gia đình đánh bắt gần bờ có thuê nhân công, các hộ gia đình trong đánh bắt bát quái cũng nhờ vào mối quan hệ xã hội để huy động vốn. Anh Tâm có tham gia vào Hội nông dân và nhờ vào việc tham gia Hội nông dân, anh mới có biết các thông tin về vay vốn tín dụng để tăng gia sản xuất. Ngoài ra, anh còn vay của mẹ ruột anh, là người có cùng huyết thống với anh để có đủ nguồn vốn góp vào với những người bạn và làm cùng làm chủ mô hình đánh bắt.

Hình thức đánh bắt gần bờ có thuê nhân công của nhóm đánh bắt của anh Đăng được hùn vốn bởi những người bạn cùng lưới tuổi chơi thân với nhau từ nhỏ. Khảo sát còn tìm hiểu trường hợp đánh bắt gần bờ có thuê nhân công nhưng mối quan hệ giữa những người chung vốn là quan hệ ruột thịt. Trường hợp nhóm đánh bắt của ông Nguyễn Bá Hộ dưới đây thuộc nhóm quan hệ này.

Nhóm hộ đánh bát quái của ông Nguyễn Bá Hộ6

Ông Nguyễn Bá Hộ, sinh năm 1964 làm nghề bát quái từ năm 2009. Trước đó ông Hồ đi làm nghề kéo lưới rùng thuê. Đội đánh bắt bát quái của ông Hộ chỉ có hai người, ông Hộ và anh Nguyễn Bá Nam – con trai ông Nguyễn Bá Khởi. Ông Nguyễn Bá Khởi là anh ruột ông Hộ. Ông Hộ có một người con trai tên Nguyễn Bá Tiệp, song anh Tiệp không theo nghề đánh bắt mà đi làm nghề sửa chữa xe máy. Bởi vậy, ông Hộ và anh Nam cùng nhau chung vốn mua bè làm nghề đánh bắt bát quái. Ông Hộ và anh Nam mua hết 70.000.000 đồng ngư cụ đánh bắt. Chỗ mua ngư cụ được ông Nguyễn Văn Lâm – bạn chơi với ông Hộ bên xã Hải Thanh chỉ chỗ. Anh Nam ngoài tiền của tích góp của vợ chồng anh và bố mẹ cho còn vay thêm của chính ông Nguyễn Bá Hộ thêm 12.000.000 đồng để có đủ tiền góp làm nghề đánh

bắt với ông Hộ và trả dần hàng tháng. Nhà anh Nam có hai con còn nhỏ, vợ anh ngoài tham gia việc đánh bắt cùng chồng còn làm thêm nghề chăn nuôi lợn.

Nguồn sản phẩm thu được sau mỗi chuyến đi biển về được vợ ông Hộ là bà Trần Thị Mỳ và vợ anh Nam là chị Nguyễn Thị Thúy bán cho những người thu mua. Đó là bán cho đại lý nhỏ của anh Nguyễn Văn Hải – anh trai của chị Thúy và một số chị em phụ nữ trong làng mua đi chợ huyện bán. Số cá không ai mua do còn quá nhỏ sẽ được đưa về nấu cho lợn. Bà Mỳ - vợ ông Hộ còn lấy một số cá không bán được phơi khô làm tép để ăn hoặc bán cho những người thu mua đồ khô trong xã. Số cá không bán được thì anh Nam lấy thì ông Hộ để cả cho anh Nam và lần sau anh Nam lại nhường cho ông Hộ lấy. Số tiền bán được sẽ chia đều cho hai hộ gia đình. Nhưng cũng có khi anh Nam được nhiều hơn một chút, ông Hộ luôn nhận phần ít hơn về phía mình do nhà anh Nam còn đang nuôi con nhỏ học.

Trong câu chuyện đánh bắt hải hải sản của ông Nguyễn Bá Hộ và anh Nguyễn Bá Nam có một số sự khác biệt so với nhóm đánh bắt của anh Hỗ Hữu Đăng. Hộ ông Hộ và hộ anh Nam có mốt quan hệ ruột thịt. Anh Nam mặc dù không có đủ tiền để góp vốn làm nghề với ông Hộ nhưng được ông Hộ cho vay thêm tiền của ông để làm cùng và trả dần cho ông hàng tháng. Thực ra, ông Hộ có thể góp 6 phần, anh Nam góp 4 phần và lãi lời về sau cũng phân chia theo tỷ lệ góp vốn nhưng do mối quan hệ chú cháu ông nên Hộ đã không làm vậy. Hộ anh Nam thì còn hai con nhỏ nuôi rất tốn kém. Ông Hộ đã thể hiện với đúng câu tục ngữ “Mất cha còn chú” để thể hiện tình cảm của người chú và cháu ruột. Ngoài thu nhập từ đánh bắt thì hai hộ gia đình còn có thu nhập từ chế biến và chăn nuôi.

Nhóm đánh bắt nhà ông Hộ đã vận dụng vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt. Về quan hệ của ông Hộ và anh Nam là hai chú cháu ruột cùng hợp tác làm ăn, khi có sản phẩm, nhóm ông Hộ bán cho anh Nguyễn Văn Hải là anh trai của chị Thúy – vợ anh Nam và bán cho những người cùng làng. Mối quan hệ hợp tác trong đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm đều là một mạng lưới quen biết với nhau. Mua ngư cụ đánh bắt cũng được ông Hộ nhờ người quen là bạn ông chỉ giúp chỗ mua. Và niềm tin thể

hiện ở đây là việc hai chú cháu ông Hộ cho vay và phân chia tiền công, quyền lợi trong đánh bắt không có hợp đồng. Ông Hộ còn cho anh Nam vay thêm 12.000.000 nhưng cũng không tính lãi và trả dần hàng tháng cho ông. Anh Nam được cho vay tiền nhưng phải góp vốn làm cùng ông hộ. Đó là sự có đi có lại của mối quan hệ này và không có chế tài nào. Sự có đi có lại còn được thể hiện ở chỗ nếu không bán được hết số cá thì lần này anh Nam lấy, lần sau ông Hộ lấy hoặc việc chia tiền, ông Hộ cũng chia anh Nam nhiều hơn vì anh Nam còn nuôi con nhỏ.

Trong hoạt động đánh bắt của nhóm ông Hộ, vốn xã hội tạo ra sự có lợi cho các bên. Ông Hộ sức khỏe đã yếu nên việc chung vốn đánh bắt với anh Nam, ông Hộ có được người đi biển cùng mà công việc này, ông không thể làm một mình, con trai ông thì không muốn làm nghề đánh bắt. Hải sản đánh bắt về, nhờ có mối quan hệ của hộ anh Nam nên nhóm ông bán được thường xuyên cho anh Hải là chủ đại lý buôn bán nhỏ. Anh Nam hợp tác với ông Hộ có thu nhập để chăm lo cho con cái, phụ phẩm của đánh bắt được anh sử dụng để chăn nuôi.

Ngoài hình thức đánh bắt gần bờ không thuê nhân công có sự chung vốn của bạn bè, của anh em ruột, hình thức này sự hùn vốn còn được kết hợp cả những người có quan hệ huyết thông và người quen. Nhóm đánh bắt bát quay của ông Lê Mai Hồng là một ví dụ.

Nhóm hộ đánh bát quái của ông Lê Mai Hồng7

Ông Lê Mai Hồng sinh năm 1960, đánh bắt theo hình thức xăm moi đã hơn 20 năm, đến năm 2009 ông Lê Mai Hồng mới chuyển sang làm nghề đánh bắt bát quái. Đội đánh bắt bát quái của ông Hồng có ba người: anh Lê Mai Hưng con trai của ông Hồng và người hàng xóm chơi thân với gia đình ông tên là Nguyễn Văn Thạo. Nhóm do ông Lê Mai Hồng làm trưởng nhóm. Ngư cụ được ông Hồng đứng ra mua với 80.000.000 đồng từ chỗ người anh họ của ông giới thiệu. Ông Thạo góp một phần ba số tiền mua dụng cụ với 27.000.000 đồng. Anh Hưng chỉ góp 20.000.000 đồng, số còn lại do ông Hồng bỏ ra. Ông Hồng được phân công cầm

lái, hai người còn lại kéo lưới và nhặt cá. Nhưng hai bố con ông Hồng làm chính. Ông Thạo ngoài đánh cá còn cửa hàng dịch vụ ăn uống và đặc biệt đông khách vào mùa du lịch nên có thể không tham gia cùng.

Vợ ông Hồng là bà Nguyễn Thị Hương và con ông Thạo tên là Nguyễn Thị Hằng đợi bè vào bờ và thu dọn đồ trên bè. Ông Hồng gọi điện cho người thu mua hải sản quen đến lấy hàng. Người thu mua thường xuyên của nhóm ông Hồng là chị Hạnh và bà Hà. Chị Hạnh là cháu đằng vợ ông Thạo có đại lý buôn bán hải sản nhỏ trong xã. Bà Nguyễn Thị Hà bán hải sản nhỏ lẻ tại chợ là hàng xóm của ông Hồng. Vợ ông Hồng là bà Hương đứng ra bán sản phẩm và lấy tiền chi cho các hộ gia đình. Mặc dù anh Hưng không góp đủ số vốn góp một phần ba để mua ngư cụ nhưng cũng được chia số tiền tương đương với hai thành viên còn lại. Những hôm ông Thạo không tham gia đánh bắt thì ông Thạo không được chia tiền nhưng ông Thạo được mua hải sản với giá chỉ bằng một nửa số tiền bán cho người ngoài để phục vụ cửa hàng ăn uống của vợ ông. Ngoài ra, có những khách du lịch muốn mua về nhiều, ông Thạo cũng là đầu mới để bán hải sản mà nhóm đánh bắt được. Số tiền này cũng được chia đều cho ba người.

Trong trường hợp nhóm đánh bắt của ông Hồng, có một số khác biệt so với các nhóm đánh bắt bát quái khác. Nhóm đánh bắt do ông Hồng làm trưởng nhóm và nhóm có con trai ruột của ông, mặc dù không đóng đủ số tiền để mua ngư cụ nhưng vẫn được hưởng như hai người còn lại. Ông Thạo mặc dù góp đủ số tiền mua ngư cụ nhưng thường xuyên không tham gia vì phụ vợ bán cửa hàng ăn uống. Những hôm ông Thạo không tham gia đánh bắt, ông Thạo không lấy tiền từ hải sản đánh bắt được.

Vốn xã hội được thể hiện trong các trường hợp như sau: Về mạng lưới xã hội, ông Hồng và anh Hưng là hai cha con, ông Thạo là bạn và là hàng xóm thân của ông Hồng. Ông Hồng mua được lưới và bè tốt nhờ ông có mối quan hệ bạn bè với người giới thiệu. Nhóm ông Hồng bán hàng cho những đại lý nhỏ và người thu mua để bán lẻ đều là những người cùng làng và có mối quan hệ thân thiết với những

người trong nhóm. Đây làm mặt thứ nhất của vốn xã hội. Mạng lưới xã hội này có khả năng được mở rộng nhờ mối quan hệ của ông Thạo và vợ đang làm cửa hàng ăn uống do tính chất bắc cầu và liên kết của vốn xã hội làm mở rộng hơn mạng lưới của ông Hồng. Điều này sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Niềm tin của các thành viên trong nhóm này cũng như các nhóm khác là mọi chuẩn mực của nhóm đều được thỏa thuận bằng miệng (mặt thứ hai của vốn xã hội). Niềm tin cũng được củng cố từ sự có đi có lại giữa các bên. Mặc dù ông Thạo không tham gia đầy đủ nhưng vẫn đóng đủ số tiền mua ngư cụ nên vẫn được mua hải sản cho cửa hàng ăn uống của gia đình ông, rẻ hơn một nửa so với bán cho người khác. Kể cả ông Thạo không tham gia đánh bắt mà bán được hải sản cho khách du lịch với giá cao hơn thì ông vẫn được chia tiền (mặt thứ ba của vốn xã hội).

Vốn xã hội tạo ra những cơ hội có lợi cho các hộ gia đình của nhóm ông Hồng. Đó là cơ hội có thể mở rộng được mối quan hệ để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nhờ vốn xã hội, ông Hồng mua được ngư cụ tốt. Mạng lưới bán hải sản của ông cũng là những người quen trong làng. Vốn xã hội tạo ra lợi ích cho các hộ gia đình. Ông Hồng có người chia sẻ những khó khăn trong đánh bắt hải sản, anh Hưng có thu nhập mà không phải đóng số tiền như hai thành viên còn lại, ông Thao được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội gia đình ở xã hải hòa, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)