8. Bố cục nội dung luận văn
2.3. Kho lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc
Công tác lưu trữ ra đời là do đòi hỏi khách quan của việc bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu. Nhà nước ta luôn coi công tác này là một ngành hoạt động trong công tác quản lý nhà nước, đồng thời là mắt xích không thể thiếu trong bộ máy của mình. Do vậy, đây là một lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề về lý luận, thực tiễn và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác quản lý nghiên cứu khoa học và các yêu cầu chính đáng của công dân. Với chức năng và nhiệm vụ của mình là bảo quản an toàn tài liệu Phông lưu trữ nhà nước Việt Nam nói chung và Phông lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đến nay cơ quan chuyên môn, Chi cục Văn thư Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thu thập về Lưu trữ lịch sử tỉnh. Phông lưu trữ của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị của tỉnh với 20 phông tài liệu gồm 72.731 hồ sơ bảo quản trong 13.604 hộp các tông gần 1.400 mét giá tài liệu. Số tài liệu này hiện được
bảo quản trong 16 phòng với diện tích gần 2000 m2
. Hồ sơ, tài liệu bảo quản trong kho rất đa dạng với nhiều nhóm, khối tài liệu chuyên môn khác nhau. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh. Đến nay tỉnh đã đầu tư xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh với sức chứa 4000 mét giá tài liệu để bảo quản hồ sơ, tài liệu của các sở, ban, ngành, các đơn vị nộp vào Lưu trữ lịch sử. Đó là khối tài liệu có giá trị về các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, giao thông, vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thủy lợi, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục... qua các thời kỳ phát triển của tỉnh.
Có thể nói công tác lưu trữ của tỉnh những năm qua đã được đầu tư chú trọng và quan tâm đặc biệt. Điều đó xuất phát từ nhận thức, tầm nhìn và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đối với hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước.