Đội ngũ cán bộ của lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập tài liệu lưu trữ của các cơ sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

8. Bố cục nội dung luận văn

2.3. Kho lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3. Đội ngũ cán bộ của lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc

Nhân sự làm công tác lưu trữ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng của công tác này. Nếu cán bộ không tốt, không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; không có phẩm chất đạo đức tốt, không có lòng yêu nghề và sự tâm huyết với nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ không thể làm rạng danh cho nghề nghiệp của mình. Nghề lưu trữ lại là một trong những nghề thầm lặng, đòi hỏi sự kiên trì và tâm huyết, chấp nhận hy sinh về nhiều mặt. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như các cơ quan chuyên môn xây dựng chỉ tiêu và biên chế đối với cán bộ làm công tác lưu trữ với số lượng công chức, viên chức chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác văn thư, lưu trữ như sau:

Tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh được biên chế 11 cán bộ, công chức, viên chức;

Tại các sở, ban, ngành: có 70 cán bộ, viên chức làm công tác văn thư lưu trữ. Toàn tỉnh có 03 sở, ngành có biên chế cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ

chuyên trách là văn phòng UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Sở tài nguyên môi trường. Sở tài nguyên môi trường có Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường với 07 cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thu thập, quản lý và bảo quản tài liệu của ngành. Còn lại các sở, ban, ngành cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ đều là kiêm nhiệm.

Tại lưu trữ các huyện, thị, thành: có 23 cán bộ, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ ; Văn phòng HĐND các huyện đều đã bố trí từ 01 tới 02 cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách.

Thực hiện Quyết định 2751/QĐ –CT ngày 30/09/2010 của chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hợp đồng lao động năm 2010 các huyện, thị đã hợp đồng mỗi đơn vị từ 01 đến 02 lao động hợp đồng dài hạn làm công tác lưu trữ tài liệu lịch sử.

Trình độ công chức, viên chức làm công tác lưu trữ:

Trình độ đại học: 16 người chiếm tỷ lệ 15,7% (trong đó chuyên ngành văn thư, lưu trữ : 06 người chiếm tỷ lệ 5,9%);

Trình độ cao đẳng: 38 người chiếm tỷ lệ 37,3%; Trình độ trung cấp: 37 người chiếm tỷ lệ 36,2 %; Trình độ sơ cấp: 11 người chiếm tỷ lệ 10,8%;

Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác lưu trữ

Trong 5 năm qua thực hiện Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư, lưu trữ đã được tỉnh quan tâm và chú trọng, do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Năm 2007: Mở lớp triển khai Chỉ thị số 05 và bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng trực thuộc các đơn vị là nguồn nộp lưu và UBND các huyện với gần 200 học viên.

Năm 2008: Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ tại các đơn vị nộp lưu, UBND các huyện và một số xã, phường, thị trấn thu hút trên 200 học viên.

Năm 2009: Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ mới về công tác văn thư, lưu trữ, quán triệt việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05; những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý và thu thập tài liệu đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng trực thuộc các đơn vị là nguồn nộp lưu, UBND các huyện, cán bộ trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ thuộc các đơn vị với trên 200 học viên.

Năm 2010: Sở nội vụ phối hợp với trường Đại học Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức phòng Nội vụ cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã làm công tác văn thư lưu trữ với trên 230 học viên tham dự.

Năm 2013: Thực hiện kế hoạch đào tạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Phòng nghiệp vụ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức lớp bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ, phổ biến các văn bản mới, các quy định về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức xã, cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ các cơ quan, đơn vị là nguồn nộp lưu với gần 250 học viên tham dự.

Ngoài ra hàng năm số cán bộ, viên chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tự học và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đến nay ước đạt gần 30 cán bộ, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ thuộc các đơn vị trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu thập tài liệu lưu trữ của các cơ sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)