.Khảo sát bằng văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 49)

Trong quá trình sƣu tầm và thu thập tƣ liệu, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu kể về truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nhƣ: Cuốn sách Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên ứng Tự của Nguyễn Quang Khải, nhà xuất bản tôn giáo 2003, cuốn: Chùa Dâu và Lễ Hội rƣớc Phật tứ pháp của tiến sĩ Trần Đình Luyện, phịng văn hóa thơng tin, thể thao huyện Thuận Thành 2000. Cuốn bản sắc văn hóa lễ hội của Thuận Hải – NXB giao thông vận tải – 2007. Hầu hết các cuốn sách này đều kể về truyền thuyết Man Nƣơng theo tài liệu: Cổ Châu Pháp Vân phật bản hạnh đƣợc lƣu giữ ở nhà chùa.

Trong các cuốn sách viết về truyền thuyết Man Nƣơng chúng ta đáng chú ý nhất là cuốn: Cổ châu Pháp Vân bản hạnh ngữ lục là cuốn sách

song ngữ Hán Nơm, cịn cuốn Cổ châu Pháp vân phật bản hạnh là cuốn truyện thơ lục bát Nôm. Hai cuốn này đều nói về sự tích Man Nƣơng đƣợc coi là biên soạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII có sửa lại. Nhƣng cơ bản vẫn thống nhất về nội dung chuyện kể về Man Nƣơng. Tuy nhiên trong sách Lĩnh Nam Chích Quái- truyện Man Nƣơng đƣợc kể có nhiều chi tiết khác biệt hơn.

Nhƣ vậy qua khảo cứu về tài liệu có ghi chép về truyền thuyết Man Nƣơng chúng ta thấy ít nhất hai dị bản khác nhau nhƣ đã nói ở trên cụ thể về vấn đề khác biệt ấy đƣợc làm rõ trong phần miêu tả truyền thuyết.

2.2.1. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong bản Cổ Châu Phật bản hạnh: bản hạnh:

Từ hàng nghìn năm nay, Man Nƣơng đƣợc coi là mẫu của Tứ pháp ở vùng Dâu. Tƣợng của bà đƣợc thờ trong khám tại chùa Mãn Xá gần đó. Trong đời sống tâm linh của ngƣời dân vùng Dâu, cuộc đời của Man Nƣơng là những truyền thuyết thần kỳ gắn liền với tín ngƣỡng thờ các lực lƣợng tự nhiên của cƣ dân nông nghiệp.

Xin ghi lại vắn tắt truyền thuyết về bà Man Nƣơng nhƣ sau:

Vào đầu công nguyên, một nhà sƣ Ấn Độ tên là Khâu Đà La đến vùng Phật Tích lập am truyền đạo tại núi Mả Mang, núi Mả Mang ở phía Bắc Non Tiên (tức núi Phật Tích).

Ở bên kia Sông Đuống, kề bên dịng sơng Dâu, tại làng Mãn Xá (tên Nơm là Kẻ Mèn) có vợ chồng ơng bà Tu Định là ngƣời hiền lành, đức độ, chăm chỉ làm ruộng. Khi tuổi đã cao, ông bà mới sinh hạ đƣợc một ngƣời con gái và đặt tên là Man Nƣơng. Man Nƣơng là một cô thôn nữ xinh đẹp:

Dung nghi tư cách khác thường, Nguyên cung thái thụy tự dường Tiên bay.

Ông bà Tu Định vui thay,

(Cổ Châu Phật bản hạnh)

Khi Man Nƣơng 12 tuổi, ông bà Tu Định đem gửi cho sƣ Khâu Đà La để học đạo. Nhờ thầy giỏi tận tình chỉ bảo và sự chăm chỉ của mình, chẳng bao lâu Man Nƣơng đã thuộc làu nhiều bộ kinh, luật, luận và tinh thông Phật pháp.

Một hôm, sau khi nấu cơm xong, Man Nƣơng ngồi ở cửa hóng mát để chờ các sƣ lên khóa lễ xong rồi nàng ngủ thiếp đi. Sƣ Khâu Đà La lên khóa lễ xong, khi vào nhà, thấy Man Nƣơng nằm ngủ ở đó, ngài liền bƣớc qua, thì:

"Đà La thầy trở về phịng,

Bước qua tâm phúc hư khơng chuyển rời. Uy thiên triệu khí bụt trời,

Tự nhiên chuyển động hoài thai tam tường". (Cổ Châu Phật bản hạnh).

Sau khi biết mình có mang, Man Nƣơng kể hết sự tình với cha mẹ. Ơng bà Tu Định giận lắm, bèn tìm đến thầy Khâu Đà La, hỏi xem nguyên cớ làm sao. Nhà tu hành nói với ơng bà Tu Định: Man Nƣơng có thai là do "nhân thiên hợp khí".

Man Nƣơng mang thai hơn 14 tháng. Giờ Ngọ ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch sinh hạ đƣợc một bé gái. Nàng bèn mang con đến chùa Linh Quang trả cho sƣ Khâu Đà La. Nhà sƣ ẵm đứa bé vào rừng, đến trƣớc cây dung thụ già, gõ vào gốc cây ba tiếng và đọc một bài kệ. Gốc cây bỗng từ từ nứt ra. Nhà sƣ liền đặt bé gái vào đó. Chỗ nứt liền từ từ khép lại.

Sau sự việc này, Khâu Đà La xấu hổ, Ngài bèn khăn gói trở về cố quốc. Trƣớc khi chia tay, Khâu Đà La trao cho Man Nƣơng một cây gậy tích trƣợng và dặn rằng: khi nào có hạn hán, cứ cắm cây gậy này xuống đất và phát nguyện thì sẽ có nƣớc. Thế rồi, ba năm sau, vùng Mãn Xá chẳng có một hạt mƣa nào. Cây cối khơng có hoa trái, đồng ruộng khơ nẻ, ao chm cạn kiệt,

mn dân đói khát, khổ sở vô cùng. Theo lời thầy dặn, Man Nƣơng mang cây gậy tích trƣợng mà mấy năm trƣớc thầy Khâu Đà La trao cho, cắm xuống đất, thì thấy ứng nghiệm: "Tự nhiên thủy mạch nƣớc tuôn đầy đồng".

Thế rồi đến năm Giáp Tý, gió bão làm đổ cây dung thụ già trên núi Mả Mang và theo dịng nƣớc trơi về sơng Dâu. Khi trơi đến trƣớc bến Giang Đình gần thành Luy Lâu, cây dung thụ cứ quẩn lại, không trôi tiếp nữa. Các trai tráng khỏe mạnh đƣợc cử ra kéo cây vào bờ, nhƣng càng kéo, cây dung thụ nhƣ càng ỳ ra, không chịu chuyển dời.

Vừa lúc đó, bà Man Nƣơng (khi đó đã cao tuổi) ra sơng giặt yếm, thì thấy cây dung thụ ở giữa dịng cứ dập dình, nhấp nhơ cành lá phất phơ nhƣ vẫy gọi, nhƣ reo mừng, bà Man Nƣơng thấy vậy bèn ném giải yếm ra thì ngay lập tức cây đại thụ trôi vào bờ ngay. Đêm ấy thái thú Sĩ Nhiếp nằm trong chính tẩm, thấy thần nhân báo mộng, phải tìm thợ giỏi, lấy gỗ cây dung thụ, tạc thành tƣợng "tứ pháp" để thờ. Sáng hơm sau quan thái thú cho tìm thợ giỏi xẻ cây dung thụ để tạc tƣợng. Khi xẻ đến đoạn gốc, lƣỡi cƣa, cƣa phải một vật cứng, lƣỡi cƣa bị gẫy. Cánh thợ mộc bèn dùng rìu bổ ra thì thấy một viên đá hình trụ trịn. Bọn họ hị nhau ném viên đá xuống sông. Ném xong cả bọn lăn ra chết. Thấy sự lạ dân làng liền sai trai đinh lặn xuống sơng tìm vớt viên đá ấy lên. Ngƣời ta đã mị tìm đƣợc viên đá đó nhƣng khơng làm thế nào đƣa lên đƣợc vào bờ. Nhớ lại việc vớt cây dung thụ ngày trƣớc, ngƣời ta liền nhờ bà Man Nƣơng tìm cách đƣa viên đá vào bờ. Bà Man Nƣơng ra bờ sơng gọi: "Có phải con mẹ ở dƣới đó thì lên đây với mẹ". Kỳ lạ thay, viên đá liền nổi lên mặt nƣớc và nhảy vào lòng bà Man Nƣơng nhƣ đứa trẻ nằm trong lòng mẹ và liên tục phát ra ánh hào quang.

Khi pho tƣợng thứ nhất đã tạc xong, thì trên trời hiện ra đám mây ngũ sắc, Sỹ Nhiếp liền đặt tên cho pho tƣợng này là Pháp Vân; khi tạc xong pho thứ hai, thì trời đổ mƣa tầm tã, sĩ nhiếp đặt tên cho pho tƣợng là Pháp Vũ; làm

xong pho thứ ba thì trên trời nổi lên những tiếng sấm vang rền liên tục hàng mấy khắc, quan cai trị cho đặt tên pho tƣợng là Pháp Lôi; đến khi làm xong pho tƣợng thứ tƣ, trên trời có những lằn chớp xanh lè liên tục, Sĩ Nhiếp cho đặt tên tƣợng là Pháp Điện. Ngày mùng 8 tháng 4 năm đó làm lễ khánh thành tƣợng và bố trí tƣợng Pháp Vân thờ tại chùa Diên Ứng (Chùa Dâu), tƣợng Pháp Vũ đƣợc thờ ở chùa Thành Đạo (Chùa Đậu), tƣợng Pháp Lôi thờ tại Chùa Phi Tƣớng (Chùa Tƣớng), tƣợng Pháp Điện thờ tại chùa Phƣơng Quan (Chùa Dàn). Viên đá hình trụ trịn ln phát hào quang đƣợc đặt tên là Thạch Quang và đƣợc thờ tại Chùa Dâu. Cũng ngày hơm đó (mùng 8 tháng 4), bà Man Nƣơng khơng bệnh tật gì mà qua đời. Ngƣời ta thửa gỗ tốt tạc tƣợng bà, tƣợng bố mẹ bà, tƣợng sƣ Khâu Đà La và thờ ở chùa Mãn Xá (nay thuộc xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

2.2.2. Truyền thuyết Man Nƣơng trong sách Lĩnh Nam chích quái.

Về truyền thuyết Man Nƣơng, sách Lĩnh Nam chích qi chép có khác một số chi tiết nhƣ sau:

Vào thời Hán Hiến đế (cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III), Thái thú Sỹ Nhiếp xây thành ở phía Nam sơng Bình Giang (tức sơng Thiên Đức). Phía Nam thành có ngơi chùa thờ Phật tên là chùa Phúc Nghiêm. Có vị sƣ từ phƣơng tây đến, hiệu là Già La Đồ Lê, trụ trì chùa này. Sƣ giỏi phép đứng một chân; gái trai, già trẻ đều tin mến kính nhờ, gọi là tôn sƣ. Ai nấy đều đến để học đạo Phật.

Bấy giờ có ngƣời con gái tên là Man Nƣơng, cha mẹ đều mất cả, nhà nghèo khổ cũng quyết lịng đến học đạo. Nhƣng vì nói năng khó khăn, khơng thể cùng bọn họ tụng kinh đƣợc, nên thƣờng ở dƣới bếp giã gạo, hái củ, thân hành nấu nƣớng để cung cấp cái ăn cho các sƣ trong chùa và khách thập phƣơng đến học. Vào khoảng tháng 5, canh đêm ngắn ngủi, món ăn Man

Nƣơng làm dƣới bếp đã chín, mà các sƣ tụng kinh mãi chƣa xong để xuống ăn. Man Nƣơng ngồi đợi, ngủ gật bên bậc cửa, không ngờ ngủ say mất.

Khi các sƣ tụng kinh xong, ai về phòng ấy, chỉ còn Man Nƣơng một mình nằm ngay cửa. Sƣ Già La không ngờ Man Nƣơng nằm ở đấy, nên đã bƣớc chân qua ngƣời nàng. Từ đó Man Nƣơng thấy khác lạ trong bụng, rồi bỗng thụ thai. Đƣợc khoảng 3,4 tháng, Man Nƣơng xấu hổ bỏ về. Sƣ Đồ Lê cũng thẹn muốn đi.

Man Nƣơng về đền ngơi chùa ngã ba sơng thì ở lại đấy, Khi đến tháng Man Nƣơng sinh đƣợc một bé gái, tìm sƣ Đồ Lê để trả. Đang đêm, vào lúc canh ba, sƣ Đồ Lê mang bé gái đến bên cây ở ngã ba sơng, đặt con vào cây và nói: "Ta gửi đứa con này của Phật cho ngƣơi giữ lấy rồi sẽ danh thành phật đạo". Đồ Lê, Man Nƣơng từ giã nhau. Đồ Lê cho Man Nƣơng cây gậy và bảo:" Cho nàng vật này. Nàng về, nếu thấy thời tiết đại hạn, thì nên lấy gậy chọc xuống đất, sẽ ra nƣớc để cứu sinh dân."

Man Nƣơng cung kính nhận mang về, trở lại ở ngơi chùa cũ. Mỗi khi gặp năm hạn hán, Man Nƣơng thƣờng lấy gậy chọc xuống đất, tự nhiên mạch nƣớc cuồn cuộn chảy ra. Nhân dân đƣợc nhờ cậy rất nhiều.

Bấy giờ Man Nƣơng đã ngoài 80 tuổi, cũng vừa lúc cái cây kia bị đổ, trôi ra bến sông trƣớc chùa, quanh quẩn ở đấy không chịu đi. Dân tranh nhau chặt làm củi, nhƣng rìu búa đều sứt mẻ hết. Họ bèn rủ hơn 300 ngƣời trong xóm giềng đến kéo nhƣng cây vẫn không chuyển. Gặp lúc Man Nƣơng xuống bến rửa tay, lay động thử thì cây bỗng di chuyển. Mọi ngƣời đều kinh ngạc, nhân đó bảo Man Nƣơng kéo cây lên bờ.

Các sƣ cùng Man Nƣơng gọi thợ mộc đến ngay bờ sông tạc 4 pho tƣợng Phật. Khi chặt cây, trúng đoạn thứ ba, nơi đặt bé gái trƣớc đây, nay đã hóa thành một tảng đá rất rắn, thì rìu búa của thợ đều mẻ hết. Đem vứt xuống vực sâu, tảng đá bỗng phát ra những tia sáng rực rỡ, một chốc lâu mới chìm.

Cả bọn thợ đều ngả ra chết. Dân làng mời Man Nƣơng đến khấn vái, rồi nhờ dân chài lặn xuống nƣớc vớt lên, rƣớc vào điện Phật, mạ vàng để phụng thờ.

Sƣ Đồ Lê đặt tên cho bốn pho tƣợng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ngƣời bốn phƣơng đến đây cầu mƣa không khi nào là không ứng nghiệm. Gọi Man Nƣơng là Phật Mẫu. Ngày mùng 8 tháng 4, Man Nƣơng tự nhiên mà hóa, xá lỵ gói chơn trong chùa. Nhân dân lấy đó làm ngày sinh của Phật. Hàng năm, cứ đến ngày này, gái trai già trẻ bốn phƣơng đến tụ tập ở chùa để vui chơi, diễn đủ trò ca múa, mãi thành tục lệ, gọi là Hội tắm Phật, đến nay vẫn còn.

2.2.3. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong Thần tích - Thần sắc tại Đình Khƣơng Tự. sắc tại Đình Khƣơng Tự.

Xƣa, sơng núi vui Hùng, các vị Thánh tổ mở vận, xây dựng cơ đồ hơn hai nghìn năm. Vua Hùng dựng nƣớc, núi xanh mn dặm, xây dựng nền móng cung điện hùng đơ, nƣớc biếc dịng trong, khai sáng đạo minh vƣơng thánh đế, để cứu vật độ ngƣời, thống lĩnh 15 bộ, gọi chung là Bách Việt và là vị Triệu tổ vậy.

Bấy giờ, vừa đúng 18 đời vua Hùng truyền nối, tới kì mạt vận, ý trời cáo chung. Trải đến thời Chiêu Đế nhà Tây Hán, nghe nói có ngƣời nƣớc Tây Trúc là Đà La sang trời Nam hành đạo, đắc Phật pháp chân truyền, bèn đến cƣ trú ở chùa Hƣơng Tích, chùa có đề hiệu là chùa động đẹp nhất trời Nam “Thiên Nam đệ nhất động”, rồi nằm mơ thấy thày chùa chạm vào mà sinh nở, ngƣời con gái ấy tên là Man Nƣơng (nàng Man). Khi nàng đã trƣởng thành, rồi học đƣợc đạo Phật chân truyền, thì rời đến trụ trì ở chùa Đại Bi. Trong ngôi chùa ấy thờ Pháp Loa, Huyền Quang rất là linh ứng, do vậy nửa đêm vào cuối canh ba, Man Nƣơng mơ mơ, màng màng thấy Huyền Quang ứng hiện trong mộng bảo rằng: Nhà khanh đã đắc đạo Phật, nay ban cho khanh bốn hòn đá ngọ (ngọc thạch), Man Nƣơng nhận lấy nuốt vào bụng, Huyền Quang bảo

thêm: Vốn là Bồ Tát giáng sinh đầu thai vào nàng, sau sẽ sinh ra tứ pháp tự hiệu là Vân, Vũ, Lôi, Điện (Mây, Mƣa, Sấm, Chớp). Thần nhân báo cho xong thì biến mất, Man Nƣơng tỉnh lại biết là mình nằm mơ. Thế rồi, sáng hơm sau nàng cả sợ nhủ thầm rằng: tâm mang nỗi lo lắng không vui. Ngay hôm ấy bèn đến bến sông Thiên Đức, khi thiên tâm đã định thì nàng trơng thấy một thân cây tỏa hƣơng rất thơm, bèn cứ theo nhƣ trong mộng đề hiệu tứ pháp làm tên bốn ngƣời con rồi niệm thần chú viết vào thân cây ấy. Từ bấy thấy mình khơng cịn mang thai nữa, vì thế trong lịng rất vui. Từ đó, thân cây hiển linh trôi về theo sông Thiên Đức, đến trang Vạn Kỳ huyện Gia Bình thì thân cây bị nƣớc lụt đánh dạt vào đó. Ngƣời ta ra kéo lên cũng không đƣợc, mà đẩy đi cũng chẳng xong, làm phụ lão nhân dân cả sợ cho là chuyện lạ. Ba bốn trăm ngƣời dân ra bến sông vớt cũng không kéo lên đƣợc. Man Nƣơng biết chuyện liền đi ra bờ sông, dùng dải yếm buộc vào thân cây niệm chú bảo “Vốn là con mẹ ghé vào đây” rồi dùng một tay kéo lên trên bờ. Thấy cây đã đƣa đƣợc lên bờ, Man Nƣơng trở về chùa Đại Bi ở trang Vạn Kỳ, sau đó khơng bệnh mà mất tức là đã hóa vậy (sau chùa đổi tên là chùa Pháp Vân).

Bấy giờ, vua Hán hay tin, vua liền sai Sĩ Vƣơng đến xem thực hƣ thế nào. Sĩ Vƣơng đến thấy chữ đề hiệu là tứ pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện) trở về tâu lên vua Hán. Vua Hán thấy linh nghiệm kì lạ cho là ắt có thần Phật giáng trấn (bấy giờ là vào ngày mông Tám tháng Tƣ năm Kỷ Sửu). Vua Hán sai Sĩ Vƣơng và binh lính nƣớc Ngô tạc tƣợng thánh, sai sứ sức cho các trang hai bên sông trong phủ, huyện nếu chƣa có tƣợng thần để thờ thì cùng đến đó rƣớc tƣợng thánh về chùa mà thờ. Vì thế, phụ lão và nhân dân trang Khƣơng Tự huyện Siêu Loại phủ nhà vừa nghe chiếu vua ban xuống thì đều đến trang Vạn Kỳ làm lễ rƣớc tƣợng thánh về. Nhân dân lại sửa sang dựng chùa để phụng thờ. Từ đó, linh nghiệm rõ ràng, quốc đảo dân cầu thấy đều hiển ứng.

Khi ấy, có bọn tù trƣởng giặc ở bảy quận là Châu Nhai, Đam Nhĩ, Thƣơng Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Mê Linh làm loạn, kinh động dân sinh. Vua hay tin, thấy Chu Chƣơng có tài văn võ, bèn sai các đình thần bàn bạc (xem ai có thể cáng đáng đƣợc nhƣ Chu Chƣơng trƣớc đây), thì thấy Sĩ Vƣơng trù liệu ổn thỏa, liền phong cho ông là Thái Thú Giao Châu đi dẹp giặc. Sĩ Vƣơng lĩnh mệnh, đƣờng đƣờng ra quân khí thế hừng hực, quân tiên phong đi tuần đánh chặn, muôn dặm tinh kì phấp phới, chiêng trống vang lừng.

Một hôm, tiến đến địa đầu trang Khƣơng Tự huyện Siêu Loại phủ Thuận An, thuộc bản quận cho quân đóng trại, vào chùa làm lễ cầu đảo Đại thánh Pháp Vân âm phù đánh giặc, đợi đến khi dẹp yên quân giặc sẽ dâng sớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)