Giới thiệu về chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 41 - 43)

Chƣơng 2 Truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thống Chùa Tứ Pháp

1. Giới thiệu về chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp

Nằm bên bờ Nam sông Đuống đỏ nặng phù sa, Chùa Dâu và hệ thống Chùa Tứ Pháp vùng Dâu nằm trên địa bàn của 3 xã: Thanh Khƣơng, Trí Quả, Hà Mãn, thuộc huyện Thuận Thành.

Mật độ phân bố của các chùa Tứ Pháp chỉ cách nhau trên, dƣới 1km theo đƣờng chim bay bao gồm chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tƣớng, chùa Dàn, chùa Tổ. Từ lâu đời, hệ thống chùa Tứ Pháp đã có quy mơ kiến trúc to lớn bề thế với các tịa ngang dãy dọc, với các lớp mái ngói đao cong uốn lƣợn duyên dáng; đƣợc tọa lạc trên những khu đất có phong thủy tốt nhƣ: Cao, rộng, phẳng, thoáng, đẹp; cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nhƣ: vƣờn tƣợc cây cối quanh năm tƣơi tốt, ao hồ tụ thủy, ruộng đồng, nhà cửa, phố xá bao quanh, thanh bình, n ả; lại có các đƣờng giao thơng liên tỉnh, liên huyện chạy qua, rất thuận tiện để quý khách từ mọi miền hành hƣơng về đây nghiên cứu, tham quan, chiêm ngƣỡng. Chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp vùng Dâu-Luy Lâu đƣợc khởi dựng từ thế kỷ II đầu Công nguyên.

1.1. Chùa Dâu (Diên Ứng Tự)

Nằm ở trung tâm của vùng Dâu, sát chợ Dâu, phố Dâu. Từ xa xa, đã nhìn thấy chùa Dâu với những lớp mái ngói đao cong uốn lƣợn bay lên và cây tháp Hòa Phong cao vút đứng sừng sững hiên ngang giữa trời, vì thế mà trong dân gian truyền nhau câu ca: “Dù ai đi đâu về đâu / Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”. Tháp Hịa Phong cao lớn đứng trƣớc Tam Bảo của chùa có ý nghĩa để thu hút mọi ngƣời từ muôn phƣơng hƣớng về nơi đất Phật cổ xƣa, vừa có ý niệm cầu cho mƣa thuận gió hịa, mùa màng phong đăng hòa cốc, ngƣời khang vật thịnh.

Vào thời Trần, Chùa Dâu đƣợc trùng tu mở rộng với quy mô rất lớn theo kiểu “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” và đến thời Hậu Lê, Nguyễn tiếp tục đƣợc tôn tạo. Năm 2011, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, Chùa Dâu đƣợc trùng tu. Trong quá trình tu bổ, nhiều cấu kiện kiến trúc điêu khắc là dấu ấn của các thời Trần, Lê, Nguyễn đƣợc gìn giữ tối đa theo nguyên tắc “nguyên gốc” để làm chứng tích cho sự trƣờng tồn của ngơi chùa gần 2000 năm tuổi.

Chùa Dâu gồm nhiều cơng trình đƣợc xây dựng trên một trục thẳng, hƣớng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc theo kiểu “nội cơng ngoại quốc” gồm các cơng trình nhƣ: Tam quan, Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tam Bảo, Hậu đƣờng, hai dãy hành lang và các cơng trình phụ trợ khác là nhà mẫu, nhà tổ, nhà khách, vƣờn tháp, ao chùa. Đến chùa Dâu, đi qua Tam quan, Tiền thất, tháp Hịa Phong là đến ngơi Tam Bảo bề thế kết cấu chữ “Cơng” gồm 3 tịa: Tiền đƣờng là nơi có hai tƣợng Hộ Pháp to lớn đến gần nóc nhà đứng canh cửa nhà Phật nhằm khuyến thiện trừng ác và tƣợng Bát Bộ Kim Cƣơng với nghĩa bảo vệ Phật pháp. Thiêu Hƣơng là nơi có các ban thờ: Thập Điện Diêm Vƣơng, tƣợng Mạc Đĩnh Chi (ngƣời có cơng trùng tu chùa vào thời Trần)… Trung tâm Thƣợng điện là ban thờ Đại Thánh Pháp Vân Phật (gọi tắt là Pháp Vân). Ngài tọa thiền trên tòa sen, đặt trong khám thờ lớn chạm rồng và sơn son thiếp vàng rực rỡ. Tƣợng có thân hình to lớn nhƣng thanh thốt (cao 1,57m, vai rộng 0,65m, đùi rộng 1,15m), trong thế ngồi bán kiết chân phải gác lên chân trái để lộ bàn chân, trên tòa sen nở rộ. Đầu kết tóc thành các cụm xoắn ốc nhỏ đen nhánh, giữa trán nổi lên quý tƣớng của Phật, tai to chảy dài, lơng mày cong, mắt nhìn xuống nhân từ, mũi dọc dừa, miệng mỉm cƣời nhân hậu. Cổ cao ba ngấn. Vai rộng, ngực nở, bụng thon. Váy có nhiều nếp, thắt lƣng ngang bụng. Tay phải giơ lên ngang ngực trong lòng bàn tay để lộ hạt

minh châu (ngọc sáng). Tay trái để ngửa lên đùi, ngón tay kết ấn, trong lịng bàn tay có một viên ngọc sáng.

Toàn bộ pho tƣợng tốt lên hình vẻ của một ngƣời phụ nữ khỏe đẹp, nhân hậu, tựa nhƣ ngƣời có thực trên đời nhƣng lại là một đức Phật ở thế thuyết pháp, niệm chú. Toàn thân đều sơn mầu mận chín là biểu tƣợng của một bầu trời no đủ mây mƣa sấm chớp, đó là ƣớc vọng ngàn đời của cƣ dân nông nghiệp mà vùng Dâu là “cái nôi” của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc.

1.2. Chùa tƣớng (Phi Tƣớng Đại Thiền Tự) nằm trọn trong thành Luy

Lâu cổ, có cảnh quan vƣờn tƣợc, sơng ngịi bao quanh rất đẹp, là cơng trình kiến trúc điêu khắc thời Lê Trung Hƣng còn bảo lƣu đến nay. Chùa xƣa còn dấu vết của các cơng trình kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm nhiều tòa nhƣ: Tam quan, Tiền đƣờng, Thiêu hƣơng, Thƣợng điện, Hậu đƣờng… Hiện còn Thƣợng điện của tòa Tam Bảo là kiến trúc điêu khắc của thế kỷ XVII. Đó là tịa Tam Bảo, có bình đồ kiến trúc kiểu chữ “Cơng” gồm: Tiền đƣờng , Thiêu hƣơng, Thƣợng điện, bộ khung gỗ lim to khỏe với các lớp mái đao cong uốn lƣợn duyên dáng.

Cũng nhƣ Chùa Dâu, tại trung tâm Thƣợng điện là tƣợng “Đại Thánh Pháp Lôi Phật” gọi tắt là Pháp Lôi. Tƣợng đƣợc tạo tác tƣơng tự nhƣ tƣợng Pháp Vân (to lớn, thánh thiện, sơn màu mận chín), nhƣng về đƣờng nét to mập hơn và nụ cƣời tƣơi hơn. Hậu đƣờng là nơi có nhiều lớp tƣợng về sau đƣợc phối thờ nhƣ các ngôi chùa khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội chùa dâu (Trang 41 - 43)