Một số tục lệ trong lễ hội chùa Dâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 76 - 80)

2 .Thời gian và không gian diễn ra lễ hội

3. Mô tả lễ hội

3.3. Một số tục lệ trong lễ hội chùa Dâu

3.3.1. Tục đón đƣờng ở hội Dâu

Hàng nghìn năm nay, nhân dân Kinh Bắc nói riêng, nhân dân cả nƣớc nói chung đều rất quen thuộc với hội Dâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian của cƣ dân nông nghiệp – diễn ra ở trung tâm phật giáo sớm nhất Việt Nam.

Đến hội Dâu, khách hành hƣơng không những đƣợc chiêm bái tƣợng Phật Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tƣớng), Pháp Điện (bà Dàn) cùng với Kim Đồng, Ngọc Nữ đơn hậu, đầy nữ tính mà cịn đƣợc tận

mắt thấy chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, con sơng Dâu huyền thoại, đền thờ sỹ Nhiệp tôn nghiêm… Đặc biệt khách thập phƣơng và thiện nam tín nữ cịn đƣợc tham dự vào một lễ hội rất đông vui và sôi động với các trò diễn: Đánh gậy nhanh mạnh, thi cƣớp nƣớc hào hứng và nhất là cuộc thi rƣớc Phật ban đêm (còn gọi là Tuần Nhiễu) diễu hành quanh vùng với kiệu vàng, tán tía, cờ quạt, kèn, trống và đèn, nến lung linh, ngoạn mục…

Nhƣng có lẽ nhiều ngƣời, nhất là những ngƣời ở xa và trẻ tuổi, còn chƣa biết rằng hội Dâu đƣợc tiến hành bởi một số nghi thức hết sức đặc biệt, không nơi nào có, ấy là tục “ Đón đƣờng”.

Truyền thuyết kể rằng: Khi cây dung thụ mang trong mình đứ con của cuộc “ Nhân – Thiên hợp khí” giữa sƣ Khâu Đà La và nàng Man Nƣơng trôi đến sông Dâu, Sỹ Nhiếp đƣợc báo mộng đã cho ngƣời vớt lên, gọi thợ tạc thành bốn pho tƣợng Tứ Pháp. Cịn lại một khúc gỗ xâu xí và nhỏ bé cũng tạc thành tƣợng thờ ở chùa Keo, xã Giao Tất, tổng Kim Sơn (nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nhƣ vậy là có năm chị em đƣợc sinh ra từ cây thần. Hàng năm, đến ngày mồng Tám tháng Tƣ, cả năm bà tập trung về chùa Dâu mở hội. Nhƣng bà Keo xấu ngƣời xấu cả nết. bà ghen tỵ, tức tối với bốn chị em đƣợc thờ ở gần, đƣợc nhà vua tôn vinh. Đến nỗi trong lễ hội bà Keo thƣờng có những hành động quấy rối, phá phách làm cho buổi lễ mất sự tôn nghiêm, hội mất vui. Bốn bà chị bực bội bèn ra lệnh cấm không cho bà út về dự lễ hội. Vào trƣớc lễ hội một ngày, tại địa phận chùa Thầm, xuất hiện một ngƣời đàn ông với dáng vẻ bồn chồn, chờ đợi. Quả nhiên vào khoảng non trƣa, có một chàng kỵ sỹ phi ngựa từ ngồi Keo đi tới. Chàng ta dừng ngựa hỏi ngƣời bên đƣờng: “Năm nay chùa Dâu có mở hội không?”. Sau khi nghe ngƣời đứng bên đƣờng đáp: “Không!”, chàng kỵ sỹ thoáng chút buồn rầu, thất vọng, giật cƣơng cho ngựa quay trở lại…

Nhân dân vùng Dâu tin rằng nhờ “đánh lừa” đƣợc bà Keo mà hội Dâu tiến hành sn sẻ và vui vẻ. Do đó đã hình thành nên tục Đón đƣờng trong lễ hội chùa Dâu. Nhƣng dƣới con mắt của các nhà nghiên cứu, đây chính là biểu hiện sự tranh chấp, va chạm của bộ lạc Dâu (vùng Siêu Loại, Thuận Thành) với bộ lạc Trâu (Trâu Quỳ, Gia Lâm) đã diễn ra trong lịch sử.

3.3.2. Tục múa gậy Hồng Côn và Bạch Trƣợng.

Sự tích Đức Phật của chùa Dâu (Thuận Thành) kể rằng: Nàng Man Nƣơng sau kỳ “mãn nguyệt khai hoa” đem con gái, kết quả của “Nhân - Thiên hợp khí” đến trả sƣ Khâu Đà La. Sƣ mang tiểu nhi đến trƣớc cây dung thụ già trong rừng, gõ cây và đọc kệ. cây bỗng nứt tốc ra làm hai. Ơng đặt tiểu nhi vào giữa, nói với cây: “ Ta gửi con này của Phật cho ngƣơi giữ lấy, rồi sẽ thành danh Phật đạo”.

Sƣ nói dứt lời, cây liền khép lại, cành lá vẫn xum xuê lại có mùi hƣơng ngào ngạt.

Trƣớc khi chia tay, sƣ Khâu Đà La trao cho Man Nƣơng một cây gậy dặn rằng: “Nàng cầm cây gậy này gặp khi đại hạn thì cắm vào đất, ắt sẽ có nƣớc cứu sinh dân”.

Về sau quả nhiên gặp kỳ đại hạn, ba năm liền khơng có mƣa, sơng ngịi cạn trơ, cỏ cây khô héo. Muôn dân bị mất mùa đói khát, ngƣời chết đầy đƣờng. Man Nƣơng nhớ lời thầy dạy năm xƣa, bèn đem cây gậy cắm xuống đất và phát nguyện. Quả nhiên mƣa trên trời rơi xuống, nƣớc dƣới đất phun lên tràn trề lai láng, muôn dân vui sƣớng hả hê, tranh nhau lấy nƣớc cho ngƣời cho cây. Vạn vật hồi sinh, thảy đều ca ngợi phép Phật nhiệm màu.

Những cây gậy trong lễ hội chùa Dâu tháng Tƣ âm lịch hàng năm là một phần nghi thức diễn xƣớng, tái hiện sự tích cây gậy thần kỳ. Bốn vị phật trong hệ tứ pháp thì Pháp Điện (Thần Chớp), là em út nên vừa trẻ đẹp vừa nhanh mạnh, đƣợc thờ ở chùa Dàn (Trí Quả tự). Bà Dàn do bốn làng phụng

sự. Vào hội, hai làng Phƣơng Quan (Dàn câu), Thƣ Thế chịu trách nhiệm rƣớc kiệu. Hai làng Trà Lâm, Văn Quan (Dàn Đan) chịu trách nhiệm múa gậy.

Gậy do tráng đinh từ 18 đến 35 ở Trà Lâm và Văn Quan tạo tác có hai loại: bạch trƣợng và hồng côn ( ngày bạch trƣợng, đêm hồng côn).

Bạch trƣợng (gậy trắng) làm bằng tre bánh tẻ đã tới lá nhƣng chƣa đến độ già. Ngƣời ta đẵn tre, tiện mấu rồi sát muối đem phơi nắng cho đến khi gậy chuyển sang màu trắng. Sau đó dùng nhang đen và lá ngái trộn lẫn đem đốt. Vừa đốt vừa hơ cây gậy đã bọc kín bằng giấy bản, chỉ để hở những chỗ có mấu tre. Khói lá ngày, nhang đen sẽ làm cho mấu đen, còn gióng tre vẫn trắng, tạo thành cây gậy hai màu rất đẹp.

Hồng Côn (gậy đỏ) cũng làm bằng tre nhƣng đơn giản hơn, chỉ cần lấy giấy bóng kính đỏ dán kín bên ngoài là đƣợc. Mỗi loài gậy gồm có 32 cây. Làng Văn Quan đánh bạch trƣợng. Làng Trà Lâm đánh hồng côn.

Sáng mồng 8 tháng Tƣ, rƣớc bà út Pháp Điện lên cầu Bụt Ngự làm lễ. Buổi trƣa rƣớc lên chùa Dâu họp mặt bốn chị em gọi là công đồng. Khi bà Dàn lên đến Chùa Dâu, đội đánh gậy biểu diễn những điệu múa nhanh, mạnh, dứt khoát mà uyển chuyển để dẹp đám. Sau ba vòng múa gậy là tiết mục thi cƣớp nƣớc giữa bà Đậu (Pháp Vũ) với bà Tƣớng (Pháp Lôi). Rồi kiệu bà Út theo ba chị đƣợc rƣớc sang chùa Mãn Xá làm lễ bái kiến Phật mẫu Man Nƣơng. Tối mồng 9 tháng Tƣ, Phật Tứ Pháp đƣợc rƣớc đi tuần nhiễu từ đông sang tây, theo chiều quay trái đất, thành một vòng khép kín qua bốn chùa trong vùng. Nhờ ánh đuốc lung linh, những cây gậy múa loang loáng nhƣ phát ra tia chớp, càng làm cho đám rƣớc thêm phần sôi động. Chớp là tên bà Dàn ( Pháp Điện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 76 - 80)